ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 25-3-25 10:06:41
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Muối Bạc Liêu và cơ hội vươn mình

Báo Cà Mau Nếu so với các tỉnh, thành phố trong khu vực Nam Bộ thì Bạc Liêu là vùng đất được khai phá muộn màng. Ðến với vùng đất mới, các bậc tiền nhân Bạc Liêu đã biết khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có, tạo ra của cải, vật chất để nuôi sống bản thân và dùng để giao lưu, trao đổi phục vụ cho mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó, các ngành, nghề truyền thống ở Bạc Liêu lần lượt ra đời, trong đó một số nghề nổi tiếng như: trồng nhãn, đan đát và làm muối... Hầu hết các nghề này đã tồn tại và phát triển hơn 100 năm nay.

Nước ta có hơn 20 tỉnh, thành phố có nghề sản xuất muối. Tuy nhiên, hằng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng muối không nhỏ để phục vụ nhu cầu sản xuất của các ngành nghề khác. Nói về hạt muối và nghề muối thì Bạc Liêu là tỉnh vốn nổi tiếng về sản lượng, chất lượng cũng như kinh nghiệm sản xuất. Nhiều người đã gọi Bạc Liêu là xứ muối. Ngày xưa, người ta còn gọi muối Bạc Liêu là muối Ba thắc. Sau này có người còn gọi là muối Long Ðiền, gọi như thế là do Long Ðiền là địa phương có diện tích, sản lượng muối nhiều nhất ở Bạc Liêu. Trước đây, vào thời Pháp thuộc, nghề muối của Bạc Liêu rất phát triển, sản phẩm muối chẳng những cung cấp cho khắp Nam kỳ lục tỉnh mà còn bán sang 3 nước Ðông Dương. Ðồng muối Bạc Liêu mênh mông trải dài từ bãi biển Vĩnh Châu - Sóc Trăng đến tận Gành Hào - Bạc Liêu, giáp huyện Ðầm Dơi - Cà Mau, dài hơn 50 km, với hơn 6.400 ha, sản lượng hằng năm khoảng hơn 35 ngàn tấn.

Sau một thời gian dài bị mai một, vào những năm 80 của thế kỷ trước, nghề muối Bạc Liêu đã có những ngày tháng phát triển rất rực rỡ. Lúc đó có thời điểm giá giạ muối đắt hơn giạ lúa, đây là chuyện hiếm thấy trong lịch sử. Diện tích đất sản xuất muối tăng vọt từ vài ngàn héc-ta lên đến gần 10 ngàn héc-ta. Cái nghề “nước lã mà vã nên hồ” cũng lắm bấp bênh. Sau thời hoàng kim vào những năm 80, nghề muối Bạc Liêu tiếp tục lận đận. Diện tích sản xuất muối năm nhiều, năm ít. Ðiệp khúc được mùa, mất giá cứ lặp đi lặp lại không hồi kết. Ðời sống của bà con diêm dân thiếu ổn định, nhiều người phải nói lời từ giã quê hương, ruộng muối nơi vốn gắn bó hàng chục năm trời để tha phương, tìm kế sinh nhai.

Diêm dân Bạc Liêu khát khao quảng bá, phát triển nghề muối từ cơ hội Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025.

Diêm dân Bạc Liêu khát khao quảng bá, phát triển nghề muối từ cơ hội Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025.

Sau bao thăng trầm, năm 2013, muối Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý muối ăn Bạc Liêu. Năm 2020, “Nghề làm muối ở Bạc Liêu” được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Danh giá là thế, song cái danh giá không phải là tiền, không phải là chén cơm manh áo. Hễ muối rớt giá là diêm dân ra đi, diện tích đồng muối giảm dần. Nếu như năm 2011, toàn tỉnh có hơn 3.000 ha sản xuất muối, khoảng 1.300 hộ trực tiếp làm muối thì đến năm 2022, diện tích sản xuất đã giảm hơn một nửa; năm 2023, 2024 vẫn thế. Nguyên nhân của tình trạng này có thể kể ra vài trang giấy, nhưng nếu nói dễ hiểu nhất thì cũng chỉ gói trong cụm từ “làm muối không sống nổi”. Mặc dù hiện tại tỉnh Bạc Liêu có 2 doanh nghiệp thu mua, chế biến muối. Tuy nhiên, việc liên kết bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm cho diêm dân vẫn còn kiểu “được chăng, hay chớ”. Bên cạnh đó, Bạc Liêu cũng có Công ty Cổ phần Muối Bạc Liêu, hiện đang kinh doanh 2 dòng sản phẩm chính là muối thực phẩm gồm muối tinh, muối i-ốt, muối hạt và muối gia vị gồm: muối tôm, muối ớt, muối tiêu, muối chay. Dẫu vậy, lượng muối thô được công ty mua về để chế biến chiếm một tỷ lệ quá nhỏ so với sản lượng muối hằng năm của bà con diêm dân thu hoạch được.

Với truyền thống lâu đời, giá trị văn hoá, lịch sử, kinh tế và với cái nợ ân tình của nghề muối trong quá khứ cũng như ở tương lai, tỉnh Bạc Liêu quyết tâm vực dậy danh tiếng muối. Chủ trương của tỉnh là phải giữ cho được nghề muối truyền thống thể hiện qua việc phê duyệt Ðề án nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối, giai đoạn 2021-2030. Có thể nói đây là một đề án ra đời đúng lúc, đúng thời điểm và đáp ứng được khát khao cháy bỏng của bà con diêm dân.

Ðể nghề muối của tỉnh Bạc Liêu phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hỗ trợ triển khai thực hiện Dự án nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất muối giai đoạn 2021-2025, với tổng nguồn vốn hơn 100 tỷ đồng. Theo đó, dự án sẽ cải tạo, xây dựng mới hơn 15 km đường giao thông và thay mới 4 cây cầu, phục vụ cho diện tích sản xuất muối hơn 1.300 ha tại xã Ðiền Hải và Long Ðiền Ðông. Dự án kỳ vọng sẽ mở đường cho hạt muối Bạc Liêu đi xa hơn trong những ngày sắp tới.

Nghề làm muối đã và đang được Bạc Liêu thực hiện nhiều giải pháp nhằm quyết tâm vực dậy và nâng tầm cho nghề truyền thống vốn đã nổi tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh. Và một trong những động thái đánh bóng cho hạt muối Bạc Liêu, góp phần vực dậy nghề muối chính là việc vào đầu tháng 3/2025, tỉnh Bạc Liêu sẽ tổ chức tổ chức Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025, “Hành trình 100 năm nghề Muối - Ðời người”, với chủ đề: “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”. Không riêng gì bà con diêm dân mà hầu hết các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh đang háo hức chờ đợi đến ngày diễn ra sự kiện, chờ đến ngày nghề muối Bạc Liêu được trả lại cái đúng giá trị, tầm vóc của nó./.

 

Nguyễn Minh Sang

 

Ðổi thay đất anh hùng

Mùa này, nắng nhuộm vàng những vườn cây trĩu quả bên bờ Sông Hậu, xuyên qua Cù lao Tân Quy, những con đường thẳng tắp, rợp bóng cây như minh chứng đất Cầu Kè đang khoác lên mình diện mạo mới; một vùng quê trù phú, điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Trà Vinh.

Tinh hoa mặn mà từ biển Bạc Liêu

Nằm ở vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Bạc Liêu từ lâu đã nổi danh với nghề làm muối truyền thống. Những cánh đồng muối trắng xoá trải dài, lấp lánh dưới ánh mặt trời, không chỉ là nguồn sinh kế của người dân địa phương mà còn là biểu tượng văn hoá độc đáo của miền Tây Nam Bộ. Nơi đây được coi là thủ phủ muối khi là một trong những nơi có diện tích sản xuất muối lớn nhất cả nước nằm ở 2 huyện: Hoà Bình và Ðông Hải. Với lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, diêm dân nơi đây đã tích luỹ được những kinh nghiệm thực tế và kế thừa nghề làm muối độc đáo qua bao thế hệ.

Muối Bạc Liêu và cơ hội vươn mình

Nếu so với các tỉnh, thành phố trong khu vực Nam Bộ thì Bạc Liêu là vùng đất được khai phá muộn màng. Ðến với vùng đất mới, các bậc tiền nhân Bạc Liêu đã biết khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có, tạo ra của cải, vật chất để nuôi sống bản thân và dùng để giao lưu, trao đổi phục vụ cho mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó, các ngành, nghề truyền thống ở Bạc Liêu lần lượt ra đời, trong đó một số nghề nổi tiếng như: trồng nhãn, đan đát và làm muối... Hầu hết các nghề này đã tồn tại và phát triển hơn 100 năm nay.

Hương tràm vùng biên

Tháng Giêng, trời biên giới Tây Nam hanh hao nắng. Nước bắt đầu rút nhanh trên các nhánh sông, để lại dòng kênh ven rừng sánh màu nâu đỏ của lá tràm khô, bờ kênh phơi mình trong nắng vàng óng ánh, ửng lên màu vàng cháy của phèn. Phía bên kia tuyến dân cư thưa thớt là vệt rừng tràm khô khát. Vậy là chúng tôi đã lọt thỏm vào khu vực 730 ha rừng tràm do Trung đoàn 30, Sư đoàn 4 quản lý dọc biên giới Tây Nam thuộc địa phận huyện Giang Thành và Hòn Ðất, tỉnh Kiên Giang.

Mùa quýt hồng chín rộ

Trong những ngày giáp Tết nguyên Đán, Ất Tỵ 2025, trên vùng đất phù sa châu thổ Cửu Long thuộc các xã Long Hậu, Tân Thành, Hòa Thành và Vĩnh Thới, Vĩnh Hậu huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đang vào mùa quýt hồng chín rộ, thu hút hàng ngàn du khách đổ về tham quan, check-in và thưởng thức những quả quýt chín vàng tươi, ngọt lịm.

Thúc đẩy kinh tế biển phát triển

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 140/QÐ-TTg ngày 16/1/2025 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ðây là quy hoạch mang tầm chiến lược nhằm thúc đẩy kinh tế biển phát triển.

Cổ tích ở Cù lao Ông Hổ

Nhơn Mỹ, xã ở Cù lao Ông Hổ, huyện Chợ Mới (An Giang), từ lâu đã được nhắc đến như biểu tượng của tinh thần học tập ở miền Tây Nam Bộ. Trước đây, Nhơn Mỹ là vùng đất nghèo khó, nơi người dân đa phần sống dựa vào những mảnh ruộng, mùa nước nổi lại thêm lo toan chồng chất. Thế nhưng, bằng sức mạnh của giáo dục và sự nỗ lực không ngừng, Nhơn Mỹ đã vươn mình, trở thành “Làng hiếu học” như một câu chuyện cổ tích giữa thế kỷ 21.

Mệnh lệnh trái tim

"Nghiên cứu tiếp tục triển khai đoạn tuyến cao tốc từ TP Cà Mau tới Ðất Mũi (khoảng 80 km), giao Cà Mau triển khai với sự hỗ trợ, bố trí vốn của Trung ương, cố gắng khởi công trong năm tới". Ðây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân chuyến kiểm tra, làm việc, đôn đốc 2 dự án cao tốc trục ngang và trục dọc tại đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL), gồm tuyến Cần Thơ - Cà Mau và Châu Ðốc (An Giang) - Cần Thơ - Sóc Trăng, vào chiều 15/12.

Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường cao tốc

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 538/TB-VPCP kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, về việc tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường cao tốc tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

200 năm - Mầm xanh bên dòng Vĩnh Tế

Kênh Vĩnh Tế được đào 200 năm trước (1819-2024). Kênh có chiều dài hơn 90 km, rộng 30 m, sâu 2,55 m. Ðiểm bắt đầu từ TP Châu Ðốc (An Giang), điểm cuối là TP Hà Tiên (Kiên Giang). Kênh có nhiệm vụ kiểm soát lũ cho toàn vùng Tứ giác Long Xuyên, đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong thoát lũ ra biển Tây; cấp nước tưới cho khoảng 144.000 ha trên tổng số gần 400.000 ha đất nông nghiệp ở vùng này.