ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 21-9-24 15:08:12
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa ăn ong

Báo Cà Mau (CMO) Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 11 kéo dài đến tháng 3, tháng 4 âm lịch năm sau là thời gian bà con hành nghề gác kèo ong dưới tán rừng U Minh Hạ bước vào cao điểm mùa ăn ong. Việc ăn ong không chỉ mang về cho người dân nguồn thu nhập khá, mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn nghề gác kèo ong - Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Anh Lâm Hoàng Khái, Ấp 16, xã Nguyễn Phích, là người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề gác kèo ong. Theo anh Khái, để gác kèo ong đạt hiệu quả cần đến rất nhiều yếu tố, từ việc chọn địa hình, quan sát hướng đi của con ong đến chọn chất liệu cây để làm kèo; tất cả điều này được anh học hỏi từ những người đi trước. Nhờ chịu khó học hỏi và tích cực nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn nên hơn 6 năm qua, năm nào anh cũng thu về lượng mật ong khá lớn. Chỉ tính riêng từ đầu vụ đến giờ, anh đã thu về hơn 20 triệu đồng từ việc bán mật ong.

Tuy nhiên, anh Khái cho biết: “Năm nay ong về sớm hơn mọi năm, tuy nhiên, việc ăn ong không được thuận lợi như mùa khô các năm trước, do từ đầu vụ tới giờ xuất hiện nhiều cơn mưa trái mùa, việc ăn ong không được liên tục. Những năm trước ăn ong thuận lợi hơn, thời điểm này là tôi ăn được hơn 100 lít, năm nay chỉ mới được mấy chục lít”.

Ông Trần Văn Nhì, Ấp 1, xã Nguyễn Phích, người có hơn 40 năm hành nghề gác kèo ong, chia sẻ: “Nghề này nói khó thì không khó, nhưng dễ thì cũng không dễ, quan trọng là nắm được đặc tính của con ong, coi chiều hướng nó bay như thế nào rồi mình mới chọn hướng để đặt kèo. Với kinh nghiệm tôi có được, tôi đã truyền nghề lại cho con tôi và cả mấy đứa con rể, giờ đứa nào cũng tự mình gác và ăn ong, mỗi năm thu về hàng trăm lít mật. Từ đầu mùa mật đến giờ, tôi và con trai tôi thu được hơn 60 lít mật, trị giá hơn 30 triệu đồng”.

Ông Trần Văn Nhì có hơn 40 năm hành nghề gác kèo, ăn ong truyền thống ở đất rừng U Minh Hạ.

Hiện nay có hàng trăm hộ dân sinh sống dưới tán rừng U Minh Hạ tham gia hành nghề gác kèo ong. Song song với việc gìn giữ nghề truyền thống, bảo tồn Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, người dân dưới tán rừng cũng đang nỗ lực bảo vệ nhãn hiệu tập thể Mật ong rừng U Minh Hạ, bởi trên thị trường tình trạng bán mật ong trôi nổi khá nhiều.

Theo những người hành nghề gác kèo ong dưới tán rừng U Minh Hạ, để bảo vệ được nhãn hiệu tập thể Mật ong rừng U Minh Hạ, chỉ còn cách duy nhất hiện nay là đi ăn ong trực tiếp, rồi bán mật cho khách. Bằng cách này vừa tạo lòng tin cho khách hàng, lại vừa góp phần giới thiệu, quảng bá nghề gác kèo ong cho khách du lịch gần xa, giúp nhiều người biết đến sản phẩm hơn, từ đó dần xây dựng lại thương hiệu Mật ong rừng U Minh Hạ.

“Trước đây, mật ong bán không có giá, đầu ra cũng không ổn định. Tuy nhiên, những năm gần đây, khi thực hiện dịch vụ du lịch trải nghiệm nghề gác kèo ong, cho du khách trực tiếp theo mình đi ăn ong thì mật ong của gia đình tôi ngày càng bán được hơn. Bên cạnh đó, những năm gần đây, huyện cũng tổ chức nhiều hoạt động quảng bá mật ong rừng U Minh Hạ, từ đó mật ong ngày càng được nhiều người biết đến hơn, giá bán cũng cao hơn”, ông Nhì cho biết.

Ngoài ra, những người gác kèo ong còn tính đến chuyện bảo vệ rừng, bởi khi rừng được bảo vệ an toàn thì ong mới có nơi sinh sản và phát triển, mới tiếp tục mang về cho người dân nguồn thu nhập. Hiện nay, những người tham gia ăn ong vào mùa hạn đều quan tâm đến công tác bảo vệ rừng; họ có lịch ăn ong hẳn hoi, đồng thời trang bị những dụng cụ ăn ong một cách an toàn nhất, không để xảy ra cháy rừng.

Nghề gác kèo ong đã và đang mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân dưới tán rừng U Minh Hạ. Ðây cũng là tiền đề để người dân kết hợp nghề gác kèo ong, ăn ong với làm du lịch sinh thái; không chỉ góp phần giới thiệu, quảng bá nghề truyền thống của địa phương mà còn giúp nâng cao giá trị của mật ong rừng U Minh Hạ, cải thiện đời sống người dân dưới tán rừng./.

 

Trung Ðỉnh - Trần Thể

 

Tái diễn lấn chiếm lòng đường trước cổng bệnh viện

Theo ghi nhận và xác minh thực tế của phóng viên Báo Cà Mau, khu vực trước cổng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau gần đây thường xuyên xuất hiện tình trạng mua bán thức ăn lấn chiếm lòng đường.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Xây dựng khu dân cư tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Xây dựng khu dân cư (KDC) tự quản đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, là mô hình đột phá mà Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau hướng đến trong nhiệm kỳ 2024-2029, với mục tiêu hướng mạnh hoạt động về cơ sở, địa bàn KDC. Ðể mô hình này thực hiện có hiệu quả, đòi hỏi sự đồng thuận, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân.

Chuyến xe yêu thương

Với mong muốn san sẻ khó khăn, tương trợ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang phải chịu thiệt hại, mất mát nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra, Huyện đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam huyện Trần Văn Thời phối hợp với Bưu điện huyện phát động thực hiện chương trình “Chuyến xe yêu thương” từ ngày 12-17/9. Chương trình đã nhận được sự đồng hành của nhiều tổ chức, đơn vị, cá nhân, lan toả mạnh mẽ tình yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ trong nghĩa đồng bào.

Những ngôi nhà ấm áp nghĩa tình

Thời gian qua, các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã vận động, huy động mọi nguồn lực để xây dựng, sửa nhà ở cho hộ nghèo. Nhờ sự chung tay, đồng tình hưởng ứng, ủng hộ với tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, hàng trăm ngôi nhà Ðại đoàn kết ấm áp nghĩa tình đã được xây dựng, giúp hộ nghèo có chỗ ở ổn định, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc

Cơn bão số 3 (còn gọi là bão Yagi) đã qua đi, nhưng sự khốc liệt của nó đã gây thiệt hại rất nặng nề cho đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc. Bằng tấm lòng ruột thịt Bắc - Nam một nhà, người dân tỉnh Cà Mau nói chung, huyện Năm Căn nói riêng đã có những việc làm thiết thực, nhằm sẻ chia, động viên bà con sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.

Trao học bổng "Quỹ xe đạp chở ước mơ"

Chiều 18/9, kỷ niệm 28 năm thành lập và Tháng hành động vì trẻ em, Công ty Bảo Việt nhân thọ Cà Mau tổ chức trao học bổng xe đạp cho các em học sinh nghèo hiếu học. Đây là hoạt động trong chương trình “Trao hơn cả cam kết” thể hiện sự quan tâm, chia sẻ khó khăn với các em học sinh nghèo hiếu học. 

Chống ngập cho TP Cà Mau cần giải pháp căn cơ

Hệ thống mương thoát nước thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo năng lực, cùng với cao trình nhiều tuyến đường thấp hơn so với mực nước triều cường... được xác định là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn TP Cà Mau khi có mưa lớn.

Nhà văn hoá ấp xanh, sạch, đẹp

Mô hình trang trí Nhà văn hoá - Khu thể thao ấp, khóm xanh, sạch, đẹp và có nội dung hoạt động phong phú, được huyện Thới Bình linh hoạt tổ chức thành cuộc thi. Từ đó, góp phần thúc đẩy phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh trên địa bàn huyện.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).