ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:41:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kiên quyết xử lý dứt điểm, thấu tình, đạt lý vụ việc tranh chấp tại xã Khánh Thuận

Báo Cà Mau (CMO) "Kiên quyết xử lý dứt điểm, thấu tình, đạt lý vụ việc tranh chấp tại ấp 19, 20, 21 xã Khánh Thuận, huyện U Minh" là chỉ đạo của Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Trần Văn Hiện trong phiên họp Thường trực HĐND diễn ra ngày 5/1.

Tại phiên họp, báo cáo số 02/BC-UBND tỉnh do Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử ký ngày 2/1/2018 đã thông tin đầy đủ, khách quan về diễn biến vụ việc các hộ dân ấp 19, 20, 21 xã Khánh Thuận, huyện U Minh khiếu nại việc Lâm ngư trường Sông Trẹm (nay là Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ) thu hồi đất năm 1996. Ông Huỳnh Quốc Hoàng, Chánh Thanh tra tỉnh Cà Mau trình bày báo cáo này.

Diễn biến vụ việc bắt đầu từ việc thực hiện Quyết định số 64/QĐ-UB ngày 28/3/1991 của UBND tỉnh Minh Hải ban hành Quy định chính sách, biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên đất đai – rừng và mặt nước. Để thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng, năm 1993, Lâm ngư trường Sông Trẹm lập hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp cho các hộ dân quản lý, bảo vệ rừng tuyến bờ bao từ kinh 14 đến kinh 25, thuộc Tiểu khu 001, 004 và 007 với diện tích giao khoán bình quân 10 ha/hộ (100 x 1.000 m). Tổng diện tích giao khoán đất lâm nghiệp cho 130 hộ là 1.103,86 ha, thời hạn hợp đồng 20 năm (1993-2013).

Năm 1996, Lâm ngư trường Sông Trẹm tiến hành thu hồi đất giao khoán của 130 hộ dân này (mỗi hộ khoảng 50% diện tích), với tổng diện tích thu hồi là 529,86 ha. Tuy nhiên, việc thu hồi đất của Lâm ngư trường Sông Trẹm không có phương án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chưa bồi hoàn cho dân thành quả lao động trên đất đã thu hồi. Lúc đó, các hộ dân cũng mặc nhiên tiếp nhận, không có yêu cầu, khiếu nại. Đến năm 2012 (sau 16 năm), 130 hộ dân thuộc ấp 19, 20, 21 bắt đầu tố cáo Lâm ngư trường Sông Trẹm và yêu cầu trả lại hiện trạng giao khoán ban đầu.

Lúc này, ngành thanh tra vào cuộc tham mưu và thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình để có kết luận, kiến nghị xử lý vụ việc. Ngày 15/8/2014, Chánh thanh tra tỉnh Cà Mau ban hành Kết luận số 13/KT-TT về vụ việc trên. Ngày 20/01/2015, Chánh thanh tra tỉnh Cà Mau tiếp tục ban hành Kết luận số 18/KT-TT để thay thế Kết luận số 13. Tuy nhiên, khi Kết luận số 18 này chưa triển khai thì một số hộ dân đã có nội dung của bản Kết luận, từ đó tình hình khiếu nại trở nên gay gắt. Chánh thanh tra tỉnh tiếp tục ban hành Kết luận 03/KT-TT ký ngày 6/4/2015 thay cho Kết luận số 13. Ông Huỳnh Quốc Hoàng nhấn mạnh: “Đây là kết luận duy nhất để làm căn cứ kiến nghị, xử lý vụ việc, chứ không có việc 2 Kết luận số 18 và số 03 song song nhau trong vấn đề này”.

UBND tỉnh Cà Mau cũng đã nêu chủ trương, quan điểm, biện pháp giải quyết đến toàn thể các hộ dân thuộc ấp 19, 20, 21. Kết quả vụ việc, đến nay số hộ đã nhận tiền bồi thường là 75/130 hộ, diện tích 348,72 ha, số tiền hơn 2,5 tỷ đồng. Ngày 16/11/2017, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau tiếp, đối thoại với người dân, kết luận một số nội dung quan trọng. Về yêu cầu tiếp tục hợp đồng diện tích đất đã thu hồi trước đây, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã xem xét nhưng không có cơ sở và điều kiện để thực hiện. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo xem xét giao khoán thêm đất cho các hộ dân ít đất (diện tích đất/khẩu thấp), như sau: Đối với các hộ gốc (sản xuất liên tục từ khi được giao khoán đến nay), sau khi nhận tiền bồi hoàn thành quả lao động, Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ phối hợp cùng chính quyền địa phương lập phương án giao khoán cho các hộ dân, trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt thực hiện.

Đối với những trường hợp phản ánh kết quả bồi hoàn không chính xác: Việc xây dựng phương án bồi hoàn đã được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện đảm bảo khách quan, chính xác. Trên cơ sở tự kê khai thành quả lao động của từng hộ, lấy ý kiến các bên liên quan, công khai kết quả thống kê cho dân biết… Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện phương án, một số hộ dân phản ánh kết quả thống kê chưa chính xác, việc này có phần trách nhiệm thuộc về hộ dân khi thực hiện kê khai. Trên cơ sở số đơn đã nhận, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ tiếp tục xem xét, các hộ dân có trách nhiệm giải trình, bổ sung hồ sơ, tài liệu chứng minh thành quả mình yêu cầu bổ sung.

Vụ việc của các hộ dân ấp 19, 20, 21 tại xã Khánh Thuận ngày càng có chiều hướng diễn biến phức tạp. Về vấn đề này, Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hoà Bình đã có thông báo kết luận và chỉ đạo tỉnh Cà Mau thực hiện nghiêm túc ý kiến kết luận này. Thông báo được Phó thủ tướng ký ngày 29/12/2017, trong đó nêu rõ, việc thu hồi đất năm 1996 của Lâm ngư trường Sông Trẹm là chưa đúng quy định. Tuy nhiên, các cấp, ngành, địa phương cần giải thích, quán triệt cho người dân hiểu đây là đất giao khoán, là đất của nhà nước quản lý. Đồng thời tiếp tục rà soát, giải quyết theo quy định của pháp luật, tổ chức đối thoại và thống nhất phương án bồi hoàn với người dân. Có kế hoạch hỗ trợ đất sản xuất đối với các hộ khó khăn, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất đối với những đối tượng giao đất đúng quy định, kiên quyết thu hồi đất giao không hợp quy định.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi dự phiên họp khẳng định lại quan điểm của UBND tỉnh là “giải quyết dứt điểm, thấu tình đạt lý, vận động Nhân dân chấp thuận phương án bồi hoàn”. 55 hộ chưa nhận bồi hoàn, số tiền này đã được Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ gởi vào Kho bạc Nhà nước. Đối với các hộ không chấp nhận phương án bồi hoàn thì ban hành các quyết định bác đơn yêu cầu, không thừa nhận việc đòi đất, vì đất này là tài sản của Nhà nước.

Trong một diễn biến khác, ông Dư Bé Ba, Chủ tịch UBND huyện U Minh cung cấp thông tin mới nhất về vụ việc: Ngày 3/1/2018, người dân thuộc ấp 19 (gồm khoảng 30 người) đã kéo vào phá hoại cây trồng và rừng của Công ty Khánh Linh (đơn vị hợp đồng thuê đất của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ) gây thiệt hại khoảng 2.000 m2. Vụ việc đã được các ngành chức năng và địa phương lập biên bản. Tuy nhiên, ông Dư Bé Ba kiến nghị: “UBND tỉnh cần sớm vào cuộc, có kế hoạch và biện pháp quyết liệt để giải quyết sớm tình trạng trên, không để việc gây rối, phá hoại tiếp diễn”. 

Vụ việc ở Khánh Thuận cũng đồng thời đã tác động đến các đối tượng khác ở địa bàn U Minh, khiến tình hình khiếu kiện, tố cáo đông người diễn biến phức tạp. Cụ thể là 36 hộ ở Trung tâm giống, thuộc xã Khánh Lâm hay 16 hộ ở Tiểu khu 032, thuộc xã Khánh Hoà.

Theo ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ, thì trong 55 hộ còn lại chưa nhận bồi hoàn, có 7 hộ đang tranh chấp về quyền nhận tiền bồi hoàn do quá trình sang nhượng. Các đoàn khiếu kiện vượt cấp, đông người trong đó chỉ hơn 10 hộ gia đình là có liên quan trực tiếp, số còn lại không rõ địa chỉ, mục đích. 

Ông Trần Văn Hiếu đặt câu hỏi: “Liệu có sự kích động, lôi kéo, xúi giục hay ai đứng đằng sau các vụ việc này?”. Về vấn đề này, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi khẳng định: “Vụ việc đang được theo dõi chặt, sẽ làm rõ vai trò, trách nhiệm của từng đối tượng có những mục đích, hành vi xấu”. Tỉnh Cà Mau cũng kiên quyết làm rõ việc có hay không sự liên kết, thông tin và lôi kéo giữa các vụ khiếu kiện đông người ở trong tỉnh và tìm ra đối tượng cầm đầu để có biện pháp ngăn chặn, xử lý.

Kết luận phiên họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Trần Văn Hiện một lần nữa nhấn mạnh, quan điểm là xử lý dứt điểm, thấu tình đạt lý, có lợi nhất cho Nhân dân. Tỉnh kiên quyết không để tình trạng kiện cáo đông người, vượt cấp, gây rối tái diễn và lây lan; tách các đối tượng không liên quan ra khỏi vụ việc. Các cấp, các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc nắm bắt diễn biến, đối tượng, tình hình thực tế để có phương án giải quyết kịp thời. HĐND tỉnh sẽ tổ chức tiếp xúc cử tri với Nhân dân các ấp 19, 20, 21 trước Tết âm lịch Mậu Tuất. Diễn biến và kết quả vụ việc phải được thông tin, công bố công khai, rộng rãi, nhất là những người dân có liên quan trực tiếp đến vụ việc. Quan điểm nhất quán của Cà Mau là không để quyền lợi của người dân bị xâm phạm. Tuy nhiên, sẽ nghiêm khắc trừng trị những đối tượng gây rối, lôi kéo, xúi giục với mục đích xấu.

Quốc Rin 

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).