ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 9-7-25 05:50:35
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làm giàu từ cây chuối Cà Mau

Báo Cà Mau (CMO) Chuối - một loại cây trồng đã gắn bó với đồng đất Cà Mau từ lâu đời và nay được xác định là một trong những mặt hàng chủ lực của tỉnh. Tuy nhiên, đến nay số người có thể vươn lên khá, giàu từ cây chuối vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, nâng cao năng suất, hiệu quả trong canh tác cây chuối đang là việc làm cần thiết hiện nay.

Xuất phát từ nhu cầu ấy, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ tỉnh Cà Mau đang triển khai Dự án chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ và xây dựng mô hình thâm canh cây chuối tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh. Dự án đã nhận được sự tham gia hợp tác giữa 3 đơn vị, gồm: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ tỉnh, Công ty Đạm Cà Mau và Công ty Gỗ Cà Mau; đồng thời có 200 hộ dân quan tâm tham gia.

Lễ ký kết giữa 3 đơn vị tham gia dự án diễn ra vào ngày cuối tháng 4 vừa qua.

Theo đó, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ hỗ trợ về mặt kỹ thuật, vật tư; Công ty Đạm Cà Mau hỗ trợ phân bón, thuốc; Công ty Gỗ Cà Mau xây dựng quỹ đất trồng và giải quyết đầu ra sản phẩm.

Theo ông Quách Văn Ấn, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ, mặc dù được xác định là mặt hàng chủ lực của tỉnh, song trong thời gian qua cây chuối còn phát triển nhỏ lẻ, giống thì bị thoái hoá, người dân còn canh tác theo kiểu truyền thống, năng suất đạt thấp, chỉ khoảng 12 tấn/ha. Từ những tồn tại đó, mục tiêu của dự án triển khai lần này là tiếp nhận và làm chủ được quy trình nhân giống chuối cấy mô và xây dựng mô hình trồng chuối thâm canh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Để từ đó thay đổi cơ cấu cây trồng cũng như nâng cao thu nhập của người dân.

Dự án sẽ được triển khai trồng chuối già Philippines với 100 ha. Ngoài ra, dự án còn tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho tất cả cán bộ, kỹ sư phụ trách và 200 hộ dân trong vùng trồng chuối. Sản phẩm làm ra sẽ được cam kết đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra thị trường ngoài nước. Trước đó, Công ty Gỗ Cà Mau là đơn vị tiên phong phát triển mô hình này và đang cho hiệu quả khả quan.

Hiện toàn tỉnh có khoảng 5.500 ha chuối, tuy nhiên, sản lượng chỉ khoảng 12 tấn/ha, tức chỉ khoảng 50 triệu đồng/ha/năm. Rõ ràng đây là thu nhập không cao so với tiềm năng hiện có. Mục tiêu của tỉnh đặt ra là đạt 6.000 ha vào năm 2020 và trọng lượng buồng khoảng 20 kg/buồng (chuối xiêm).

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Văn Bé, Trường Đại học Cần Thơ, là người chịu trách nhiệm chính trong dự án cải tạo vườn chuối trong tỉnh Cà Mau, cũng là người đầu tiên mang cây chuối già Philippines về với đồng đất Cà Mau. Theo ông, qua thời gian trồng thí điểm cho thấy cây chuối già Philippines khá phù hợp với đất Cà Mau bằng việc cho năng suất khá cao.

Tuy nhiên, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Văn Bé lưu ý, để người dân chuyển từ trồng chuối xiêm truyền thống sang trồng chuối già xuất khẩu đòi hỏi kỹ thuật cao, từ khâu trồng đến quản lý khai thác là không hề đơn giản, cần có sự hỗ trợ của nhiều cơ quan, ban, ngành. Đồng thời, khi trồng thâm canh diện tích lớn sẽ phát sinh sâu bệnh và cả thị trường cũng phải tính toán cho thật kỹ và cụ thể.

Là 1 trong 3 đơn vị cùng tham gia vào dự án, ông Văn Tiến Thanh, Phó tổng giám đốc Công ty Đạm Cà Mau, cho biết, đây là sự hợp tác vô cùng có giá trị để khai thác tiềm năng của đất rừng U Minh. Do đó, với tiềm lực hiện có, công ty sẽ tham gia nghiên cứu giải pháp dinh dưỡng cũng như quy trình sử dụng phân bón cho cây chuối để đạt năng suất, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn xuất khẩu. Để từ đó cây chuối trở thành thương hiệu mạnh cho tỉnh trong các mặt hàng xuất khẩu.

Là người gắn bó với vùng đất Cà Mau khá nhiều năm, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Lê Văn Bé cam kết sẽ đứng sau và tư vấn bằng sự hiểu biết và năng lực của mình để giúp người dân mang về thu nhập cao chứ không chỉ dừng lại ở khoảng 50 triệu đồng/ha/năm như hiện nay

Nguyễn Phú

Hướng tới nông nghiệp xanh

Tỉnh Cà Mau tích cực triển khai thực hiện Ðề án "Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” (Ðề án) trên địa bàn, với mục tiêu góp phần cùng toàn vùng xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thịnh vượng.

Gia tăng tình trạng chuột cắn phá lúa hè thu

Hiện nay, trà lúa hè thu ở các xã vùng ngọt của tỉnh Cà Mau đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến năng suất cả vụ. Tuy nhiên, tại một số địa phương, tình trạng chuột cắn phá có chiều hướng gia tăng, khiến nông dân gặp nhiều khó khăn trong khâu chăm sóc, bảo vệ mùa màng.

Kiên quyết quét sạch các tội phạm sản xuất, kinh doanh thuốc giả, thực phẩm giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan chức năng nhanh chóng, kịp thời triệt phá, không khoan nhượng, kiên quyết đấu tranh, quét sạch các loại tội phạm sản xuất, lưu hành, kinh doanh, buôn bán thuốc giả, thực phẩm giả.

Quyết liệt đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Văn Bi khẳng định: “Kết quả giải ngân vốn đầu tư công là cơ sở để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của từng chủ đầu tư và sẽ xem xét kỷ luật những chủ đầu tư nào có tỷ lệ giải ngân trong năm 2025 đạt dưới 80 %”.

Cua Cà Mau lên sàn thương mại điện tử

Con cua là đặc sản nổi tiếng của Cà Mau với chất lượng ngon nhất nước, có mặt ở nhiều tỉnh, thành và xuất khẩu sang nước ngoài. Thời gian gần đây, cua Cà Mau còn được đi xa hơn qua hình thức bán hàng trực tuyến trên sàn thương mại điện tử.

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.