ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 10-5-25 10:41:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lại thêm tin đồn thất thiệt về phát hiện gạo giả

Báo Cà Mau (CMO) Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Cà Mau vừa kết hợp với Đội kiểm tra liên ngành huyện Cái Nước tiến hành thẩm tra và bác bỏ thông tin gạo giả ở xã Tân Hưng, huyện Cái Nước. Theo kết quả kiểm nghiệm, số gạo này đều là gạo thật.

Đại diện Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Cà Mau và Đội kiểm tra liên ngành huyện Cái Nước tiến thành kiểm tra gạo bị cho là "gạo giả".

Trình bày với cơ quan chức năng, ông Phan Văn Tảng, ấp Tân Hòa, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước, là người phát hiện “gạo giả”, cho biết, anh Phương (người hàng xóm ông Tảng - PV) mua gạo loại 12.000 đồng/kg ở tiệm tạp hóa của chị Nguyễn Thị Kiều về rang thính làm mắm. Nhưng rang gạo hồi lâu thì gạo phù lên và bốc cháy giống như mủ cao su rồi vón cục lại. 

Người dân hoang mang

Thấy hiện tượng lạ nên anh Phương báo cho ông Tảng biết sự việc. Do hồ nghi, ông Tảng mua gạo rẻ hơn, loại 9.500 đồng/kg để rang thử thì kết quả gạo vẫn bốc cháy nhưng không vón cục như gạo của anh Phương mua. Sau nhiều lần rang “thử nghiệm”, ông Tảng khẳng định, gạo anh Phương mua ở tiệm tạp hóa của chị Kiều là gạo giả nên trình báo công an địa phương lập biên bản.

Điều tra nguồn gốc xuất xứ của loại gạo này, chị Nguyễn Thị Kiều, chủ tiệm tạp hóa, thông tin: “Tôi mua 30 kg gạo ở Nhà máy xay xát gạo Chí Cường để bán lẻ, nhưng mới bán được 10 kg thì rộ tin đồn gạo này là giả nên không ai dám mua hết”. 

Nhà máy xay xát gạo Chí Cường là một trong 2 nhà máy của huyện Cái Nước và đã hoạt động gần 30 năm. Khi tin đồn gạo giả lan truyền với tốc độ chóng mặt, chủ doanh nghiệp như “ngồi trên đống lửa”. Chị Hứa Ngọc Bích, chủ nhà máy, bức xúc: “Chỉ vài ngày mà tôi đã nhận được hàng trăm cuộc gọi từ các đầu mối và đại lý ở các huyện về vụ việc bán “gạo giả”. Hầu hết người dân đều có chung tâm lý “tẩy chay” gạo ở Nhà máy Chí Cường nên các đại lý của chúng tôi rất hoang mang và ngại tiếp tục nhập gạo”.

Chị Bích cho biết thêm, chị mua lúa ở huyện Trần Văn Thời về xay xát ra để bán. Đây là loại gạo dẻo, xốp cơm nên bán với giá 11.000 đồng/kg cho đầu mối. Từ ngày tin đồn xảy ra, nhà máy của tôi và các đầu mối bị ảnh hưởng uy tín nặng nề”.

Sau khi nhận được tin báo phát hiện gạo giả, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản kết hợp với Đội kiểm tra liên ngành huyện Cái Nước nhanh chóng kiểm định và làm rõ sự việc. Ông Võ Thành Tiếm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Cà Mau cho biết: "Từ đầu năm đến nay đã có 4 lần rộ lên tin đồn gạo giả nhưng đều sai sự thật. Qua quan sát, chúng tôi nhận thấy hạt gạo không đồng đều và vẫn xuất hiện lớp tinh bột khi ngâm nước".  

Không có gạo giả ở Cà Mau

Và để xác thực một lần nữa, các ngành chức năng tiến hành rang gạo trong 15 phút nhưng vẫn không có hiện hiện tượng lạ. Trước đó, đại diện Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước và UBND xã Tân Hưng đã thử nấu gạo thành cơm và cháo nhưng không thấy gì khả nghi.

Qua nhiều lần kiểm định, ông Võ Thành Tiếm khẳng định: “Số gạo này là gạo thật. Do đặc tính của gạo này là gạo dẽo, có hàm lượng tinh bột cao và nhiều chất kết dính nên khi gặp nhiệt độ cao trong thời gian quá lâu thì sẽ bốc cháy. Điều này là lẽ đương nhiên chứ không phải là gạo giả”.

Ông Trương Công Vĩnh, nhân viên quản lý thị trường phụ trách địa bàn huyện Cái Nước, cho biết: “Chúng tôi rất hoang nghênh tinh thần cảnh giác cao của người dân về việc trình báo gạo giả, nhưng để tránh ảnh xấu cho doanh nghiệp khi sự thật chưa được làm rõ thì mọi người không nên lan truyền tin đồn đó. Vì vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và doanh thu của doanh nghiệp. Nếu chúng tôi điều tra ra được ai cố tình tung tin đồn thất thiệt vì mục đích cạnh tranh không lành mạnh thì sẽ xử lý nghiêm khắc”. 

Ngọc Trầm

Ám ảnh các video gạo giả lan truyền trên mạng xã hội, một số người dân chẳng biết vô tình hay cố ý rang gạo đến cháy, khét rồi tung tin đồn phát hiện gạo giả. Không chỉ tỉnh Cà Mau mà nhiều tỉnh khác cũng dậy sóng vì tin đồn thất thiệt này, gây hoang mang dư luận. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của doanh nghiệp và địa phương. Để hạn chế trường hợp tương tự xảy ra, ngành chức năng khuyến cáo người dân không nên lan truyền thông tin khi sự việc chưa sáng tỏ.

 

 

Cà Mau - Bạc Liêu hợp nhất - Cơ hội phát triển mang tính lịch sử

Vùng đất địa đầu cực Nam của Tổ quốc đang đứng trước một cơ hội phát triển mang tính lịch sử, việc sáp nhập 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính mà còn kiến tạo một không gian phát triển rộng lớn, hài hoà và bền vững. Tỉnh Cà Mau (mới) hứa hẹn trở thành một vùng kinh tế đa dạng, với các trụ cột vững chắc như nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng tái tạo, du lịch và đặc biệt là kinh tế biển.

Cùng tháo gỡ khó khăn, đưa ngành hàng cua phát triển bền vững

Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế mà ngành hàng cua đang phải đối diện, đồng thời hướng đến sự phát triển bền vững, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 4% của khu vực nông nghiệp, ngày 6/5, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến triển khai kế hoạch phát triển ngành hàng cua.

Cần chính sách đặc thù cho nông nghiệp tạo đột phá

Với đặc thù của vùng đất, kinh tế Cà Mau dựa phần lớn vào phát triển nông nghiệp, sản xuất trên lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 30% trong tổng thể nền kinh tế của địa phương. Nhiều ngành hàng nông nghiệp trở thành kinh tế chủ lực của tỉnh như thuỷ sản (chủ yếu từ con tôm, cua), trồng cây lấy gỗ (tràm, keo lai).

Từ nghĩ khác đến làm khác

Là một trong những chuyên gia đầu ngành, có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đột phá khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN,ÐMST), PGS.TS Vũ Hải Quân, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Ðảng uỷ, Giám đốc Ðại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, cho rằng: “Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KHCN,ÐMST và chuyển đổi số quốc gia, không chỉ là sự thay đổi trong hành động, mà còn là sự thay đổi trong tư duy. Từ “nghĩ khác” đến “làm khác”, Nghị quyết này khuyến khích các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp (DN) và nhà khoa học dám nghĩ lớn, làm lớn, chấp nhận rủi ro để tạo ra những đột phá có tính chất thay đổi cục diện”.

Giúp dân thoát nghèo bền vững

Những năm gần đây, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

Bắt cá bè trên biển Tây

Cá bè thường xuất hiện vào khoảng tháng 4 ở vùng biển Tây Cà Mau và nhiều khu vực khác tuỳ theo mùa. Mùa khai thác cá bè thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Ðây là thời điểm biển êm, cá bơi theo từng bầy nhỏ nên việc khai thác loài cá này cũng khá dễ dàng. Ngư dân có kinh nghiệm sẽ xác định được toạ độ, nơi cá xuất hiện nhiều để khai thác.

Lợi ích khi liên kết

Những năm gần đây, mô hình kinh tế tập thể tại xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước đã phát huy vai trò làm cầu nối để liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời giúp các thành viên thay đổi hình thức sản xuất, cùng đoàn kết để phát triển, góp phần nâng cao thu nhập.

Ðể lợi thế thành giá trị thực

Nông nghiệp Cà Mau dù vẫn còn nhiều khó khăn, song đang từng bước hội nhập với xu hướng cả nước và thế giới. Thời gian qua, các thành tựu của khoa học - công nghệ được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, cho ra đời nhiều mô hình sản xuất không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ môi trường, theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn.

Nông dân vùng mặn trồng màu tăng thu nhập

Hiện nay, ngoài nuôi thuỷ sản là nghề chính, nhiều hộ dân ở huyện Ngọc Hiển tận dụng đất trống quanh nhà, bờ bao vuông tôm, đất dọc các tuyến lộ của gia đình để trồng rau màu tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.

Chị em sẻ chia mô hình sinh kế

Trung tuần tháng 4 vừa qua, đoàn phụ nữ xã Khánh Tiến, huyện U Minh có chuyến đi học tập kinh nghiệm mô hình sinh kế. Ðối với chị em, đây không đơn thuần chỉ là một chuyến đi, mà còn là hành trình mở ra hy vọng tìm được hướng đi mới bền vững, giúp nâng cao đời sống.