ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 4-12-24 00:39:06
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Lưu ý khi sử dụng bao bì thực phẩm

Báo Cà Mau Trong cuộc sống hiện nay, bao bì thực phẩm được sử dụng rộng rãi hằng ngày. Ngoài công dụng chứa đựng lương thực, thực phẩm và các vật phẩm, bao bì còn được xem là “vũ khí” truyền đạt thông tin về sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, thu hút người tiêu dùng.

Nếu trước đây bao bì chỉ cần mẫu mã đẹp, đa dạng về hình thức, thì nay còn phải đáp ứng thêm tiêu chí xanh, sạch và thân thiện với môi trường, điều này đang trở thành xu hướng chung trên toàn thế giới.

Ông Phạm Văn Hưng, Phó chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, cho biết: "Hiện nay, bao bì thực phẩm được làm từ nhiều chất liệu như: giấy, nhựa, cao su, gốm, thuỷ tinh... Theo quy định hiện hành, tất cả các loại bao bì cũng như các loại sản phẩm, thực phẩm phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn. Các bao bì thực phẩm của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh, đảm bảo sức khoẻ người dùng trước khi đưa vào sử dụng".

Nhiều năm kinh doanh các mặt hàng nhu yếu phẩm, chị Huỳnh Thị Kim Tuyến, chủ cửa hàng bách hoá tự chọn trên địa bàn Phường 8, TP Cà Mau, nhận định: “Với sự phát triển của xã hội, xu hướng hiện nay là nhiều người tiêu dùng quan tâm lựa chọn những sản phẩm có bao bì bằng giấy chuyên dụng, không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, phân huỷ nhanh, thân thiện với môi trường tự nhiên”.

Bao bì giấy là sản phẩm hữu dụng, không thể thiếu trong đời sống hằng ngày.

Tuy nhiên, hiện trên thị trường vẫn tồn tại nhiều loại bao bì thực phẩm như: bọc ni lông, hộp xốp, chai nhựa... tái chế, không đạt yêu cầu quy chuẩn kỹ thuật, thôi nhiễm nhiều chất độc hại cho sức khoẻ con người và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Ðặc biệt, mối nguy hại từ hộp xốp chứa các chất độc hại có thể thôi nhiễm khi sử dụng trực tiếp với thức ăn, tích tụ lâu dài trong cơ thể, gây ung thư cho con người, xếp vào loại 2B. Ngoài ra, nhựa tái sinh, nhựa rẻ tiền, nhựa chất lượng kém, thường dùng làm vỏ đựng đồ ăn nhanh, cốc nước, hộp đựng trứng, dao, muỗng, nĩa... có thể giải phóng chất độc hại, vì vậy không đựng đồ ăn, thức uống lâu dài.

“Các chất độc hại có trong bao bì thôi nhiễm vào thực phẩm thường không nhiều để có thể gây ngộ độc cấp tính ngay tức thì. Nhưng điều đáng quan tâm là khả năng tích luỹ thời gian lâu dài của các hoá chất này, có thể gây ngộ độc mãn tính, nguy hiểm, khó lường. Tất nhiên, ngộ độc mãn tính còn tuỳ thuộc cơ địa của người bị nhiễm, mức độ thôi nhiễm của bao bì phụ thuộc vào bản chất của từng loại bao bì, bản chất của thực phẩm, hàm lượng chất thôi nhiễm trong nền bao bì, điều kiện lưu trữ, cách thức chuẩn bị, chế biến thực phẩm và sử dụng”, ông Hưng cho biết thêm.

“Lâu nay, nhiều người vẫn hay sử dụng giấy báo, giấy in, giấy tập học sinh, hay những tờ bướm quảng cáo để gói thực phẩm, bởi vừa nhanh, gọn, ít tốn chi phí. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi ấy là những tác hại khôn lường đối với sức khoẻ con người. Ðặc biệt, với thói quen, nhiều người bán hàng sử dụng các loại giấy đã có mực in để gói, tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm như bánh mì, xôi và nhiều loại thực phẩm khác. Khi ăn những thực phẩm được gói bằng giấy có in chữ, giấy báo, người tiêu dùng có nguy cơ nhiễm độc chì gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Tuy nhiên, nhiều người không thấy được tác hại nên vẫn thờ ơ với những loại giấy này”, ông Hưng cảnh báo.

Không chỉ đầu tư vào chất lượng thực phẩm, các cơ sở sản xuất cũng chú trọng mẫu mã bao bì để truyền tải thông tin, tạo độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng.

Ðể bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, ông Hưng khuyến cáo, các chủ cơ sở buôn bán thực phẩm cần sử dụng những loại giấy chuyên dùng đã được công bố tiêu chuẩn để gói thực phẩm. Ðồng thời, sử dụng các loại lá trong tự nhiên để gói thực phẩm như: lá chuối, lá sen, lá dong; tuy nhiên, những loại lá này cần phải được rửa sạch, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài ra, người tiêu dùng cần kiên quyết nói không khi người bán sử dụng các loại giấy báo, giấy có chữ in... để gói thực phẩm.

Ðối với sản phẩm như thau nhựa, xô nhựa, có thể đựng được nước, đựng được sản phẩm khô rất tốt; ngược lại, chúng không chịu được ảnh hưởng bởi môi trường axit. Ví dụ như làm dưa chua trong thau nhựa, xô nhựa, một thời gian môi trường axit sẽ thôi nhiễm một số chất trong đó, không có lợi cho cơ thể. Vì thế, nên sử dụng các loại dụng cụ bằng thuỷ tinh, sành sứ để làm dưa thì mức độ ô nhiễm của nó thấp hơn./.

 

Trung Ðỉnh - Hoàng Vũ

 

Mít tinh Ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDS

Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh: “Sau gần 35 năm triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS, Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực, thu hút sự quan tâm của các tổ chức trong và ngoài nước, trở thành một trong những điểm sáng về phòng, chống HIV/AIDS tại khu vực và toàn cầu”.

Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Sáng 28/11, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm với các điểm cầu các tỉnh, thành trong cả nước. PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế, chủ trì hội nghị.

Nâng cao kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá

Để đẩy mạnh công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, ngày 28/11, Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) và Sở Y tế tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tập huấn phòng, chống tác hại của thuốc lá tại tỉnh Cà Mau.

Những loại thực phẩm có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ

Thực phẩm không chỉ là món ăn để no và nuôi sống cơ thể hằng ngày của mỗi con người, mà đối với trẻ nhỏ, nhiều loại thực phẩm còn có giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp cho trẻ được phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

Các nhóm đối tượng có nguy cơ cao  mắc ung thư tuyến tuỵ

Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) cho biết, ung thư tuyến tuỵ nói riêng và căn bệnh ung thư nói chung đã trở thành là nỗi lo của rất nhiều hộ gia đình, bởi ngoài việc phải chi phí cao cho công tác điều trị, thì việc kéo dài thời gian sống của bệnh nhân cũng rất khó. Trong đó, ung thư tuyến tuỵ được xem là vô cùng nguy hiểm và luôn có tiên lượng xấu.

Biện pháp phòng bệnh tim mạch hiệu quả

Bệnh tim mạch (bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, suy tim...) là căn bệnh nguy hiểm, nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Bệnh đang có chiều hướng gia tăng trong những năm gần đây với tỷ lệ tử vong cao. Do đó, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tim mạch là vấn đề hết sức cần thiết.

Lợi ích điều trị ung thư tại tuyến tỉnh

Từ năm 2016, Bệnh viện Ða khoa tỉnh Cà Mau là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh. Theo đó, thời gian qua, Khoa Ung bướu, Bệnh viện Ða khoa tỉnh được đầu tư nhiều trang thiết bị, cũng như nguồn nhân lực để thực hiện điều trị các bệnh lý về ung thư. Ðiều này đem lại hiệu quả điều trị cũng như giảm chi phí cho bệnh nhân và người nhà, nhất là đối với bệnh nhân vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Cẩn trọng với dị vật tai mũi họng ở trẻ nhỏ

Mắc dị vật tai mũi họng (TMH) thường gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất là trẻ em. Ðặc biệt, trẻ em hay tinh nghịch, hiếu động, thích khám phá thế giới xung quanh nên thường có thói quen nhét vật lạ vào mũi, tai, hay ngậm các vật nhỏ vào miệng, dễ sặc vào phổi... Một số trường hợp do bất cẩn trong chế biến thức ăn, trẻ dễ bị hóc xương. Dị vật TMH ở trẻ em nếu không được phát hiện, chẩn đoán và xử trí kịp thời sẽ gây các biến chứng khôn lường.

Tai biến mạch máu não và cách phòng ngừa

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là tình trạng đột quỵ não do máu đến nuôi dưỡng não rất ít, hoặc không đến được do hẹp hoặc do tắc nghẽn động mạch não (nhồi máu não) hoặc do vỡ mạch máu não (xuất huyết não).

Cần xử lý cương quyết vi phạm an toàn thực phẩm

Những năm gần đây, tình trạng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng đang ngày càng phổ biến, do việc vi phạm về chế độ an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật đối với người kinh doanh trên thị trường.