ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 5-7-25 00:43:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Không để kéo dài việc lấn chiếm Kè khu neo đậu tránh trú bão Sông Đốc

Báo Cà Mau (CMO) Gần 50% chiều dài kè và hơn 50% trụ neo đậu tàu thuyền bị lấn chiếm là thực trạng đã diễn ra tại khu neo đậu tránh trú bão Sông Đốc trong nhiều năm qua, nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết.

 Thực trạng trên không chỉ gây lãng phí trong đầu tư mà sẽ rất nguy hiểm nếu có bão xuất hiện.

Khu neo đậu tránh trú bão Sông Đốc được đầu tư hoàn thành vào năm 2008, với tổng số 93 trụ neo đậu trên chiều dài tuyến kè 2.245 m. Dự án được chia thành 3 đoạn nằm dọc theo Khu Công nghiệp Sông Đốc, tính từ biển vào và được kết nối với tuyến lộ Cà Mau - Sông Đốc qua 3 đường dẫn, mỗi đường chiều dài khoảng 150 m. Tổng mức đầu tư tại thời điểm đó là 37,8 tỷ đồng. Mục tiêu của dự án nhằm phục vụ neo đậu trú bão cho 1 ngàn tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản có công suất từ 50-600 CV (theo Quyết định số 473/QĐ-UBND ngày 28/8/2006).

Sau khi hoàn thành, khu vực này được giao cho Thanh tra Sở NN&PTNT quản lý từ ngày 17/11/2009 đến 13/6/2013. Sau đó giao lại cho Ban Quản lý Cảng cá tỉnh Cà Mau. Tuy nhiên, đến nay khu neo đậu này đã bị một số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm khá nghiêm trọng.

Trong 3 đoạn của dự án đã có 2 đoạn bị lấn chiếm gần như toàn bộ. Cụ thể, đoạn I có chiều dài kè 650 m đã bị lấn chiếm 400,4 m và 19 trụ neo bị lấn chiếm trong tổng số 23 trụ của đoạn. Tương tự đoạn II có chiều dài kè 1.290 m đã bị lấn chiếm 699,7 m và lấn chiếm 32/56 trụ. Chỉ còn lại chiều dài 305 m của đoạn III là không bị lấn chiếm. Như vậy, tổng chiều dài đoạn I và đoạn II là 1.940 m thì đã bị lấn chiếm xen kẽ đến 1.100 m, trên 2 đoạn có 79 trụ neo thì đã có đến 51 trụ bị lấn chiếm.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Lê Thanh Triều, nguyên nhân khiến tình trạng khu neo đậu bị lấn chiếm nghiêm trọng như thời gian qua là do quy hoạch khu công nghiệp không hợp lý, quản lý chưa chặt chẽ qua các thời kỳ. Bên cạnh đó, việc tham mưu xử lý chưa dứt điểm, thiết kế bờ kè suất đầu tư lớn nhưng không phù hợp với khu neo đậu. “Thời gian gần đây, khu neo đậu không còn phát huy hiệu quả”, ông Triều khẳng định.

Gần 50% chiều dài kè và hơn 54% trụ của khu neo đậu tránh trú bão Sông Đốc đã bị tổ chức, cá nhân lấn chiếm.

Chủ tịch UBND thị trấn Sông Đốc Nguyễn Minh Cảnh cho biết, công tác quản lý hiện nay của địa phương vô cùng khó khăn, một phần do thiếu lực lượng, một phần do ý thức của người dân. Ông Cảnh minh chứng thêm, thị trấn phối hợp xử lý rất nghiêm, đã ra quyết định xử phạt hành chính 4 triệu đồng 1 hộ vi phạm. Khi lập biên bản ra quyết định xử phạt họ đều chấp hành nhưng vẫn tiếp tục vi phạm, địa phương rất khó ngăn chặn.

Được biết, vào năm 2015, Chính phủ ban hành Quyết định số 1976/QĐ-TTg, quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu trú tránh bão trên cả nước. Trong đó, khu neo đậu Sông Đốc có sức chứa 1 ngàn tàu công suất 600 CV, quy mô khoảng 333 trụ neo loại 18 tấn.

Theo quyết định trên, khu neo đậu trú bão hiện nay không còn đáp ứng. Trước thực tế đó, ông Triều cho biết thêm, Sở NN&PTNT đã có báo cáo đề xuất với UBND tỉnh xin ý kiến của Bộ NN&PTNT di dời khu neo đậu sang bờ Nam Sông Đốc dọc theo tuyến kênh Bà Kẹo. Về phương pháp, sẽ tiến hành tính toán lại khối lượng đầu tư, giá trị cho doanh nghiệp thuê đất để chuyển qua đầu tư nơi khác phù hợp hơn. Riêng các trường hợp đang vi phạm, thời gian tới sở sẽ kết hợp với các đơn vị và địa phương tiến hành xử lý kiên quyết. “Hiện nay còn 26 hộ đang lấn chiếm, cả lộ, kè và trụ”, ông Triều thông tin thêm.

Báo cáo số 1683 ngày 7/12/2018 của Sở NN&PTNT đã đề xuất UBND cho chuyển đổi công năng, thu hồi giá trị đầu tư, chuyển đổi vị trí khu neo đậu và tiến hành kiểm điểm trách nhiệm quản lý qua các thời kỳ. Theo báo cáo này, sở đề ra 3 phương án thực hiện. Theo đó, phương án 1 là tiến hành chuyển đổi công năng 1.100 m đã bị lấn chiếm tại đoạn I và II, chừa lại các đoạn kè chưa bị lấn chiếm. Đồng thời, tiến hành thu tiền phần kè bị lấn chiếm 33,8 tỷ đồng để xây dựng mới 93 trụ neo. Phương án 2 là chuyển mục đích sử dụng 1.940 m đoạn kè số I và II (chừa lại đoạn kè số III là 305 m chưa bị lấn chiếm). Thu hồi tiền đầu tư công trình 33,8 tỷ đồng, tiền cho thuê đất 5,2 tỷ đồng đối với 1.100 m kè đã bị lấn chiếm. Chi phí thu hồi công trình xây dựng dùng để xây dựng mới sẽ xây dựng được 156 trụ neo ở khu vực mới. Phương án 3 là chuyển mục đích sử dụng toàn bộ 2.245 m các đoạn kè. Từ đó, thu hồi tiền đầu tư công trình 69 tỷ đồng, tiền cho thuê đất 10,5 tỷ đồng. Chi phí thu hồi công trình xây dựng dùng để xây dựng ở khu mới.

Đồng thời, trong báo cáo này, sở cũng đề nghị tiến hành kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc đề xuất quy hoạch, quản lý quy hoạch, chậm đề xuất tháo gỡ khó khăn, vướng mắc theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Trong chuyến kiểm tra thực tế ngày 9/12, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải nhận định, thực tế khu neo đậu hiện nay sát cửa biển nên không còn phù hợp. Giao Sở NN&PTNT chủ trì kết hợp với các đơn vị có liên quan khảo sát cụ thể để đề xuất vị trí mới. Trong đó, lưu ý về độ sâu, trên bờ thì quan tâm nhà cửa, cơ sở sản xuất và kết nối được với giao thông. Đặc biệt, phải thuận hướng gió khi có bão để đảm bảo an toàn trong quá trình neo đậu. Đồng thời, phải ước lượng được lượng tàu thuyền để quy hoạch chiều dài cho phù hợp, đảm bảo sức đầu tư./.

Cũng trong chuyến khảo sát này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi chỉ đạo, trong thời gian chưa chuyển sang vị trí mới, tuyệt đối không để phát sinh thêm hộ lấn chiếm. Nếu có bão mà không có nơi neo đậu là trách nhiệm thuộc đơn vị quản lý. Ban quản lý cảng cá và huyện củng cố hồ sơ, cưỡng chế tháo dỡ chứ không để tình trạng này kéo dài.

Nguyễn Phú

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.