ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-2-25 08:16:42
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kinh Ranh còn khó

Báo Cà Mau (CMO) Hàng chục hộ dân ở tuyến Kinh Ranh, ấp Trùm Thuật A, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời đang gặp nhiều khó khăn do đất bị nhiễm phèn mặn không canh tác được và loay hoay trong cảnh điện chia hơi.

Ông Phạm Thanh Quyền, Trưởng ấp Trùm Thuật A, bộc bạch:  “Là một trong những vùng đất từ lâu người dân gắn bó với sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, gần 8 năm nay, người dân tuyến Kinh Ranh gặp khó trong canh tác, một số diện tích bị bỏ hoang, tình trạng điện sinh hoạt không an toàn. Nhiều lần, chúng tôi kiến nghị với cấp trên nhưng những khó khăn ấy vẫn chưa được giải quyết”.

Điều đầu tiên chúng tôi chứng kiến khi đặt chân đến vùng đất này là cảnh ruộng bỏ hoang, mặc cho cỏ năn, sậy… mọc um tùm, chẳng còn thấy đâu là bờ ruộng hay ranh đất giữa nhà này với nhà kia. Lâu nay người dân gọi nơi này là “vùng đất chết” bởi chỉ có người già và trẻ con, thanh niên trai tráng đều bỏ đi nơi khác kiếm sống.

Do nước nhiễm phèn, mặn nên 25 ha đất nông nghiệp ở đầu Kinh Ranh bỏ hoang, năn mọc um tùm.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Hiếu, ấp Trùm Thuật A, buồn bã: “22 công đất ruộng không thể trồng lúa chỉ vì bị xì phèn, không có công trình thoát nước nên phải bỏ hoang. Không sản xuất được kéo theo bao thứ nợ nần, nào là tiền phân, thuốc… Gia đình tôi làm đủ thứ nghề để kiếm tiền đong gạo, con tôi đứa đi biển, đứa làm công nhân. Hai vợ chồng tôi giờ già rồi ít ai thuê, ở nhà chăn nuôi nhỏ kiếm đồng ra đồng vô”.

“Cách đây gần 8 năm, tôi cũng như những hộ dân quanh đây vẫn sản xuất lúa bình thường. Từ khi phía bên thị trấn Sông Đốc chuyển dịch sang nuôi tôm, làm tuyến đê ngăn mặn thì việc rửa phèn bị ngăn chặn. Kinh Ranh là nguồn dẫn nước sản xuất lúa chính của hàng chục hộ dân nơi đây”, ông Hiếu than thở.

Không chỉ thấp thỏm trước nỗi lo đất bị xì phèn không sản xuất lúa được mà người dân tuyến Kinh Ranh còn phải đối mặt với nỗi lo điện chia hơi mất an toàn. 

Anh Nguyễn Minh Dương trần tình: “Tôi và những hộ xung quanh hùn chung kéo điện xài. Hằng tháng, gia đình tôi chỉ sử dụng quạt gió, nồi cơm điện, một số bóng đèn cũng phả trả hơn 300.000 đồng. Điện thì chập chờn, người dân đa số dùng cột tre, tràm để kéo điện, hoặc treo trên cây trồng theo tuyến lộ, biết là nguy hiểm nhưng không kéo lấy điện đâu mà xài”.

Khi được hỏi về mong mỏi của mình, người dân đang sống trên tuyến Kinh Ranh đều rất mong các cấp, các ngành chức năng đầu tư hệ thống thuỷ lợi, điện lưới quốc gia để sản xuất, ổn định cuộc sống./.

Ông Nguyễn Trường Giang, Bí thư Đảng uỷ xã Khánh Hải, cho biết: “Hiện toàn tuyến Kinh Ranh có 75 hộ xài điện chia hơi, trong đó có 25 hộ với diện tích 69 ha, sản xuất không đạt hiệu quả, riêng 9 hộ nằm ở đầu kinh, với 25 ha bị bỏ hoang hoàn toàn, đời sống người dân hết sức khó khăn. Trước đây, Phòng NN&PTNT đã về địa phương khảo sát, hướng dẫn người dân xử lý bằng vôi bột tương đối đạt, nhưng khi chuyển giao lại cho dân thì canh tác không hiệu quả”.

Kim Liếu

Liên kết hữu ích

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).