ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 07:43:01
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mãi “xanh” những áng thơ tình

Báo Cà Mau (CMO) Có rất nhiều nhà lý luận phê bình, nhà văn, nhà thơ tên tuổi đã “cảm”, “bình”, “ nhận xét” thơ của Huỳnh Ngọc Yến với nhiều phía thật tinh tế, sâu sắc và đánh giá bằng những lời thán phục lẫn yêu thương. Riêng tôi, tôi có một góc nhìn khác: chị đang chia sẻ, thẩm thấu... tận những góc khuất được cất giữ của bạn đọc, có khi họ đang đè nén hoặc bị lãng quên. Thơ của Huỳnh Ngọc Yến đã đánh thức nhiều giác quan của tôi, thôi thúc tôi tìm đến chị…

Đất nước hoà bình, chị cũng vừa đến tuổi trưởng thành và bước vào đời bằng nghề dạy học. Từ bé đã sống nơi thành thị, vậy mà chị hoà nhập với bà con nghèo và đám trẻ con mù chữ ở vùng nông thôn thuộc huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu “ngọt xớt”.

Hai năm, một bước trải nghiệm với vô số thử thách ở vùng căn cứ kháng chiến những ngày mới giải phóng, không chỉ vật chất mà cả định kiến địa phương đối với cô gái trẻ, nhưng Huỳnh Ngọc Yến cũng hoàn thành một giai đoạn mà tuổi trẻ cần cống hiến. Trở về thành phố lúc chưa tìm được việc làm, nên chị có thời gian giở lại những trang sách cũ, những bài thơ học trò, đó là thói quen của chị từ khi biết đọc, biết viết, chị chưa bao giờ rời xa sách vở.

Nhà báo Huỳnh Ngọc Yến nâng niu “đứa con tinh thần” mới ra đời của mình.

Và một cơ may đã đến với chị cùng người bạn thân, cũng là giáo viên trở về từ vùng xoá mù chữ, đến Đài Tiếng nói Nhân dân Minh Hải qua thông báo tuyển người. Sau một tuần được hướng dẫn, chị được phân công về Tổ Phát thanh viên, vừa đọc, vừa biên soạn và giới thiệu chương trình ca cổ trên sóng phát thanh. Công việc mới bắt đầu, lúc đó chị đâu nghĩ rằng đây là nơi chị gắn bó nghề nghiệp và ươm mầm cho hạnh phúc lâu dài.

Hai mươi năm với công việc trên sóng phát thanh, đến khi Minh Hải chia đôi thành 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu, chị về lại Bạc Liêu với công việc mới, phụ trách mảng văn nghệ trên 2 sóng phát thanh, truyền hình. Với lòng đam mê và óc sáng tạo, Biên tập viên Ngọc Yến đã thực hiện nhiều chương trình văn hoá nghệ thuật, giới thiệu những tài năng của Bạc Liêu và chắp cánh cho những anh chị em đam mê nghệ thuật không chuyên qua các chương trình giới thiệu “tác giả - tác phẩm”, “tiếng thơ”…

Thời điểm này chương trình là nhịp cầu nối, là sân chơi nghệ thuật của công chúng và văn nghệ sĩ, bản thân chị cũng hào hứng sáng tạo, làm nên nhiều món ăn tinh thần bổ ích cho khán, thính giả trong và ngoài tỉnh.

Tôi không dám mạo muội bình thơ của chị, nhưng xin trích đôi câu của những người đủ tầm để đánh giá về thơ Huỳnh Ngọc Yến. Nhà văn Hoàng Đình Quang ghi nhận: “Những con người của miền châu thổ (đồng bằng sông Cửu Long) nổi tiếng là hào phóng, nổi danh là hiếu khách, là “hết mình”… làm nên đức hy sinh, lòng cưu mang, trắc ẩn. Thơ Ngọc Yến, hay cụ thể hơn tâm hồn Ngọc Yến, được kết tinh từ một không gian nhân văn như thế…”.

Nhà văn, Nhà báo Phạm Thanh Khương đã viết: “Thơ Huỳnh Ngọc Yến thật sự chưng cất từ những nỗi buồn, nỗi buồn nhân kiếp”. “Buồn đấy, nhưng ở Ngọc Yến buồn mà không chán, nản mà không sợ, tủi mà không thẹn, mà cứ day dứt, phải suy nghĩ, phải trăn trở để thấy trách nhiệm sống hơn”.

Tôi không thể dẫn ra hết những ý kiến, lời bình của nhiều độc giả, nhưng tôi rất phục bút lực của chị: 3 tập thơ in riêng (Hôn lên nỗi buồn, Vết son, Phiên bản tình) và 8 tập in chung. Thơ chị được nhiều nhạc sĩ trong và ngoài nước phổ nhạc, có trên 150 ca khúc, trong đó có nhiều bài được dàn dựng phát trên sóng và biểu diễn trên sân khấu.

Đến đây tôi có thể lý giải vì sao bạn đọc yêu thơ tình của Huỳnh Ngọc Yến đến thế! Bởi tình yêu trong thơ của chị người ta có thể chạm vào, có thể thấy dáng dấp mình trong đó, vì nó rất gần và rất thật. Đó là tình mẫu tử, nghĩa phu thê, tình bạn, tình người. Chị yêu vầng trăng khuya, cơn mưa chiều, ngọn gió đơn côi, cánh hoa dại bên đường… và trắc ẩn với nhân tình thế thái. Khó có ai vô cảm với những gì mà ngòi bút Ngọc Yến bày tỏ, riêng tôi, tôi thích thú với những đề tài hồn nhiên đến lạ thường bởi sự hoá thân hay cách ẩn dụ vô cùng thú vị: Mang ngàn sao vá lòng đêm/Thắp thăm thẳm nhớ, đốt mênh mông buồn/Mang ngây thơ vá cội nguồn/Lúc nghèn nghẹn… lúc ghen hờn thời gian/Mang chiêm bao vá cõi trần…. (Vá đêm)

Những cái tựa như Lửa, Tiếc, Lạ, Tìm, Mưa… là cách “cô đặc”, là hội tụ của tứ thơ, trông như bị bó hẹp nhưng không khô khan, cứng nhắc, chỉ một từ thôi mà chị đã ký thác vào đó biết bao tự sự. Có lẽ tự sự của Ngọc Yến cũng như bao tiếng lòng của các nhà thơ nhưng tôi thấy trong chị sự bao dung, nhẫn nại, hy sinh là dòng chảy xuyên suốt. Dù trắc ẩn, uẩn khúc nhưng chị không đổ trút, oán giận, đòi hỏi, đấu tranh: Xoè tay xin một lẽ đời/Không không - sắc sắc… cõi người nhẹ tênh (Rơi).

Nếu xâu chuỗi lại thơ chị sẽ nhận ra bóng dáng của hai chữ “từ bi”. Bài thơ “Mẹ không cần nước mắt”, tôi đặt mình vào vị trí của người làm con và phải giật mình khi đọc: Nụ hồng Vu lan nay con đánh mất/Giọt lệ kết vành hoa trắng đời con/Con vẫn biết mẹ không cần nước mắt/Mà nỗi đau thầm lặng cứ tuôn tràn.. Chị đã đánh một tiếng chuông cảnh tỉnh cho tôi và cho những ai đang còn mẹ. Hãy làm những gì có thể khi trên áo còn cài đoá hoa hồng đỏ thắm.

Nhiều năm nay, chị cùng anh chị em có chung niềm đam mê gầy dựng Câu lạc bộ (CLB) thơ - nhạc Xuân Việt của Bạc Liêu, đây là nơi thu hút và tập hợp những người yêu thơ, nhạc gồm nhiều thành phần, tuổi tác, địa phương. CLB đã làm “chất xúc tác” để tác phẩm ngày càng phong phú, “nguồn” được tích luỹ, góp vào cái “vốn” của văn học tỉnh nhà. Chị vẫn viết đều tay, những trang thơ đậm chất trữ tình, ngọt ngào, bay bổng, chuyên chở bao yêu thương, kỳ vọng mặc dù cuộc đời và những biến cố là muôn thuở!

Thời gian của chị dành cho gia đình, bạn bè và thơ, sống ung dung vì “biết đủ là đủ”. Nếu theo dõi những sáng tác gần đây, độc giả có thể phát hiện cái khác trong thơ Huỳnh Ngọc Yến: vẫn thi từ da diết, vẫn nỗi buồn cô miên, nhưng có thiên hướng an lành, buông xả, ý tứ trau chuốt hơn, thư thái hơn, sâu lắng hơn. Khi được hỏi: Chị làm báo gần 30 năm, nhưng lại nổi tiếng ở lĩnh vực thi ca, vậy đâu là “sự nghiệp?”, chị trả lời: “Chưa bao giờ tôi xem thơ là sự nghiệp, mà đây là một “cõi” để tôi xoa dịu, cân bằng mình. Tôi luôn nâng niu, trân trọng những gì trong cõi riêng đó của mình. Vậy thôi!”.

“Tôi hết sức cảm ơn những người bạn, độc giả, nhạc sĩ… đã không ngừng động viên, thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia, chắp cánh cùng tôi. Đây là động lực, niềm vui cho ngòi bút của mình. Càng biết ơn mọi người, tôi càng cẩn trọng trong sáng tác, không cho phép mình được dễ dãi, hời hợt để giữ được “ngọn lửa tình yêu” từ xưa đến nay tôi luôn vun bồi, trân quý”, chị Ngọc Yến bộc bạch.

Nỗi buồn trong thơ Ngọc Yến đa sắc màu, nhưng màu xanh của yêu thương và hy vọng bao giờ cũng là màu chủ đạo trong “bức tranh” thơ tình Ngọc Yến./.

Bút Ngọc

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).