ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 11-1-25 00:14:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Kỳ thú thiên nhiên U Minh Hạ

Báo Cà Mau Đối với khách thập phương, U Minh Hạ là vùng đất bí ẩn ly kỳ qua những thước phim Ðất Phương Nam; những áng văn của cố Nhà văn Sơn Nam; bằng những câu chuyện kể hài hước của ông vua nói dóc Nam Bộ … với hình ảnh một vùng đất hoang sơ và đầy thử thách đối với các bậc tiền nhân đến đây khai phá.

Đối với khách thập phương, U Minh Hạ là vùng đất bí ẩn ly kỳ qua những thước phim Ðất Phương Nam; những áng văn của cố Nhà văn Sơn Nam; bằng những câu chuyện kể hài hước của ông vua nói dóc Nam Bộ … với hình ảnh một vùng đất hoang sơ và đầy thử thách đối với các bậc tiền nhân đến đây khai phá.

Thiên nhiên rừng U Minh Hạ nguy hiểm là thế, nhưng cũng hào phóng ban tặng những sản vật quý giá mà khó nơi nào sánh được như câu ca dao “Ở đâu bằng xứ Lung Tràm/ Chim kêu như hát bội, cá lội vàng tợ mắm nêm”. Những sản vật thiên nhiên quý báu đó là trái ngọt mà người nông dân nhận được trong khúc ca bi tráng về quá trình khẩn hoang vùng đất này.

Khu Du lịch sinh thái Mười Ngọt.                  Ảnh: NAM SƠN

Bên cạnh khai thác nguồn tài nguyên rừng U Minh Hạ cho các hoạt động nông - lâm - ngư nghiệp, nơi đây đã manh nha xuất hiện những dấu hiệu của hoạt động du lịch, ngành dịch vụ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bằng nét dân dã, mộc mạc nhưng rất đặc trưng của thiên nhiên hệ sinh thái rừng ngập nước, U Minh Hạ hứa hẹn mang đến cho lữ khách thập phương những trải nghiệm kỳ thú khó quên.

Chất của thiên nhiên

Ðến U Minh Hạ, du khách được thưởng thức những sản vật mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất này, để cảm nhận được thành quả lao động từ bàn tay cần cù của người nông dân. Ðó là các món ăn hết sức dân dã nhưng cực kỳ hấp dẫn như lươn um lá nhàu, lẩu mắm rau rừng đọt choại, canh chua cá lóc, cá rô, cá lóc nướng trui, dưa bồn bồn…

Đặt trúm bắt lươn.                 Ảnh: NAM SƠN

Nhấp nháp ly rượu trái giác, một thứ nho rừng trứ danh vùng U Minh, gắp miếng cá lóc nướng trui chấm muối hột, trải nghiệm cảm giác thăng hoa đầu lưỡi. Ngân nga vài câu vọng cổ, ngắm trời chiều, du khách như trải lòng mình sau những lo toan bận bịu của cuộc sống. Bấy nhiêu thôi cũng đủ làm ấm lòng khách tha phương sau chuyến đi dài, và để lại những khoảnh khắc khó mà quên được trong hành trang lữ khách.

Ngọt ngào như tình mẹ

Bà mẹ thiên nhiên nuông chiều và yêu thương ban tặng cho vùng đất U Minh Hạ biết bao sản vật. Ðặc biệt nhất phải kể đến đó là thương hiệu mật ong rừng tràm. Dưới tán rừng, quanh năm loài ong cần mẫn đi hút mật từ những nhuỵ bông tràm về xây tổ. Tự bao đời nay, người dân U Minh đã sinh sống bằng nghề gác kèo ong. Với kinh nghiệm lưu truyền của mình, người thợ rừng sành sỏi chỉ cần chọn một vị trí tốt trong rừng đặt một đoạn thân cây, thường là cây tràm hoặc cây cau (còn gọi là kèo ong), khoảng hơn chục ngày sau là đàn ong kéo về xây tổ cho sản lượng mật dồi dào.

Thu hoạch kèo ong.                                  Ảnh: NAM SƠN

Mật ong rừng U Minh Hạ là đặc sản thiên nhiên của vùng đất cực Nam Tổ quốc do đặc tính loài ong chỉ hút mật từ nhuỵ hoa tràm để làm mật, ngoài giá trị là thực phẩm bổ dưỡng, còn mang đến nhiều công dụng y học. Mật ong thiên nhiên vàng óng ánh, sánh đặc, có mùi thơm của hoa tràm và vị ngọt tự nhiên, mang đến một cảm giác dịu mát và ngọt ngào khi thưởng thức.

Ðến với rừng U Minh Hạ, lần đầu tiên du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác kỳ thú khi theo chân những người thợ gác kèo ong vào rừng ăn ong, lấy mật. Du khách được thưởng thức món ăn ong non vừa được cắt xuống, chấm thêm tí mật của hương rừng tràm U Minh thì ngọt thanh đến thao đầu lưỡi giống như tình yêu thương dạt dào mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này.

Lữ khách cũng không khỏi bất ngờ khi được giới thiệu thực đơn phong phú được biến tấu từ ong rừng như bánh ong chiên giòn, gỏi ong non, mắm ong... và cũng không nên bỏ qua cơ hội mua mật ong nguyên chất của rừng tràm U Minh về dùng hay làm quà biếu cho người thân.

Loại hình du lịch mới lạ và ý nghĩa

Mô hình du lịch của các hộ dân vùng đệm rừng U Minh Hạ là dấu hiệu của loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Ðây là hình thái du lịch do cộng đồng địa phương đứng ra tổ chức, quản lý và phát triển nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên và di sản văn hoá tồn tại xung quanh cộng đồng, đồng thời tạo ra lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Ðiểm nổi bật của loại hình du lịch này là tạo cơ hội trao quyền cho cộng đồng, tăng cường sự tham gia của họ trong việc ra quyết định và lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương.

Dựa trên những thế mạnh và nét kỳ thú thiên nhiên sẵn có, người dân hai huyện U Minh và Trần Văn Thời đã bắt đầu làm du lịch, cung cấp các dịch vụ đi thuyền tham quan rừng, trải nghiệm nghề gác kèo ong tự nhiên và ăn ong, dịch vụ ăn uống và mua sắm đặc sản rừng U Minh…

Loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại U Minh Hạ được ngành du lịch tỉnh Cà Mau khuyến khích bởi giá trị kinh tế mang đến cho cộng đồng địa phương và ý nghĩa từ việc khai thác có hiệu quả đi đôi với bảo vệ tài nguyên tự nhiên. Ðừng bỏ lỡ các điểm đến hấp dẫn này khi đến thăm vùng đất kỳ thú nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc./.

Thy Diệu

Liên kết hữu ích

Du lịch Cà Mau sôi động dịp nghỉ lễ

(CMO) Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 kéo dài 4 ngày, dù thời tiết khá bất lợi do mưa nhiều nhưng lượng khách đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh vẫn rất đông. Các điểm dịch vụ phục vụ khách tham quan chu đáo, an toàn, giá cả hợp lý, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du khách.

Quảng bá du lịch bằng âm nhạc

(CMO) Ðể du lịch Cà Mau được quảng bá rộng và theo hình thức thú vị hơn, tiệm cận với giới trẻ hơn, một nhóm bạn trẻ đã triển khai những sản phẩm giới thiệu và làm mới hình ảnh Cà Mau với bạn bè khắp nơi bằng âm nhạc.

Khơi thông tiềm lực kinh tế du lịch

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu Du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh xem xét thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Nạp năng lượng cho con vào năm học mới

(CMO) Trong kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình đã đưa con đi du lịch hoặc rời thành phố về quê để các con được khám phá, trải nghiệm, bổ sung kiến thức trực quan sinh động, từ đó khuyến khích con học tập tích cực. Đây còn là dịp để gia đình gắn kết, có thêm nhiều kỷ niệm đẹp.

Quy hoạch Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau: Phát huy kinh tế biển

(CMO) "Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Mũi Cà Mau đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được cấp thẩm quyền trong tỉnh thông qua, hoàn thiện các bước cuối cùng trình Trung ương phê duyệt. Từ đó, tạo cơ sở triển khai thực hiện, đặc biệt trong kêu gọi thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng và lợi thế du lịch địa lý, sinh thái của địa phương", ông Trần Hiếu Hùng, Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, thông tin.

Hướng bền vững cho du lịch sinh thái cộng đồng

(CMO) Du lịch sinh thái cộng đồng (DLSTCÐ) là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức, dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường. Với khách du lịch, DLSTCÐ tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của người dân bản địa. Vì vậy, DLSTCÐ chính là nét tinh tuý của du lịch sinh thái và du lịch bền vững.

Ðất Mũi bứt phá đầu tư hạ tầng du lịch

(CMO) Xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển, đạt chuẩn đô thị loại V, đây là tiền đề để địa phương bứt phá phát triển. Cùng với lợi thế và tiềm năng du lịch sẵn có, Ðất Mũi đang được cấp trên đầu tư vốn để xây dựng các hạng mục trong xây dựng nông thôn mới (NTM).

Du lịch Cà Mau - Bài toán giữ chân du khách

(CMO) Trong những ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, du lịch Cà Mau tăng mạnh về số lượng du khách lẫn doanh thu, nhưng bài toán nan giải vẫn là câu chuyện duy trì sức hút và giữ chân khách du lịch sau đó.

Hướng đến du lịch thân thiện môi trường

(CMO) Thời gian qua, các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức phòng chống rác thải nhựa, hướng đến du lịch thân thiện môi trường.

Tạo đột phá phát triển du lịch

(CMO) Sau 2 năm thực hiện Chương trình số 10-Ctr/HU của Ban Chấp hành Ðảng bộ huyện về phát triển du lịch trên địa bàn giai đoạn 2020-2025 và những năm tiếp theo, du lịch huyện Trần Văn Thời đã có bước phát triển đáng ghi nhận, đảm bảo đúng định hướng của tỉnh, của huyện và là một trong những ngành chuyển biến tích cực về tốc độ tăng trưởng.