ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 10:34:18
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mong giải quyết thấu tình đạt lý vụ việc liên quan khu đất Huyện đội Thới Bình

Báo Cà Mau (CMO) Những chồng đơn dày cộp của nông dân ở Ấp 6, xã Tân Lộc Đông, huyện Thới Bình mấy năm nay không biết bao lượt gởi đến khắp các cơ quan chức năng của tỉnh và Trung ương.

Họ không “ăn thua” với chính quyền các cấp, không khiếu kiện, tố cáo tham nhũng mà chỉ mong mỏi nhận lại đất hoặc thành quả lao động trong 25 năm qua, kể từ khi đất của họ hoặc bị trưng dụng toàn bộ, hoặc một phần để Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thới Bình sử dụng vào mục đích an ninh - quốc phòng vào năm 1993.

Thoạt trông qua danh sách 20 hộ dân đã có đến quá nửa là thương binh, gia đình có công, bộ đội xuất ngũ. Nói về khu vực đất Huyện đội Thới Bình ở Ấp 6, xã Tân Lộc Đông, những thanh niên chân chất của 25 năm về trước ai cũng xót xa, bùi ngùi. Vì mục đích chung, họ đã rứt ruột bàn giao lại cho Nhà nước những mét vuông đất mà chính những giọt mồ hôi và có cả máu của họ đổ xuống trong cuộc khai khẩn đất hoang, phát triển sản xuất.

Đó là trường hợp của anh em ruột Trần Văn Bé, Trần Văn Tấn đều là thương binh, năm nay đã ngoài 60 tuổi. Sau khi tham gia kháng chiến chống Mỹ, họ trở về địa phương hăng hái khẩn hoang cải thiện đời sống gia đình. Trong khi trên người còn mang đầy thương tích do chiến tranh, họ chí thú làm ăn với ước mơ có đất để đổi đời.

Những hộ dân có đất bị trưng dụng làm Nông trường Huyện đội năm 1993 ở xã Tân Lộc Đông trình bày bức xúc với phóng viên Báo Cà Mau.

Đại diện các hộ dân, ông Trần Văn Tấn và Trần Văn Bé cho hay: “Biết là công sức mình bỏ ra để khẩn hoang nhưng khi Nhà nước trưng dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thì cũng đành chấp nhận chủ trương giao lại đất. Tuy nhiên, điều bà con bức xúc dẫn đến khiếu kiện là bởi khi nhận đất, Huyện đội Thới Bình lại hợp đồng cho người khác thuê lại”.

Bản đồ địa chính và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp năm 1995 của Huyện đội Thới Bình.

Sau 20 năm trưng dụng, kể từ năm 1993 đến ngày 17/5/2013, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có Công văn số 3571/BQP-TM ngày 17/5/2013 về việc giao đất quốc phòng khu vực Nông trường Ấp 6, xã Tân Lộc Đông về cho địa phương quản lý. Và tiếp sau đó là Công văn số 2639/UBND-NĐ ngày 29/5/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau về việc bàn giao đất quốc phòng cho địa phương quản lý trên địa bàn tỉnh. Đảng uỷ Quân sự huyện Thới Bình khi đó cũng họp bàn thống nhất vào ngày 2/8/2013 về việc bàn giao khu đất Nông trường Ấp 6, xã Tân Lộc Đông cho địa phương quản lý vào tháng 1/2014.

Những ý định, kỳ vọng được nhen nhóm sẽ được giao trả lại phần đất trước đây đã trưng dụng hoặc được nhận lại thành quả lao động theo các quy định của luật hiện hành càng khơi thúc, động viên những người nông dân. Nhưng kể từ khi những văn bản ấy ra đời, đến nay chính những nông dân đang kỳ vọng lại tiếp tục chuỗi ngày thất vọng. Họ bắt đầu tập tành viết đơn, hỏi đường đến các cơ quan chức năng của tỉnh, kể cả gởi đến cơ quan Trung ương để được giải quyết thoả đáng nguyện vọng của họ, nhận lại chính thành quả của mình.

Tại Báo cáo số 241/BC-TNMT của Phòng TN&MT huyện Thới Bình, ngày 15/8/2017, nhận định: Thực hiện Công văn số 3571/BQP-TM ngày 17/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đến ngày 29/5/2013, UBND tỉnh Cà Mau ban hành Công văn số 2639/UBND về việc giao đất quốc phòng cho địa phương quản lý. Nhưng đến ngày 25/1/2017, UBND tỉnh Cà Mau mới ban hành Quyết định số 20/QĐ-UBND về việc thu hồi, huỷ bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Tỉnh đội Cà Mau) và giao đất cho UBND xã Tân Lộc Đông quản lý để lập thủ tục giao đất cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.

Trước đó, ngày 23/5/2017, Sở TN&MT tỉnh Cà Mau có Báo cáo số 1320/BC-STNMT về kết quả kiểm tra rà soát đơn yêu cầu của 15 hộ dân ở Ấp 6, xã Tân Lộc Đông. Theo đó, báo cáo cũng nhận định: Khu đất tại Ấp 6, xã Tân Lộc Đông, huyện Thới Bình được UBND tỉnh giao Tỉnh đội Cà Mau sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. Trong quá trình quản lý, sử dụng, Huyện đội Thới Bình ký hợp đồng cho thuê đất với các hộ dân để nuôi trồng thuỷ sản là sử dụng đất không đúng mục đích và thực hiện không đúng quyền, nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất được quy định tại Điều 89, Điều 109, Luật Đất đai năm 2003; Điều 48, Điều 173, Luật Đất đai năm 2013.

Sau khi thực hiện công văn của Bộ Quốc phòng (như đã nói), Huyện đội Thới Bình đã ra thông báo thu hồi đất, không ký hợp đồng sản xuất kể từ năm 2014 đối với các hộ đã hợp đồng. Trong đó, phải kể đến Thông báo số 765/TB-BCH của Huyện đội Thới Bình ngày 7/8/2013 thông báo đến ông Ngô Minh Tại, là người hợp đồng thuê đất quốc phòng của Huyện đội Thới Bình quản lý. Thời điểm phát thông báo này, ông Ngô Minh Tại đang thuê 311.040 m2, hơn 50% diện tích đất được UBND tỉnh Minh Hải (nay là Cà Mau) cấp. (Theo GCNQSDĐ số 0322/QSDĐ ban hành ngày 19/12/1995 của UBND tỉnh Minh Hải do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Anh Lộc ký, khu vực đất thuộc Huyện đội Thới Bình quản lý sử dụng là 600.000 m2).

Cũng theo các giấy tờ hợp đồng của Huyện đội Thới Bình, thời điểm tháng 7/1993, đơn vị này đã hợp đồng cho ông Ngô Minh Tại thuê với diện tích 54 ha (540.000 m2). Nghĩa là thời điểm khi được giao đất năm 1993, đơn vị đã cho một mình hộ ông Ngô Minh Tại thuê gần toàn bộ diện tích đất được cấp theo những thoả thuận về giá và đóng nộp thuế. 14 năm sau (năm 2007), Huyện đội Thới Bình lại ký hợp đồng cho thuê đất ở Ấp 6, xã Tân Lộc Đông với 6 hộ (Ngô Minh Tại, Lê Văn Triệu, Trần Thanh Hùng, Trần Văn Trối, Nguyễn Lưu Sơn, Trần Thị Tuyết), lần này ông Tại được thuê 311.042 m2 (theo thông báo thu hồi của Huyện đội Thới Bình năm 2013).

Một vấn đề bất thường khác, sau khi nhận giao khoán, hợp đồng một số cá nhân này tiếp tục cho thuê lại để thu lợi. Điều này được nhận định rất rõ tại Báo cáo số 1320/BC-STNMT ngày 23/5/2017 của Sở TN&MT tỉnh Cà Mau: Tại khu vực đất hiện hữu có 15 hộ đang quản lý sử dụng. Trong khi Huyện đội Thới Bình chỉ hợp đồng với 6 hộ (như trên), 9 hộ còn lại được xác định là đã hợp đồng thuê lại (Đặng Thanh Tốt, Triệu Tấn Phát, Lê Thị Phượng, Ngô Minh Hiền, Ngô Minh Thế, Vũ Xuân Tuyên, Lê Kim Thành, Trần Văn Dũng, Trần Văn Vinh).

Nội dung bài báo không hướng đến góc độ truy xét những hộ được ưu ái thuê đất hiện nay là ai, nhưng trước sự thật đắng lòng mà ai cũng cần có cái nhìn cảm thông là cả 15 cái tên được xác định đang canh tác trên phần đất của Huyện đội Thới Bình tại Ấp 6, xã Tân Lộc Đông không một cái tên quen thuộc nào là những hộ bị trưng dụng đất năm 1993.

Giờ đây, mỗi khi nhắc đến đất ở Tân Lộc Đông, những hộ dân đệ đơn đòi lại hoặc đòi thành quả lao động lại thấy vô cùng xót xa. Bởi chưa từng có nỗi khổ nào bằng nỗi khổ của người nông dân “bỗng dưng mất đất” mà chính họ lại chứng kiến đất của mình qua tay người khác. 

Từ năm 2013 đến nay, một mặt khoảng 20 hộ dân đòi lại đất, mặt khác họ lại nơm nớp lo sợ rằng, liệu rồi đây khi khu vực đất này được chính thức giao trả về Tân Lộc Đông thì danh sách những người được cấp đất có tên của họ?

 Phong Phú 

Tại cuộc tiếp xúc cử tri xã Tân Lộc Đông ngày 2/5/2018, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình Trần Văn Dũng thông tin với cử tri: "Việc cấp đất cho tổ chức là thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh. Nay khu vực này được thu hồi bàn giao lại cho địa phương nhưng địa phương chưa thể nhận và quản lý được vì còn vướng những hộ thuê khoán với đơn vị được giao đất. Trách nhiệm này không thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương.

Huyện đã có phương án quản lý, sử dụng đất và sẽ triển khai khi khu vực đất được bàn giao đã giải quyết hết các vấn đề vướng mắc như hiện tại".

Trong cuộc họp thường kỳ UBND tỉnh ngày 7/5/2018, sau khi nghe Chủ tịch UBND huyện Thới Bình báo cáo tình hình khó khăn liên quan đến khu đất Huyện đội Thới Bình ở Tân Lộc Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải nhận định: "Đất của Huyện đội Thới Bình hợp đồng cho thuê, bây giờ người dân không trả là thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương. Huyện đội là người đứng ra hợp đồng, nay hết hạn thì thu hồi đúng theo quy định của pháp luật. Không thu hồi được thì phối hợp để cưỡng chế. Phải thực hiện nghiêm túc".

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.