ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 16-3-25 04:01:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mùa nước lên

Báo Cà Mau Nước lên cũng là nỗi lo của người lớn: lo đắp lại bờ vuông, tôn cao nền nhà… Ðối với trẻ con thì nôn nao sắp được mặc đẹp, đi chơi trong những ngày Tết. Ngoài ra, trẻ con quê tôi còn có một thú vui đặc biệt là vui đùa thoả thích bên dòng nước ngập bờ.

Khoảng tháng Chín, tháng Mười đến tháng Chạp hằng năm là mùa nước lên. Trong cái gió se se lạnh của tiết trời lập đông cộng với nước tràn ngập bãi bờ làm cho người có tuổi cảm thấy lo lắng. Họ lo lắng vì cái Tết cận kề, phải lo sắm sửa, chỉnh trang nhà cửa đón xuân. Nước lên cũng là nỗi lo của người lớn: lo đắp lại bờ vuông, tôn cao nền nhà… Ðối với trẻ con thì nôn nao sắp được mặc đẹp, đi chơi trong những ngày Tết. Ngoài ra, trẻ con quê tôi còn có một thú vui đặc biệt là vui đùa thoả thích bên dòng nước ngập bờ.

Nhà tôi có một khoảng sân rất rộng, là nơi để phơi tôm, phơi cá mỗi khi ghe đáy về. Nơi đây chúng tôi thường chơi nhảy dây, cò bẹp khi sân nắng ráo. Khi nước lên tràn ngập sân, nơi đây cũng là nơi chúng tôi vui đùa thoả thích trong làn nước. Nước lên, tôi cùng cả bọn năm, sáu đứa xắn quần lội quanh khoảng sân trước nhà đuổi bắt những cặp sam, những chú mực tua  bơi trong dòng nước. Mực tua bò theo dòng nước, nhanh tay mới bắt được. Những con mực to, khi bắt được nó mà không nhanh tay quẳng vào thùng, tua của nó quấn và hít vào tay có khi chảy máu…

Mùa nước lên.

Thích nhất là đi bắt sam. Người ta thường nói “có cặp như sam”. Ði bắt sam bao giờ cũng bắt được một cặp, con sam đực nhỏ bé nằm trên con sam cái to đùng. Có hôm bắt được cặp sam rất to, bán kính con sam cái chừng 25-30 cm. Thế là hôm ấy tôi được một bữa ăn trứng sam no nê.

Nước lên, chúng tôi còn có thú vui bơi xuồng ba lá luồn trong đám lá dừa nước ba trồng, chặt những quầy dừa cơm đã vừa ăn, sẵn tiện bắt những con ốc len đeo lủng lẳng trên những tàu lá xanh. Chỉ cần bơi xuồng len lỏi một hồi là trên chiếc xuồng ba lá có vài buồng dừa và vài ký ốc len.

Ðang vào mùa nước lên, tôi thường gọi điện về nhà hỏi thăm nhà cửa ở quê thế nào, có bị ngập không? Em tôi bảo, năm nay nước ngập hơn mọi năm, bể bờ vuông, be bờ muốn chết. Nghĩ mình khi còn bé thật vô tư, thấy nước lên là mừng, đâu hiểu hết nỗi lo của người lớn.

Nghe tôi hay nhắc đến chuyện bắt sam, bắt mực mùa nước lên, con tôi nài nỉ, đang mùa nước lên, hôm nào rảnh rỗi, mẹ dẫn tụi con về quê để được chơi trò giống mẹ khi xưa. Tôi bảo: “Chuyện bắt sam cặp và những con mực tua bò lên bãi, những chú ốc len đeo lủng lẳng trên tàu lá mỗi khi nước ngập bãi bờ chỉ là ký ức. Do khai thác quá mức, tận diệt nên các loài “đặc sản” quê ngoại không còn trù phú như xưa. Vả lại, thời gian gần đây, có nhiều trường hợp ăn con sam bị ngộ độc nên ngoại cấm không cho ăn. Thậm chí mấy anh chị ở quê bằng tuổi con bây giờ còn chưa biết hình thù con sam là thế nào".

Nhắc để nhớ hoài niệm một thời…

Bài và ảnh: Thanh Chi

Phụ nữ & tình yêu cuộc sống

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm 2025, hội viên nữ, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) trên toàn quốc gởi tác phẩm tham gia triển lãm Online. Với chủ đề Phụ nữ - Tình yêu cuộc sống, triển lãm năm nay quy tụ 217 tác phẩm của 73 tác giả, phong phú về đề tài, thể hiện sinh động cuộc sống ở các vùng, miền trong cả nước, từ Bắc đến Nam.

Giữ gìn, phát huy văn hoá - văn nghệ dân gian

Văn hoá - văn nghệ dân gian Cà Mau, với hệ thống tri thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt, trong các mối quan hệ tự nhiên - con người - xã hội; ca dao, tục ngữ, truyện kể dân gian, các giai thoại truyền miệng, các tín ngưỡng dân gian... phản ánh bức tranh đa sắc, những giá trị lâu bền và kết tựu nên hồn cốt, phong vị của đất và người vùng đất cực Nam Tổ quốc qua suốt chiều dài lịch sử.

Giao thoa giữa Nguyễn Ngọc Tư và triết lý Nietzsche

Giải thưởng "Văn học Ðông Nam Á xuất sắc nhất năm 2024" mà Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư nhận được từ Tạp chí Văn học Ðiền Trì (Trung Quốc) khẳng định tài năng của chị, đồng thời khẳng định tầm ảnh hưởng của văn học Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.

Khơi mạch cảm xúc với ảnh in trên giấy dó

Bắt đầu tiếp xúc với nhiếp ảnh năm 1990 cùng máy ảnh phim Zenit, chuyển sang nhiếp ảnh nghệ thuật sau biến cố cuộc sống vào năm 2005, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Trần Hải Bình gầy dựng phong trào nhiếp ảnh trẻ ở TP Nha Trang vào năm 2012, thông qua diễn đàn anhsangdep.com. Năm 2015, anh tham gia thành lập Câu lạc bộ Ánh sáng đẹp, trực thuộc Tỉnh đoàn Khánh Hoà.

Yêu mến quê sen

Dù làm việc trong lĩnh vực xây dựng, chuyên về thi công, tuy nhiên, sinh sống trên quê hương nông nghiệp, mỗi sớm lái xe đi làm, anh say sưa ngắm cảnh đẹp trên đường: bến nước, đồng lúa, dòng sông, đầm sen, làng hoa, vườn cây trái trĩu cành, những công trình mới... Lòng yêu mến quê thiết tha là nguồn cảm hứng dạt dào, tạo mạch cảm xúc mãnh liệt thôi thúc Trần Thành Trung hiện thực hoá mong ước ghi lại nhiều nhất có thể những góc nhìn đẹp, ấn tượng về xứ sở sen hồng Ðồng Tháp.

Phải nêu bật vai trò, đóng góp và thành tựu to lớn của báo chí

Ý kiến trên của Nhà báo Phạm Văn Tri, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Minh Hải (nay là 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu), được các đại biểu dự cuộc họp lấy ý kiến đóng góp xây dựng đề cương nội dung Hội thảo khoa học “Báo chí cách mạng Cà Mau những chặng đường lịch sử vẻ vang” nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam, hết sức tâm đắc và đồng thuận.

Nghệ sĩ - Người giữ giấc mộng đẹp cho công chúng

Ðã qua rồi những thành kiến: “Trồng trầu trồng lộn dây tiêu/Con theo hát bội mẹ liều con hư” hay “Xướng ca vô loại”, mà từ rất lâu, hình ảnh người nghệ sĩ chân chính luôn được công chúng trân trọng, nâng niu. Dù ở bất cứ thời đại nào cũng phải khẳng định rằng: “Chính công chúng là người đón nhận, nuôi dưỡng tên tuổi của nghệ sĩ”. Ý thức được điều này, người nghệ sĩ phải nhớ: Cùng với việc giữ gìn ngọn lửa đam mê, khát khao cống hiến tài năng thì mình còn phải là “người giữ giấc mộng” cho công chúng.

AI VẼ LẠI ĐƯỜNG QUÊ

Ai vẽ lại đường quê Mà màu xi măng trải dài ngút mắt Có hàng cây xanh nghiêng che bóng mát Theo những vòng xe mỗi ngày em đi học Những khóm hoa ven đường cùng đón nắng ban mai …

“Say” cùng nhiếp ảnh

Chọn TP Hồ Chí Minh là nơi lập nghiệp, với Cao Thị Thanh Hà, nhiếp ảnh như cầu nối tri ân, thể hiện sự gắn bó, tình yêu lớn dành cho thành phố nơi chị sinh sống. Chị mê chụp và chụp rất nhiều về TP Hồ Chí Minh, vi vu phố phường, mưa - nắng, bình minh - hoàng hôn, đêm thành phố, những công trình mới, góc nhìn lạ...

Sắc riêng phố biển

Khi công cuộc mở mang bờ cõi về phương Nam hoàn tất, hành chính nước ta thống nhất từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau dưới thời vua Minh Mạng triều Nguyễn (1836). Sử liệu trong địa bạ triều Nguyễn đã sớm nhắc tới những cửa sông, cửa biển trọng yếu của vùng đất Cà Mau như: Bồ Ðề, Tam Giang, Hiệp Phố (Bảy Háp) và Hoàng Giang. Hoàng Giang (tức Sông Ðốc ngày nay) không chỉ là cửa biển lớn, mà còn là 1 trong 3 chợ lớn nhất của tỉnh Hà Tiên rộng lớn ngày xưa.