ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 21-7-25 07:46:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lan toả niềm đam mê tiếng Anh

Báo Cà Mau Chung đam mê tiếng Anh và mong muốn lan toả niềm đam mê với bộ môn này, cũng như giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn có thể học tốt tiếng Anh, dự án "Người yêu Anh" được ra đời và nhóm học sinh tại Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển đã sắm vai "người thầy", đưa kiến thức tiếng Anh hữu ích đến với các bạn.

Mở cánh cửa kiến thức cho nhiều trẻ khó khăn

Nhóm bạn “tập làm thầy” này đều là những học sinh Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển. Người góp lửa truyền cảm hứng đầu tiên là Nguyễn Nam Bảo Ngọc với dự án "Người yêu Anh" (tiếng Anh). Câu chuyện của Bảo Ngọc cũng thật thú vị, ở thời điểm năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát, nhận thấy sự cần thiết của việc học tiếng Anh vì các bạn cùng trang lứa với mình không được đi ra ngoài, không được đến trường để tiếp thu thêm kiến thức mới, sợ rằng vốn tiếng Anh sẽ mai một; thêm nữa, một số bạn có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đến trung tâm ngoại ngữ để học và tiếp cận với các phương pháp học tiếng Anh tốt hơn, thế là Bảo Ngọc nghĩ ra hình thức dạy Online để trau dồi tiếng Anh cho các bạn. Mãi đến năm nay Bảo Ngọc mới quyết định dạy trực tiếp. Nhưng một mình em thì không thể dạy trực tiếp hết tất cả các lớp, cô bạn 17 tuổi đã mời thêm một số bạn có thành tích tốt ở môn Tiếng Anh và có chung chí hướng, muốn lan toả tình yêu môn ngoại ngữ này đến các em nhỏ và các bạn cùng trang lứa, để dạy kèm theo từng lớp.

Nguyễn Nam Bảo Ngọc, lớp 12 Chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, cho biết tiêu chí để chọn người đồng hành dạy kèm cùng mình: "Em chọn các bạn có khả năng truyền đạt và có thành tích học tập tốt ở môn Tiếng Anh. Em hướng dẫn thêm cho các bạn một số kỹ năng, vì trước đó em có đi học lớp Tesol, tức là lớp dạy tiếng Anh cho người nói tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai, đây là chứng chỉ quốc tế. Em chia sẻ những kiến thức mình học được để khi các bạn dạy các em nhỏ hơn, các bạn sẽ phần nào có được kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy đúng”.

Ngoài Bảo Ngọc, nhóm dạy kèm cho các lớp học của "Người yêu Anh" có thêm 3 bạn nữa, đều thuộc đội tuyển quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh... thành thạo nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh và được các thầy cô đánh giá rất cao về năng lực. Và hơn hết, các bạn muốn tạo môi trường cho những bạn có hoàn cảnh khó khăn không thể đến với tiếng Anh, hoặc các bạn chưa tìm ra phương pháp học tiếng Anh đúng cách... để giúp trau dồi, cải thiện cách học và kiến thức.

Các thành viên đứng lớp của dự án “Người yêu Anh” đều là học sinh của Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển.

Dương Trung Hiếu, lớp 12 Chuyên Anh, một thành viên đứng lớp dạy kèm, chia sẻ: "Em cũng là một học sinh từng không có điều kiện học tiếng Anh từ sớm, vì em đến từ huyện Phú Tân. Khi bản thân đã có môi trường học tập đầy đủ thì mình phải có trách nhiệm đóng góp lại cho cộng đồng, giúp đỡ các bạn, các em về kiến thức tiếng Anh”.

Ðào Thị Phương Linh, lớp 12 Chuyên Anh, cũng là một thành viên mới tham gia dự án "Người yêu Anh", chia sẻ: “Em theo dõi group "Người yêu Anh" được một thời gian, khi nhìn thấy bài viết tìm người bạn đồng hành cho dự án lần này, em không ngần ngại, đăng ký ngay. Em tin, với kiến thức của mình sẽ giúp ích cho các bạn đang học sai phương pháp”.

Mỗi buổi dạy tầm 1 tiếng 30 phút sẽ nhận được 90 ngàn đồng và hỗ trợ xăng xe 10 ngàn đồng, tổng là 100 ngàn đồng. Một tuần các bạn dạy từ 2-3 buổi, nguồn tiền làm chi phí cho các bạn dạy và học bổng cho các bạn học giỏi trong lớp sẽ được trích từ quỹ "Người yêu Anh". Bên cạnh việc dạy từ thiện, nhóm có dạy thêm tính phí, sẽ dùng nguồn tiền này bỏ vào quỹ "Người yêu Anh"; có nhiều mạnh thường quân ngỏ ý đóng góp, nhưng vì không muốn mất đi tính chất của quỹ nên các bạn không nhận. Mỗi kỳ hỗ trợ 2 suất học bổng cho 2 bạn học suất sắc nhất tại lớp học của "Người yêu Anh".

Hiện có 4 lớp tiếng Anh đang được nhóm dạy kèm, gồm 3 lớp ngữ pháp và 1 lớp giao tiếp. Mỗi lớp khoảng 10-15 bạn. Khó khăn lớn nhất của các bạn trẻ là cân bằng giữa việc học và việc dạy. Các bạn phải ôn tập để thi tốt nghiệp lớp 12 và có nhiều dự án cộng đồng khác. Dù thế, mỗi bạn vẫn cố gắng sắp xếp một chút, dành thời gian đứng lớp và kèm các bạn trong lớp một cách tốt nhất, đầy nhiệt tâm.

Nhiều bạn trẻ từ nhiều cấp học tìm đến lớp học tiếng Anh này và có hoàn cảnh khó khăn.

“Mắc cỡ” khi ðược gọi “thầy”

Các lớp tiếng Anh của dự án "Người yêu Anh" đang được các bạn trẻ này duy trì và phát triển rất tốt. Khi đến trường, nhiều bạn học biết được dự án này nên thường gọi trêu họ là “thầy”, là “cô” một cách ngưỡng mộ. Thế nhưng, các bạn đều từ chối khéo léo vì hiểu đây là trách nhiệm cộng đồng mà mình tự nguyện gánh vác, không thể tự kiêu, tự mãn nhận bừa chữ “thầy”, chữ “cô” cao quý.

Bảo Ngọc tâm sự: "Sau khi kết thúc lớp học, các bạn tham gia đều quay lại nói với em là việc học ở "Người yêu Anh" đã giúp các bạn được nhiều điều. Ðó là niềm vui và động lực để em phát triển dự án. Chúng em không nhận mình là cô giáo hay thầy giáo, lâu lâu các bạn hay trêu là “cô”, em sẽ cười và từ chối vì luôn giữ tư tưởng cho các bạn là mình chỉ chia sẻ lại các kiến thức mà mình có".

Dù từ chối danh xưng vì thấy mình chưa đủ tầm, nhưng công việc truyền đạt kiến thức lại được mỗi thành viên xem là một trách nhiệm trên vai. Với vai trò thủ lĩnh, Bảo Ngọc quả quyết: “Ở đây, chúng em không gọi là dạy cho các bạn dưới mình, mà chỉ là người có một chút kiến thức và chia sẻ những kiến thức tốt mà mình có được cho các bạn. Ðương nhiên, chuyện sai sót có thể sẽ xảy ra trong quá trình. Thế nên, trước khi các bạn lên lớp sẽ phải soạn giáo án trước, gửi cho em để em kiểm tra kỹ càng nhằm hạn chế tối đa các lỗi sai. Bên cạnh đó, em sẽ hỗ trợ bằng cách đưa ra một chương trình học chung để các bạn dễ dàng soạn giáo án hơn”.

Sinh ra trong gia đình nhà giáo nên bạn Trung Hiếu học hỏi được từ phụ huynh cách chuẩn bị giáo án cho từng bài dạy của mình ở lớp tiếng Anh. “Em chỉ mất 1-2 tiếng là có thể tổng hợp lại được các bài dạy, kiến thức cũng như phân chia giáo án cho các em. Em được phân đảm nhận lớp giao tiếp tiếng Anh và lớp ngữ pháp tiếng Anh ở trình độ cơ bản. Ðây là những kiến thức em đã nắm vững rồi. Thêm nữa, bản thân em cũng đã trải qua lộ trình của riêng mình và cảm thấy rất hiệu quả. Sau những buổi học đầu, em sẽ về chỉnh lại giáo án để đảm bảo kiến thức đầy đủ, nhanh chóng, kịp thời cho các em thông thạo tiếng Anh hơn. Em cũng cố gắng lồng ghép ngôn ngữ đời thường, trò chơi... để các em tiếp xúc với tiếng Anh một cách thú vị”, Trung Hiếu chia sẻ.

Dù dạy miễn phí hoàn toàn nhưng bạn Phương Linh tâm huyết phải đưa kiến thức đủ, đúng và mới để các bạn yêu tiếng Anh giỏi hơn từng ngày. “Em cập nhật từ nhiều trang web tiếng Anh uy tín để kiến thức được nâng cao liên tục. Em mong muốn lan toả cảm hứng học tiếng Anh, giúp các bạn yêu thích môn này hơn”, Phương Linh bày tỏ.

Các bạn trẻ mong mỏi dự án "Người yêu Anh" sẽ là môi trường tốt, dần tạo nên cộng đồng giới trẻ được tiếp xúc với tiếng Anh một cách hiệu quả và yêu tiếng Anh hơn mỗi ngày thay vì sợ hãi nó. Và đây cũng chính là niềm vui nhỏ, khi thành công không phải là tiền lời mà là nụ cười và đam mê./.

 

Lam Khánh

 

Hành trình chinh phục đỉnh cao tri thức của hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển

Những ngày qua, hai nam sinh Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển: Nguyễn Ngọc Gia Bảo (lớp 12 chuyên Hóa) và Lê Trọng Nguyễn (lớp 12C3) đã mang về niềm tự hào cho gia đình, nhà trường và ngành giáo dục Cà Mau khi cùng đạt thành tích cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Những người bền bỉ "gieo chữ"

Không chỉ vững chuyên môn, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, cô Lê Thị Anh Thư và cô Lã Thị Thu Hương, giáo viên Trường Tiểu học Phan Ngọc Hiển (phường An Xuyên) còn là những tấm gương điển hình về lòng yêu nghề, sự tận tâm với học trò. Mới đây, cả hai vinh dự đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm 2025.

Thủ khoa Đất Mũi và hành trình mang ước mơ gửi vào màu áo lính

Võ Trương Gia Huấn, nam sinh Trường THPT chuyên Bạc Liêu (phường Bạc Liêu) không chỉ là thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của tỉnh Cà Mau với tổng điểm 37,5 mà còn đồng thời là thủ khoa khối A00 của tỉnh (Toán 10, Lý 10, Hóa 9,75). Phía sau thành tích đáng nể ấy là câu chuyện đẹp của một chàng trai tự học bền bỉ, sống chân thành, và có ước mơ giản dị: “Phục vụ đất nước trong màu áo Quân nhân”.

Thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00, quê Cà Mau

Em là Trần Đức Tài, nam sinh quê hương Sông Đốc, tỉnh Cà Mau, xuất sắc trở thành thủ khoa duy nhất toàn quốc khối B00 (Toán – Hóa – Sinh) trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Là học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP Hồ Chí Minh, Đức Tài đạt điểm 10/10 ở cả ba môn, với tổng điểm 30 tuyệt đối.

Cà Mau: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 2025 trên 99%

Điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa được công bố vào lúc 8 giờ sáng nay. Năm nay, tỉnh Cà Mau (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,26%, tỉnh Bạc Liêu (cũ) có tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp đạt 99,56%. Tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh Cà Mau (mới) đạt 99,37%.

Tỉnh Cà Mau có Tạp chí Khoa học được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận tính điểm

Chiều 15/7, Trường Đại học Bạc Liêu tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Tạp chí Khoa học Trường Đại học Bạc Liêu (tạp chí in và tạp chí điện tử) và bổ nhiệm Tổng Biên tập.

Tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh theo cha mẹ về Cà Mau công tác

Sau sáp nhập đơn vị hành chính, ngành giáo dục Cà Mau khẩn trương bố trí trường lớp cho hơn 450 học sinh theo cha mẹ từ tỉnh Bạc Liêu (cũ) chuyển về, với phương châm "vướng đâu gỡ đó", đảm bảo không để học sinh nào bị gián đoạn trước thềm năm học mới 2025-2026.

Sở Giáo dục & Đào tạo triển khai quyết định về công tác cán bộ

Chiều 11/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị triển khai quyết định về công tác cán bộ.

Đảm bảo công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 diễn ra thuận lợi

Sau khi vận hành bộ máy chính quyền địa phương hai cấp, ngành giáo dục Cà Mau giữ ổn định toàn bộ phương án tuyển sinh, không gây xáo trộn để bảo đảm quyền lợi cho học sinh, phụ huynh.

Phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong tuyển sinh đầu năm học mới

Năm học mới đang cận kề, tuy nhiên nhiều trường học trên địa bàn phường Bạc Liêu gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng học sinh theo cha mẹ chuyển về khu vực trung tâm hành chính tỉnh Cà Mau ngày càng tăng, dẫn đến lượng hồ sơ nhập học giảm mạnh. Tình trạng này gây khó khăn cho việc tổ chức lớp học, sắp xếp giáo viên và ổn định công tác giảng dạy.