ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 28-11-24 18:05:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Phụ nữ Khánh Bình Đông đoàn kết phát triển kinh tế

Báo Cà Mau Với mục tiêu xây dựng mối quan hệ đoàn kết trong hội viên phụ nữ, giúp nhau cùng tiến bộ, thời gian qua, Hội LHPN xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động thiết thực, nổi bật là các mô hình hùn vốn xoay vòng giúp chị em phụ nữ ổn định cuộc sống.

Hội LHPN xã Khánh Bình Đông vận động, duy trì 10 tổ tiết kiệm với số vốn 50 triệu đồng, giúp 10 hội viên buôn bán, chăn nuôi, trồng trọt; duy trì được 2 tổ hùn vốn bằng vàng có 24 thành viên tham gia, năm 2024  hùn được 72 chỉ vàng, giúp cho 4 chị xây nhà cơ bản, sản xuất kinh doanh, nuôi con ăn học... Đây là những cách làm hay trong phát huy vai trò phụ nữ, chung tay hỗ trợ nhau phát triển kinh tế.

Mô hình hùn vốn đã tạo điều kiện giúp nhiều phụ nữ ấp 8 tích luỹ nguồn thu nhập.Mô hình hùn vốn đã tạo điều kiện giúp nhiều phụ nữ ấp 8 tích luỹ nguồn thu nhập.

Chị Đỗ Thị Bé Bảy, Phó chủ tịch Hội LHPN xã Khánh Bình Đông, nhận định: “Các mô hình hùn vốn, hùn vàng, tiết kiệm heo đất... đã phát huy hiệu quả khi ngày càng có nhiều chị em phụ nữ đồng thuận tham gia. Không phân biệt hội viên thuộc hộ khấm khá hay hội viên còn khó khăn, tất cả cùng bình đẳng tham gia hùn vốn phát triển kinh tế. Các mô hình này giúp nhiều chị em có được chi phí để tái đầu tư sản xuất, buôn bán, sinh hoạt, tích luỹ thu nhập...”.

Đơn cử như chị em phụ nữ ở Ấp 8, xã Khánh Bình Đông, ai cũng hăng hái tham gia phong trào hùn vốn khi được các cấp hội phát động. Duy trì mô hình đã nhiều năm qua, mô hình hùn vốn xoay vòng đã thu hút nhiều hội viên tham gia, lan toả sâu rộng các phong trào phụ nữ, phát huy vai trò phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, làm chủ bản thân.

“Ấp 8 hiện có 92 hội viên, chia làm 4 tổ hùn vốn, mỗi tổ bình quân từ 10-15 hội viên. Trong tháng, mỗi hội viên góp 500.000 đồng, sau đó bốc thăm để nhận và sau đó góp từng tháng trả lại. Đây có thể xem là phần tiết kiệm, giúp chị em hình thành thói quen tích luỹ thu nhập”, chị Lê Thị Mỹ, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Ấp 8, chia sẻ.

Tham gia hội phụ nữ gần 15 năm qua, khi chi hội phát động phong trào hùn vốn trong hội viên, chị Đặng Thị Tú (Ấp 8, xã Khánh Bình Đông) đều hăng hái tham gia. Khoảng tiền hùn vốn nhận được giúp chị có điều kiện chăm lo cho gia đình và phát triển sản xuất.

Từ nguồn hùn vốn xoay vòng, chị Tú có thể phát triển mô hình trồng rẫy trên cùng diện tích nông nghiệpTừ nguồn hùn vốn xoay vòng, chị Tú (bên trái) phát triển mô hình trồng rẫy trên cùng diện tích nông nghiệp.

Chị Tú tâm tình: “Là phụ nữ nên mình luôn ý thức xây dựng tổ ấm cho gia đình mình. Muốn làm được như vậy thì phải cùng chồng con phát triển sản xuất, tích luỹ thu nhập, trang trải cuộc sống. Mô hình hùn vốn trong chị em phụ nữ rất có ích, mỗi tháng chỉ cần tiết kiệm 500.000 đồng thôi nhưng mình đã cùng nhau chia sẻ gánh nặng kinh tế, tương trợ nhau cùng vươn lên”.

Chị Tú vừa nhận được 7,5 triệu đồng từ nguồn hùn vốn của hội viên phụ nữ. Với khoảng tiền đó, chị cải tạo đất, mua cá giống, mua hạt giống để bắt đầu sản xuất vụ mùa mới. Tuy số tiền hùn vốn nhận được không lớn nhưng đủ để chị và những hội viên trong tổ tích luỹ, chăm lo, vun vén cho gia đình nhỏ của mình.

Cũng như chị Tú, bà Trần Thị Thuỷ ở Ấp 8, xã Khánh Bình Đông tham gia tổ hùn vốn của hội phụ nữ để tích luỹ vốn buôn bán. Bà Thuỷ cho biết: “Mỗi tháng đóng 500.000 đồng cũng vừa với khả năng gia đình mình. Hùn vốn vừa tiết kiệm cho gia đình mình, vừa thể hiện tinh thần đoàn kết, chia sẻ khó khăn với chị em trong tổ”.

Đồng vốn ít nhưng ý nghĩa khi bà Thuỷ tận dụng khoản thu nhập từ buôn bán tạp hoá nhỏ để tham gia. Mỗi lần nhận được khoản tiền hùn vốn, bà Thuỷ mua thêm hàng hoá, sửa chữa chỗ nơi buôn bán để tăng nguồn thu nhập cho gia đình mình.

“Đối với xã Khánh Bình Đông, phong trào hùn vốn giúp nhau phát triển kinh tế luôn nhận được sự quan tâm của các cấp hội, đặc biệt là chính hội viên khi tham gia. Hành động nhỏ nhưng thiết thực khi các chị em dần hình thành được thói quen tiết kiệm, hùn vốn nhỏ nhưng tạo ra nhiều phần việc ý nghĩa, không chỉ giúp ích cho chính gia đình mình mà còn có thể hỗ trợ những gia đình khác. Hy vọng, thời gian tới chị em phụ nữ tại địa phương sẽ lan toả nhiều hơn phong trào này để mỗi chị là một thành viên tiêu biểu phát huy vai trò phụ nữ trong thời đại mới, chủ động phát triển kinh tế bền vững”, chị Bé Bảy cho biết thêm.

Hằng My

 

Hạnh phúc khi con có “mẹ”

Rất nhiều lần tôi đến Hoà Tân (xã vùng ven, cách TP Cà Mau hơn 30 phút đường xe) và hiếm khi trời không mưa. Mưa không quá lớn nhưng ẩm người, đủ làm mình khó chịu nhưng cũng đầy vấn vương. Mưa rả rích len lỏi qua kẽ lá, lâu dần làm cho mặt đường kênh Tám Thắng (ấp Xóm Chùa) đã nhỏ hẹp lại phủ đầy rêu xanh. Lần này cũng thế, mưa không ngớt khiến mặt đường thêm trơn trượt. Người dân đi trên con đường này thường không dám ngoái đầu. Tuy con đường khó đi nhưng không thể ngăn được lòng người đến với nhau. Chúng tôi gọi đây là “con đường hướng đến tương lai”.

Chăm sóc bữa ăn bán trú cho trẻ

Bữa ăn tại trường rất quan trọng đối với trẻ bậc mầm non, mẫu giáo. Ðể nâng cao chất lượng nuôi dạy trẻ, thời gian qua, nhiều trường mầm non trên địa bàn TP Cà Mau đã quan tâm, tạo điều kiện cho cả giáo viên lẫn nhân viên cấp dưỡng nâng cao tay nghề, vì sự phát triển của các mầm non tương lai.

Sáng tạo không gian xanh

Thực hiện công trình măng non và giúp các em học sinh yêu quý thiên nhiên, Trường Tiểu học Nguyễn Tạo (TP Cà Mau) đã sáng tạo một không gian xanh trong khuôn viên nhà trường để các em có nơi vui chơi, học tập.

Học để vui - Vui để học

“Năm học 2024-2025, trường đã triển khai Chương trình Học để vui - Vui để học, nhằm khuyến khích tinh thần học tập và tạo sân chơi bổ ích cho các em học sinh. Ðây là lần đầu tiên nhà trường áp dụng chương trình này, với hy vọng đem lại sự hứng khởi và những trải nghiệm thú vị cho học sinh”, thầy Hồ Quốc Cần, Hiệu trưởng Trường THCS Quách Phẩm Bắc, huyện Ðầm Dơi, chia sẻ.

Cây vú sữa trong trường học

Năm 1954, sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền Nam - Bắc, đồng bào miền Nam chiến đấu ác liệt với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Tại Cà Mau, dù chịu nhiều gian khổ, hy sinh nhưng người dân vẫn luôn hướng về Ðảng và Bác Hồ kính yêu. Cây vú sữa trong vườn Bác đã trở thành biểu tượng về tấm lòng của Bác luôn nhớ tới đồng bào miền Nam ruột thịt phải chịu nỗi đau chia cắt đất nước.

Ðồng Bìm Bịp đổi mới nhờ nông thôn mới

Ðịa danh đồng Bìm Bịp ở xã Quách Phẩm, huyện Ðầm Dơi từ lâu được nhiều văn nghệ sĩ đưa vào tác phẩm. Trong đó, Soạn giả Trọng Nguyễn có tuyệt tác vọng cổ “Ðồng Bìm Bịp” về vùng đất mà các thế hệ cha ông phải đánh đổi bao mồ hôi, nước mắt, hy sinh bởi sự khắc nghiệt của thiên nhiên và đương đầu với chiến tranh chống giặc ngoại xâm để con cháu hôm nay được tận hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Người tặng đời món quà vô giá

Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện vì cộng đồng, trên địa bàn huyện U Minh xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu. Trong đó, đảng viên, cán bộ hưu trí Lý Hồng Nhung, ở Khóm 2, thị trấn U Minh, huyện U Minh, là một điển hình.

Phụ nữ thị trấn Năm Căn tích cực thực hiện chuyển đổi số

Chuyển đổi số được Đại hội XIII của Đảng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII xác định một trong hai khâu đột phá của nhiệm kỳ: “Đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin” và Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số”.

Ươm mầm những thủ lĩnh thay đổi trong tương lai

Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" được thành lập với mục tiêu chính là giúp các em học sinh trung học cơ sở hiểu rõ hơn về bình đẳng giới, từ đó hình thành những thói quen và nhận thức đúng đắn về vai trò, quyền lợi của mỗi cá nhân, bất kể giới tính. CLB không chỉ là nơi các em trao đổi, thảo luận mà còn là một môi trường năng động, sáng tạo để các em thể hiện sự đổi mới trong tư duy và hành động.

Cô giáo yêu nghề, mến trẻ

Nhiệt huyết với nghề, mến trẻ và luôn phấn đấu trong giảng dạy, cô giáo trẻ Bùi Hồng Thích, giáo viên Trường Mầm non Hoạ Mi, xã Khánh Tiến, huyện U Minh là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhiều năm liền đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.