ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 14:34:30
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Làn gió mới đang về

Báo Cà Mau (CMO) "Ngày trước, bà con trong xóm muốn ra chợ phải chống xuồng qua "đi ké" lộ ngang sông. Khi Nhà nước triển khai lộ chống tràn 3 m, người dân ai cũng hồ hởi chuẩn bị lộ đất đen để công trình thi công đến đâu là hoàn thành ngay đến đó. Tết này nếu mấy cây cầu xây dựng xong thì xe ô-tô có thể vi vu đến tận nhà. Nếu không có xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng nông thôn sẽ không khởi sắc như bây giờ", ông Khổng Minh Tiếng, ấp Ðòn Dong, xã Khánh Lộc, chia sẻ.

Có thể thấy phong trào xây dựng NTM đã giúp người dân thay đổi nhận thức, hành động và cũng chính phong trào xây dựng NTM đã tạo ra những giá trị mới cho vùng nông thôn huyện Trần Văn Thời nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung. 

Diện mạo mới

Công cuộc xây dựng NTM đã tác động tích cực đến đời sống người dân nông thôn, làm thay đổi dần diện mạo vùng quê. Các công trình đường làng, ngõ xóm được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống người dân cải thiện rõ rệt. Ðến nay có 7/11 xã đạt chuẩn NTM, đạt 63,63%; toàn huyện đạt tổng số 147 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 15,73 tiêu chí. Hiện nay, thị trấn Trần Văn Thời đạt 40/52 nội dung; thị trấn Sông Ðốc đạt 38/52 nội dung xây dựng đô thị văn minh.

Diện mạo của huyện được mệnh danh “Cà Mau thu nhỏ” ngày càng thay đổi nhờ phát huy được ý Ðảng, lòng dân. Ảnh: NHẬT MINH

Năm 2022, huyện tập trung chỉ đạo xây dựng đường bê-tông với chiều dài gần 71 km, tổng kinh phí trên 87 tỷ đồng. Song song đó, các địa phương trên địa bàn huyện đã xây dựng 39 cầu, tổng trị giá trên 9 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách trên 2 tỷ đồng, còn lại vận động doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Ðến nay, 11/11 xã có đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hoá hoặc bê tông hoá, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm; đường trục ấp và liên ấp với tổng chiều dài 1.080 km, đã được bê tông hoá, đạt 100%.

Ðang cắt tỉa lại hàng rào trước nhà cho tươm tất, ông Trần Hoàng Nam, ấp Rạch Nhum, xã  Khánh Bình Ðông, chia sẻ: "So với vài năm về trước thì hiện đời sống người dân nông thôn khác hơn rất nhiều nhờ có điện, đường, trường, trạm y tế, chợ, có chỗ để người dân thể dục, thể thao… không khác gì thành thị. Nhất là đường được mở rộng nên đi lại rất thuận tiện, xe ô tô đã về đến tận nhà”.

Khi NTM về đến tận ngõ đã mang theo luồng gió mới góp phần thay đổi diện mạo làng quê, thổi vào trong tâm hồn người dân sự phấn khởi, đổi mới trong nếp nghĩ, cách làm để chung tay giữ gìn nông thôn ngày thêm mới. Bí thư Chi bộ ấp Rạch Nhum phấn khởi chia sẻ, người dân và cán bộ nơi đây phấn đấu để giữ vững cũng như nâng chất xã NTM. Các hộ dân đã ý thức chung tay cùng chính quyền cơ sở xây dựng tuyến dân cư kiểu mẫu, tạo nên nét mới mà nếu không xây dựng NTM thì không thể có được. Chúng tôi càng tự hào khi vừa qua tuyến dân cư kiểu mẫu của ấp Rạch Nhum còn được các tỉnh bạn trong khu vực ÐBSCL đến tham quan, học tập kinh nghiệm.

Ðể nông thôn thêm mới

Không chỉ đổi thay về cơ sở hạ tầng mà chính NTM cũng đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và chung tay thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo. Thuộc diện hộ nghèo của địa phương, gia đình bà Lê Thị Gọn, ấp Trùm Thuật, xã Khánh Hải, đã được Tổ chức Save the Children hỗ trợ dê giống nhằm giúp người dân ổn định sinh kế, thoát nghèo bền vững. Bà Gọn tâm sự: "Ở nông thôn ít đất sản xuất nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Khi được hỗ trợ dê giống, chúng tôi rất phấn khởi. Nguồn thức ăn chăn nuôi thì tận dụng rau, cỏ quanh nhà, đây là cách lấy công làm lời đối với những hộ ít đất sản xuất". 

Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện Trần Văn Thời đạt trên 53 triệu đồng. Theo kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo cuối năm 2022, khu vực nông thôn còn 910 hộ nghèo, chiếm 2,45%, tăng 227 hộ so với năm 2021; 539 hộ cận nghèo, chiếm 1,45%, giảm 8 hộ so với năm 2021. Trong đó, 11/11 xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 4%, đặc biệt xã Khánh Lộc đã xoá trắng hộ nghèo, số hộ cận nghèo giảm so với năm trước.

Ấp Kinh Ðứng B, xã Khánh Hưng, được đầu tư hạ tầng khang trang, người dân phấn đấu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, từ đó tạo nên diện mạo mới cho vùng quê có đông đồng bào dân tộc Khmer. Ảnh: HOÀNG VŨ

Sau hơn 1 năm khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, công tác giải quyết việc làm trên địa bàn huyện cũng đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực. Theo đó, toàn huyện đã giải quyết việc làm cho trên 5.600 lao động nông thôn, trong đó trên 3.780 lao động ngoài tỉnh; 1.766 lao động trong tỉnh; 73 lao động xuất khẩu, đạt 112,38%. Ðồng thời, đào tạo, bồi dưỡng và truyền nghề cho 3.962 lao động, đạt 101,38%; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 70%.

Ông Trần Tấn Công, Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, thông tin, năm 2022, các đơn vị được UBND huyện phân công phụ trách công tác giảm nghèo tại các xã, thị trấn thường xuyên theo dõi, đến nhà động viên, thăm hỏi, vận động hỗ trợ các mặt trong sinh hoạt hàng ngày và hướng dẫn hộ gia đình chính sách nói chung, hộ thuộc gia đình chính sách đã thoát nghèo, thoát cận nghèo cách thức làm ăn để tạo thu nhập, ổn định cuộc sống.

“Ðể huyện đạt chuẩn NTM sớm hơn 1 năm so với lộ trình, không thể thiếu vai trò chủ thể của người dân. Ðây là yếu tố căn bản quyết định thành công trong xây dựng NTM theo phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và thụ hưởng. Có như thế, giá trị cốt lõi của phong trào xây dựng NTM mới đúng thực chất, đúng mục tiêu”, ông Trần Tấn Công khẳng định.


Năm 2023, huyện Trần Văn Thời phấn đấu có thêm 2 xã đạt chuẩn NTM là xã Khánh Hưng và Phong Ðiền. Ðồng thời, rà soát nâng cao chất lượng các tiêu chí văn minh đô thị thị trấn Trần Văn Thời và thị trấn Sông Ðốc, đến cuối năm mỗi đơn vị tăng thêm ít nhất 2 nội dung đạt chuẩn văn minh đô thị. Rà soát, đầu tư, đề xuất cấp trên thực hiện quy trình nâng xã Khánh Bình Tây thành thị trấn. Huy động mọi nguồn lực đầu tư, xây dựng thị trấn Sông Ðốc trở thành đô thị động lực của tỉnh, cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại III.


 

Phương Lài

 

 

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Trao học bổng "Quỹ xe đạp chở ước mơ"

Chiều 18/9, kỷ niệm 28 năm thành lập và Tháng hành động vì trẻ em, Công ty Bảo Việt nhân thọ Cà Mau tổ chức trao học bổng xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học. Đây là hoạt động trong chương trình “Trao hơn cả cam kết” thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với các em học sinh nghèo hiếu học. 

Chống ngập cho TP Cà Mau cần giải pháp căn cơ

Hệ thống mương thoát nước thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo năng lực, cùng với cao trình nhiều tuyến đường thấp hơn so với mực nước triều cường... được xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Cà Mau khi có mưa lớn.

Nhà văn hoá ấp xanh, sạch, đẹp

Mô hình trang trí Nhà văn hoá - Khu thể thao ấp, khóm xanh, sạch, đẹp và có nội dung hoạt động phong phú, được huyện Thới Bình linh hoạt tổ chức thành cuộc thi. Từ đó, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn huyện.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).