ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 29-6-24 13:09:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Tăng cường kiểm tra - Ðảm bảo an toàn thực phẩm

Báo Cà Mau Nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD), từ đầu năm đến nay, huyện Thới Bình tăng cường các đợt kiểm tra tại các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng (NTD).

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện quản lý 946 cơ sở SXKD thức ăn, nước uống, 17 bếp ăn tập thể và căn tin trường học. Ðể đảm bảo ATVSTP cho NTD, Trung tâm Y tế huyện đã phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức các đợt kiểm tra tại hơn 612 cơ sở trong huyện, ghi nhận có 15 cơ sở chưa đạt điều kiện, chưa đảm bảo vệ sinh, quên khám sức khoẻ định kỳ, bán hàng hết hạn sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc, hàng không nhãn mác.

Ðoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra sản phẩm bún của cơ sở sản xuất tại thị trấn Thới Bình.   

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thới Bình, cho biết: “Bên cạnh tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp chưa đủ điều kiện ATVSTP, ngành còn phối hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về ATVSTP, góp ý những cơ sở chưa đủ điều kiện để họ khắc phục những lỗi về an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao ý thức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, tạo niềm tin cũng như đảm bảo sức khoẻ cho NTD”.

Trên địa bàn huyện mặc dù chưa có trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, tuy nhiên, qua kiểm tra vẫn có nhiều loại thực phẩm mà NTD thường sử dụng hằng ngày như: thịt, chả, bún... không đảm bảo an toàn. Do đó, vừa qua, đoàn kiểm tra liên ngành huyện tiến hành kiểm tra đối với sản phẩm bún tại 7 cơ sở sản xuất trên địa bàn các xã: Tân Lộc, Tân Bằng, Trí Phải và thị trấn Thới Bình. Phần lớn các cơ sở đều ý thức và cam kết sản xuất thực phẩm an toàn.

Kiểm tra nguyên liệu bột sản xuất bún của một cơ sở sản xuất tại thị trấn Thới Bình.

Các mặt hàng thực phẩm khác cũng được quan tâm, kiểm tra nhằm phát hiện những chủ SXKD vì lợi nhuận mà sử dụng chất phụ gia vào sản phẩm, bán hàng hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ...

Cùng với việc kiểm tra, huyện còn chú trọng tuyên truyền qua việc phát tờ rơi, treo băng rôn và phối hợp tuyên truyền trên sóng phát thanh 227 lượt, khuyến cáo người dân khi chọn mua các sản phẩm thức ăn, nước uống nên xem kỹ hạn sử dụng, nhà sản xuất... để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho bản thân và gia đình; mở các lớp tập huấn, xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho các đối tượng là chủ các cơ sở SXKD dịch vụ ăn uống trong huyện, nhằm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm./.

 

Thuỳ Linh

 

Chọn lựa thực phẩm an toàn

Nói đến thực phẩm an toàn là nói đến những loại thực phẩm “sạch”, không có dư lượng chất kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật; không có nhiều chất tẩm ướp hay chất bảo quản; được nuôi, trồng ở những nơi có môi trường đất và nước không bị ô nhiễm; thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được bảo quản tốt, không gây nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng trong cả quá trình chuẩn bị chế biến và ngay cả sau khi sử dụng.

Phơi ruốc, cá cơm trên đường - Mất an toàn giao thông và vệ sinh thực phẩm

Ruốc là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc chế biến, phơi ruốc ngay trên đường khiến nhiều người không khỏi bất an về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tích cực kiểm soát nguồn thực phẩm tươi sống

Vấn đề ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng hiện đang rất đáng báo động. Đáng chú ý, có những vụ ngộ độc tập thể lên đến hằng trăm người như ở tỉnh Khánh Hoà, Đồng Nai, Bình Dương… Trong số đó đã có những ca tử vong.

Ðảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng

Thời gian qua, công tác đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm (VSATTP) được huyện Trần Văn Thời chú trọng, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, đảm bảo an toàn sức khoẻ người dân.

Lưu ý khi sử dụng bao bì thực phẩm

Trong cuộc sống hiện nay, bao bì thực phẩm được sử dụng rộng rãi hằng ngày. Ngoài công dụng chứa đựng lương thực, thực phẩm và các vật phẩm, bao bì còn được xem là “vũ khí” truyền đạt thông tin về sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, thu hút người tiêu dùng.

Tăng cường kiểm tra - Ðảm bảo an toàn thực phẩm

Nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD), từ đầu năm đến nay, huyện Thới Bình tăng cường các đợt kiểm tra tại các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêu dùng (NTD).

Ðảm bảo dinh dưỡng và an toàn

Trong công tác chăm sóc trẻ, các điểm trường mẫu giáo, mầm non đặc biệt quan tâm việc đảm bảo dinh dưỡng, an toàn bữa ăn cho trẻ. Trường Mẫu giáo Bông Hồng (Phường 5, TP Cà Mau) hiện có 9 lớp với 237 trẻ đang theo học. Nhà trường thực hiện bữa ăn bán trú gồm bữa sáng, bữa chính và bữa xế phụ.

Ðề phòng ngộ độc thực phẩm

Ðã qua, tại Cà Mau chưa xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm, nhưng thời điểm giao mùa này sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Thế nên, việc cẩn trọng trong lựa chọn thức ăn, thực phẩm là điều cần thiết.

An toàn thực phẩm gắn với an sinh xã hội và văn minh đô thị

Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, biến đổi khí hậu, vấn đề lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, mua bán... nên công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều khó khăn, thách thức. 

Chủ động đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Hưởng ứng “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” (từ ngày 15/4-15/5), Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau kết hợp với trung tâm y tế các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh ra quân thực hiện công tác tổng kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn.