ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 25-7-25 06:29:14
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Một lần đến Cà Mau

Báo Cà Mau Chương trình Cà Mau Art Tour 2024 với chủ đề “Cà Mau - Hành trình xanh sống động” quy tụ 20 hoạ sĩ và 6 nhạc sĩ đến từ 3 miền đất nước. Các văn nghệ sĩ đã lưu lại trong lòng những xúc cảm và tình yêu đối với những điểm du lịch, phong cảnh, văn hoá và con người Cà Mau.

Đây là hoạt động tuyên truyền và giới thiệu hình ảnh về điểm đến du lịch Cà Mau thông qua các hoạt động sáng tác, hội hoạ và âm nhạc.

Trong 5 ngày lưu lại Cà Mau, Nhạc sĩ Quốc Hưng không giấu được những xúc cảm về vùng đất cực Nam của Tổ quốc: “Cà Mau - nơi mà những người con đất Việt ai cũng hằng mong muốn một lần trong đời được đặt chân đến. Trong những năm qua, Cà Mau đã không ngừng vươn mình phát triển, là một trong những điểm đến lý tưởng của đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Anh em nghệ sĩ đã cùng nhau tạo nên hành trình khám phá đầy màu sắc, nơi âm nhạc và hội hoạ hoà quyện, vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp văn hoá, lịch sử và con người nơi địa đầu cực Nam của Tổ quốc. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một câu chuyện, một góc nhìn riêng về Cà Mau, giúp chúng ta khám phá và trân trọng những giá trị văn hoá đặc sắc của vùng đất này”.

Mỗi nghệ sĩ cảm thụ vẻ đẹp của Cà Mau theo cách riêng để thể hiện qua các tác phẩm của mình.

Mỗi nghệ sĩ cảm thụ vẻ đẹp của Cà Mau theo cách riêng để thể hiện qua các tác phẩm của mình.

Một lần được gặp gỡ và yêu mến những người dân của đất Cà Mau, Nhạc sĩ Hồng Vân hứa hẹn sẽ đem đến cho Cà Mau nhiều ca khúc do chính tay anh sáng tác. Nam nhạc sĩ chia sẻ: “Tôi đến với Cà Mau là sự ngẫu nhiên. Tôi ở ngay hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong một buổi chiều, khi tôi đi bộ thì bắt gặp cửa hàng giới thiệu về Cà Mau rất khang trang. Tôi vào và xem một số bức tranh, chúng đẹp vô cùng. Tôi xem miệt mài và có cảm xúc về vùng đất cuối trời rất nhiều, tôi khát khao được đến nơi này. Nay tôi đã đạt được ước nguyện, tôi sáng tác ca khúc "Yêu lắm Cà Mau". Cảnh đẹp và văn hoá nơi đây làm tôi xao xuyến. Giữa nhịp sống hiện đại, Cà Mau vẫn giữ được nét hoang sơ, thuần hậu của tự nhiên ban tặng. Tôi được trải nghiệm nhiều phong tục, thưởng thức nhiều danh lam thắng cảnh. Tôi nghĩ du lịch Cà Mau sẽ phát triển hơn nữa, bởi ai đến một lần đều nhớ mãi, đều yêu quý".

Các nghệ sĩ lưu lại chất liệu sáng tác từ phong cảnh, vùng đất... đã đi qua ở Cà Mau.

Các nghệ sĩ lưu lại chất liệu sáng tác từ phong cảnh, vùng đất... đã đi qua ở Cà Mau.

Trong hành trình về Cà Mau để cho ra đời những sáng tác gắn với nơi này, mỗi nghệ sĩ đều dào dạt xúc cảm từ những điều mắt thấy, tai nghe khi được đặt chân lên vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu cực Nam của Tổ quốc. Hoạ sĩ Dư Minh Chiến bộc bạch: “Du lịch sinh thái Cà Mau rất xinh đẹp và thú vị. Dù thời tiết dịp này không đẹp nhưng không ảnh hưởng đến sự trải nghiệm của chúng tôi. Khung cảnh của hòn Ðá Bạc, Ðất Mũi... đã in sâu trong tâm trí chúng tôi, làm nên chất liệu sáng tác cho 60 tác phẩm của anh em nghệ sĩ. Chúng tôi nhiệt tâm, hứng thú và yêu mến Cà Mau. Sau chuyến đi, chúng tôi sẽ sáng tạo nhiều hơn những tác phẩm về vùng đất và con người Cà Mau".

Các nhạc sĩ tham gia chương trình đã cho ra đời nhiều tác phẩm như: "Về Cà Mau" của Nhạc sĩ Hoàng Lương (Bà Rịa - Vũng Tàu); "Yêu lắm Cà Mau" của tác giả Hồng Vân (Hà Nội); "Cà Mau trong tôi", "Có thương nhau về đây" của tác giả Sam Lee (Cà Mau); "Chiều Ðá Bạc" của Nhạc sĩ Ðặng Quốc Hưng (Cà Mau)...

Giây phút ký hoạ của hoạ sĩ tham gia chuyến đi.

Giây phút ký hoạ của hoạ sĩ tham gia chuyến đi.

Nhạc sĩ Hoàng Lương, Phó chủ tịch Thường trực Hội Văn học -  Nghệ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chia sẻ: “Tôi được đi với một số nhạc sĩ, hoạ sĩ ở khắp nơi trên đất nước đến Cà Mau. Cảm xúc rất dạt dào bởi tình cảm của người dân địa phương, của anh em văn nghệ sĩ. Tôi cũng đã hình dung sự phát triển của Cà Mau sau nhiều năm trở lại. Ðó là những con đường khang trang về Năm Căn, Ðất Mũi, đến hòn Ðá Bạc... Tôi có tình cảm đặc biệt với thiếu nhi ở miền đất cực Nam của Tổ quốc nên có nhiều sáng tác dành cho các em. Tôi hy vọng ngành du lịch của tỉnh ngày càng phát triển. Tỉnh sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp, các hòn đảo, cánh đồng, rừng U Minh Hạ... và có nhiều ngành nghề đặc biệt, nên cần đẩy mạnh quảng bá hơn nữa”.

Những sáng tác của các nghệ sĩ đều xoay quanh chủ đề về con người và vùng đất Cà Mau với đặc trưng nổi bật về văn hoá sông nước, được thiên nhiên ưu ái, con người nơi đây thân thiện, nghĩa hiệp, can trường, đoàn kết cùng nhau xây dựng quê hương. Xin khép lại hành trình và dấu ấn về Cà Mau của các văn nghệ sĩ bằng bài thơ "Cà Mau gọi!" của Hoạ sĩ Dư Minh Chiến nói thay tiếng lòng và tình yêu của họ dành cho vùng đất cực Nam của Tổ quốc:

“Dòng dọc kêu, dòng dọc kêu

Nước đỏ hoa tràm, vàng bông lúa chín

Nắng mưa, soi bóng hai mùa

Miên man dòng chảy, đất rừng U Minh

Nắng gọi biển, biển gọi nắng

Gọi những đoàn tàu lướt sóng xa khơi

Nắng vàng, thuyền cá đầy tôm

Miền quê Ðất Mũi, đi lên đẹp giàu

Cà Mau gọi, bạn bốn phương

Chung tay cùng vun đắp tình yêu biển

Biển xanh, ba phía nở hoa

Cà Mau! Diện mạo mới, về phương Nam”.

 

Lam Khánh

 

Thắp sáng ước mơ cho tài năng trẻ Cà Mau

Ca sĩ Hồ Tuấn Phúc mong mỏi lớp thanh nhạc của mình tại quê nhà Cà Mau sẽ mở ra thêm cơ hội cho các bạn trẻ có đam mê ca hát tiếp cận với nền âm nhạc chuyên nghiệp một cách dễ dàng hơn.

Phát huy hiệu quả thiết chế văn hoá sau sáp nhập xã

Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, nhiều trụ sở, trong đó có Trung tâm Văn hoá - Thể thao, trở nên dôi dư. Song, các địa phương đã linh hoạt tận dụng, phát huy hiệu quả các thiết chế này nhằm tránh lãng phí tài sản công và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá của người dân.

Lan toả đam mê

Chị Ðặng Thị Thanh Mai không nhớ rõ mình bén duyên với nhiếp ảnh từ khi nào. Chỉ nhớ cách đây hơn 10 năm, lúc chưa nghỉ hưu, nhưng vì mê dịch chuyển đó đây, nên tranh thủ ngày cuối tuần, ngày phép... cứ có dịp là chị lại thu xếp thực hiện nhiều chuyến đi.

Gìn giữ con chữ, vun bồi bản sắc

Cộng đồng người Hoa tại Cà Mau, luôn quan tâm giữ gìn, lưu truyền chữ viết của dân tộc và duy trì thường xuyên các lớp giảng dạy, với sự hỗ trợ của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Những lớp học ấy không chỉ là nơi truyền dạy ngôn ngữ, mà còn là cầu nối thế hệ, vun bồi bản sắc, văn hóa của một cộng đồng giàu truyền thống.

Khi sắc màu dẫn lối

Tay máy nữ Nguyễn Bích Thu hiện sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Ðam mê nhiếp ảnh từ năm 2020, tuy không sinh hoạt chính quy ở tổ chức nào, nhưng tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong chị luôn được nuôi dưỡng, vun đắp, duy trì qua rất nhiều những chuyến đi kết hợp giữa sáng tác nhiếp ảnh và du lịch trải nghiệm. Ngoài chủ đề yêu thích nhất là ảnh phong cảnh, chị cũng thích chụp ảnh chân dung, đời thường và nhiều chủ đề khác theo phong trào của anh em nhiếp ảnh tại TP Hồ Chí Minh.

Bác Ba Phi kể chuyện miệt rừng giờ đã thành miệt ước mơ

“Mấy chú ơi, đừng tưởng tui già rồi không biết thời cuộc nhen. Ừ thì tóc rụng, răng rụng, chớ tai mắt còn thính lắm. Tui nghe người ta nói Cà Mau giờ không còn là cái chấm cuối bản đồ nữa đâu nghen. Mà là chấm khởi đầu cho giấc mơ mới đó. Tui nghe mấy ổng gọi là... Cà Mau mới! Mới là phải rồi, vì mình đâu có như hồi xưa nữa!”.

Cà Mau: Đoàn kết phát triển - vững bước tương lai

Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau với chủ đề: “Cà Mau: Đoàn kết phát triển - Vững bước tương lai” được truyền hình trực tiếp trên sóng Báo và Đài Phát thanh, truyền hình Cà Mau (CTV), Báo và Đài Phát thanh – Truyền hình Bạc Liêu (BTV) và trên các nền tảng công nghệ số.

Tổng duyệt chương trình nghệ thuật chào mừng sự kiện hợp nhất hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu

Tối 29/6, tại Quảng trường đường Trần Hưng Đạo (Phường 5, TP Cà Mau), Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau tổ chức tổng duyệt chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Khi Bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu

Trong một buổi trò chuyện ở xứ Cà Mau, khi bàn về hình ảnh biểu tượng cho sự hợp nhất giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, một bác nông dân cười hóm hỉnh: “Thì để bác Ba Phi gặp Công tử Bạc Liêu thử coi!”.

Ðậm tình với đất quê

Sinh ra và lớn lên ở Xứ Thanh, tác giả Hiệp Sơn (Phan Trung Sơn), Phó ban Nhiếp ảnh (thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Thanh Hoá), gắn bó máu thịt với quê hương, cả trong đời sống và sáng tác.