ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 29-4-25 15:54:46
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Liên hoan Nhạc cụ và Giọng ca tài tử nhí

Báo Cà Mau Hưởng ứng ngày hội Festival Tôm, sáng nay 12/12, Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức khai mạc Liên hoan Nhạc cụ và Giọng ca tài tử nhí năm 2023, tại Quảng trường Phan Ngọc Hiển, TP Cà Mau.

Anh Huỳnh Chí Dũng (bên phải), Giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh và anh Nguyễn Hoàng Sử, Phó Bí thư phụ trách Thành đoàn, tặng hoa Ban giám khảo.

Tham gia liên hoan có 24 đơn vị là các trường Tiểu học và THCS trên địa bàn TP Cà Mau, Nhà Thiếu nhi, Hội đồng Đội các huyện; với 34 thí sinh là các em đội viên từ 6-15 tuổi có năng khiếu chơi nhạc cụ và ca tài tử.

Liên hoan chia thành 2 bảng, gồm khối Tiểu học có 17 thí sinh, khối THCS có 17 thí sinh.

Nội dung các tiết mục ca ngợi đất nước, Đảng, Bác Hồ; tổ chức Đoàn - Hội - Đội; quê hương Cà Mau; về thầy cô, mái trường, gia đình và bạn bè; về con tôm; tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam và tình đoàn kết hữu nghị bè bạn quốc tế….

 Em Ngô Quang Lê, học sinh Trường THCS Phong Lạc (xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời) thi diễn độc tấu sáo Recorder (đoạt giải B).

Em Đỗ Gia Lượng, học sinh Trường THCS Phan Bội Châu (Phường 4, TP Cà Mau), độc tấu Organ (tiết mục đoạt giải C).

Liên hoan là sân chơi cho các em thiếu nhi phát huy năng khiếu về âm nhạc.

Anh Huỳnh Chí Dũng, Giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh, cho biết, đây là lần đầu tiên Liên hoan “Nhạc cụ và Giọng ca tài tử nhí” được tổ chức. Các thí sinh thi diễn nhiều hình thức nghệ thuật phong phú, đặc sắc như: Hát tài tử dân ca Nam Bộ; độc tấu và hòa tấu các nhạc cụ dân tộc như đàn nhị, sáo trúc và nhạc cụ nước ngoài: đàn organ, piano…, đem đến cho liên hoan những tiết mục hấp dẫn.

Thông qua liên hoan nhằm đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, nâng cao thị hiếu, giáo dục thẩm mỹ, cảm nhận nghệ thuật âm nhạc cho thiếu nhi. Bên cạnh đó, tạo điều kiện cho các em phát huy năng khiếu, sở trường và được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; tìm kiếm những tài năng nhí để kịp thời chăm bồi, phát huy năng khiếu, chuẩn bị cho các cuộc liên hoan cấp khu vực và toàn quốc.

 Anh Lê Mộng Hồ, Phó giám đốc Nhà Thiếu nhi tỉnh, trao thưởng cho em Nguyễn Ngọc Long (bên phải), học sinh Trường THCS Võ Thị Sáu (Phường 6, TP Cà Mau), đoạt giải A ở thể loại nhạc cụ và em Hứa Dĩ Văn, học sinh Trường THCS Nguyễn Du (xã Tắc Vân, TP Cà Mau), đoạt giải A giọng ca tài tử.

Sáng nay, kết thúc bảng khối THCS, Ban Tổ chức đã trao 2 giải A, 4 giải B, 8 giải C và giải triển vọng cho các thí sinh có thành tích xuất sắc. Sáng mai diễn ra phần thi của các thí sinh khối Tiểu học./.

 

Quỳnh Anh -  Minh Thừa

Trao kỷ niệm đẹp cho ngày trọng đại

Bỏ công sức để làm những chiếc cổng cưới lá dừa truyền thống thay lời chúc phúc, Xã đoàn Khánh Hải và Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời đã góp sức tạo nên một đám cưới đáng nhớ cho các đoàn viên, thanh niên (ÐVTN).

Phim lịch sử trỗi dậy

Từ năm 2023 đến nay, các bộ phim về đề tài lịch sử nhận được sự quan tâm của công chúng. Các nhà làm phim cũng chỉn chu, đầu tư hơn hẳn cho thể loại phim đặc biệt này.

Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên năm 2025: Huyện Trần Văn Thời đoạt giải Nhất toàn đoàn

Trong 2 ngày (19 và 20/4/2024), Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Cà Mau phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Liên hoan văn nghệ học sinh sinh viên với chủ đề “Bài ca thống nhất” năm 2025.

Khám phá bản thân cùng nhảy múa

Ngày nay, bên cạnh các môn thể thao, nhiều bạn trẻ lựa chọn học thêm kỹ năng nhảy múa. Ðặc biệt là dân văn phòng tìm đến các lớp nhảy múa như cách rèn luyện cơ thể dẻo dai, giảm căng thẳng.

“Những người bạn” hội ngộ

Những chàng sinh viên trường Mỹ thuật năm nào nay tìm về bên nhau trong cuộc hội ngộ nghệ thuật mang tên “Art friends”. Các tác phẩm được dệt nên từ những kỷ niệm đẹp mà họ cùng trải qua trong suốt những năm lao động nghệ thuật.

Người giữ hồn văn hoá dân tộc

Bằng niềm đam mê, tâm huyết của mình, nhiều nghệ nhân trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, nghệ nhân người Khmer nói riêng đã và đang miệt mài tham gia gìn giữ, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong đó phải kể đến Nghệ nhân Hữu Văn Kel, ở ấp Cây Khô, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Ðồng bào Khmer đón Tết no ấm

Những ngày qua, đồng bào dân tộc tại xóm Khmer Lớn, Ấp 6, xã Khánh Hoà tất bật trang hoàng nhà cửa, làm cỏ hai bên đường, tập trung tại salatel dọn dẹp vệ sinh, tạo không gian xanh - sạch - đẹp để đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Phim trường phục dựng bối cảnh xưa cũ: Nỗ lực lớn của nhà làm phim Việt

Cùng với nội dung và dàn diễn viên chuyên nghiệp, việc tìm đúng bối cảnh để phục dựng tạo nên phim trường chân thực, sát với thời gian, không gian mà phim miêu tả, là nỗ lực lớn của các nhà làm phim, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm.

Tâm huyết bảo tồn chữ viết dân tộc

Với tâm niệm không để ngôn ngữ và chữ viết dân tộc mình bị mai một, nhiều thầy giáo, các vị sư dân tộc Khmer đã âm thầm cống hiến công sức, trí tuệ, truyền dạy ngôn ngữ, chữ viết Khmer cho lớp trẻ. Qua đây, ngày càng có nhiều con em đồng bào Khmer thông thạo ngôn ngữ, chữ viết, cùng nhau giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.