ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 11-7-25 04:21:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Thu hút vốn FDI cho các tỉnh ÐBSCL sau hợp nhất: Nhu cầu bức thiết cho tăng trưởng nhanh

Báo Cà Mau Thực tiễn đã chứng minh, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, nhất là trong điều kiện các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu long (ÐBSCL) vừa hợp nhất. Thế nhưng, cũng cần nhìn nhận, đánh giá lại công tác thu hút vốn FDI, khi đồng vốn này tham gia vào phát triển các thế mạnh về kinh tế của vùng ÐBSCL còn khá khiêm tốn và chưa tạo được “sức bật” lớn trong khai thác các tiềm năng, lợi thế vốn có.

Tác động lan toả

Từ các dự án, doanh nghiệp FDI tham gia đầu tư vào phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh ÐBSCL và nghiên cứu của VCCI Cần Thơ cho thấy, FDI không chỉ góp phần bổ sung nguồn lực, mà còn là phương tiện trong chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, mô hình quản trị và góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và hơn cả chính là có tác động lan toả làm tăng năng suất tổng hợp, phát huy có hiệu quả các lợi thế của vùng mà lĩnh vực về nông nghiệp, thuỷ sản, xuất khẩu là một điển hình.

Ðồng thời, FDI thúc đẩy phát triển vốn con người thông qua việc nâng cao kỹ năng, đào tạo lực lượng lao động và phổ biến, chuyển giao kiến thức. Thực tế, các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) thường thiết lập các chương trình đào tạo nội bộ hoặc hợp tác với các tổ chức địa phương để nâng cao năng lực của lực lượng lao động, đảm bảo cải thiện năng suất bền vững.

Ðặc biệt, FDI đóng vai trò rất quan trọng vào xuất khẩu và không ngừng mở rộng thị trường khi các nhà đầu tư nước ngoài đã thiết lập hoạt động tại các quốc gia sở tại để tận dụng lợi thế về chi phí, vị trí chiến lược hoặc các hiệp định thương mại ưu đãi. Ðiều này, dẫn đến tăng khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài đối với hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước, thúc đẩy cán cân thương mại bên ngoài. Mặt khác, với việc tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được cải thiện và hiệu quả chuỗi cung ứng cho phép hội nhập sâu rộng hơn vào mạng lưới sản xuất toàn cầu, tăng cường khả năng phục hồi của nền kinh tế trước những “cú sốc” bất thường, khó đoán từ bên ngoài. Chưa dừng ở đó, FDI còn góp phần vào tích luỹ vốn, nâng cấp, đổi mới công nghệ và tăng cường thêm nguồn lực, tạo ra khả năng cạnh tranh. Theo thời gian, những lợi ích này sẽ trở thành tăng trưởng dài hạn thể hiện qua thu nhập bình quân đầu tư, tăng mức sống và có những tiến bộ về mặt cấu trúc trong nền kinh tế...

Thu hút vốn FDI sẽ góp phần khai thác và phát huy tốt các lợi thế của vùng ÐBSCL, nhất là chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. Ảnh: LÊ TUẤNThu hút vốn FDI sẽ góp phần khai thác và phát huy tốt các lợi thế của vùng ÐBSCL, nhất là chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. Ảnh: LÊ TUẤN

Cần xây dựng chiến lược

Dù có những lợi ích thiết thực như thế, nhưng việc thu hút vốn FDI trong thời gian qua vẫn còn rất hạn chế và xuất hiện tình trạng “ngược chiều" của 2 dòng vốn đầu tư chính vào khu vực ÐBSCL. Nếu như năm 2021, vốn ngân sách đầu tư vào ÐBSCL chiếm 64.113 tỷ đồng, thì 2 năm tiếp theo, tức 2022 và 2023 lần lượt đạt 72.265 và 80.791 tỷ đồng. Trong khi đó, trái ngược với “tín hiệu tích cực” của dòng vốn ngân sách, thu hút vốn FDI vào ÐBSCL lại “đi xuống”. Nếu năm 2021, vốn FDI vào ÐBSCL là 26.144 tỷ đồng, thì 2 năm tiếp theo lần lượt đạt 19.808 và 17.079 tỷ đồng và năm 2024 cả khu vực ÐBSCL chỉ thu hút được 142 dự án FDI với tổng vốn đăng ký mới là 759 triệu USD (tương đương hơn 19.000 tỷ đồng).

Con số trên chiếm chưa đến 2% tổng vốn FDI mới của cả nước và thấp hơn rất nhiều so với các vùng khác. Nếu xét ở vốn đầu tư toàn xã hội, thì vốn FDI chỉ chiếm 6,8% của vùng ÐBSCL, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của cả nước với trên 16%. Con số này cho thấy, việc thu hút vốn FDI của vùng ÐBSCL còn yếu so với mặt bằng chung. Xét về quy mô tuyệt đối, vốn FDI của vùng ÐBSCL chỉ cao hơn so với vùng Tây Nguyên, nhưng nếu so với 2 vùng kinh tế trọng điểm lớn là đồng bằng Sông Hồng và Ðông Nam Bộ thì vốn FDI của vùng ÐBSCL chỉ tương đương lần lượt là 12,3% và 13,7% của 2 vùng này và đây là sự chênh lệch quá lớn trong điều kiện vùng ÐBSCL được đánh giá rất giàu tiềm năng và lợi thế.

Ðiều đáng lo hơn cả là trong khi vốn đầu tư từ ngân sách và vốn FDI “đi ngược chiều nhau”, thì dòng vốn ở khu vực kinh tế tư nhân đầu tư cho ÐBSCL gần như chưa tạo được “cú hích” nào trong 3 năm gần đây, chỉ giữ ổn định quanh mức trên dưới 150.000 tỷ đồng. Thậm chí, số doanh nghiệp giải thể, phá sản ngày càng tăng. Năm 2024, số lượng doanh nghiệp tạm ngưng hoạt động của vùng ÐBSCL hơn 5.450 doanh nghiệp (tăng 26% so với năm 2023), số lượng doanh nghiệp chờ giải thể 6.548 doanh nghiệp và số lượng doanh nghiệp đã giải thể, chấm dứt tồn tại là 2.183 doanh nghiệp. Ðiều này, dẫn đến kết quả tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho khu vực ÐBSCL chiếm một tỷ lệ “không thay đổi” trong một thời gian dài cũng như chưa tạo nên những động lực quan trọng. Qua đó phản ánh “sức khoẻ” của doanh nghiệp vẫn còn tình trạng thiếu vốn để đầu tư cho những dự án động lực.

Theo báo cáo của VCCI Cần Thơ Chi nhánh ÐBSCL, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của ÐBSCL trong 10 năm (2014-2023) chỉ đạt khoảng 11% so với cả nước, chỉ cao hơn khu vực Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc. Rõ ràng, dù tỷ lệ vốn đầu tư từ ngân sách có cải thiện, nhưng do những yếu kém về nguồn lực FDI và hấp thu vốn từ khu vực tư nhân khiến vốn đầu tư toàn xã hội suốt một thời gian dài vào ÐBSCL vẫn nằm trong tình trạng yếu và thiếu.

Do vậy, các tỉnh ÐBSCL sau hợp nhất cần tập trung tái cấu trúc lại nguồn lực theo hướng tập trung đẩy mạnh thu hút vốn FDI gắn với xây dựng chiến lược phát triển thêm nguồn lực từ khu vực kinh tế tư nhân với hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều đột phá từ Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân mà Bộ Chính trị đã ban hành.

Bởi các dự án FDI khi đưa vào hoạt động sẽ có những đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế và tham gia giải quyết tốt bài toán an sinh. Như tỉnh Bạc Liêu trước khi chưa hợp nhất với tỉnh Cà Mau, các doanh nghiệp FDI đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, doanh thu hằng năm đạt khoảng 70 triệu USD và tham gia giải quyết việc làm cho trên 2.300 lao động của tỉnh, với một số doanh nghiệp FDI điển hình như: Công ty Cổ phần Việt Úc - Bạc Liêu, Công ty TNHH MTV Pinetree; Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam - Chi nhánh Bạc Liêu 2; Công ty TNHH MTV thực phẩm đông lạnh Việt I-Mei...


Khi FDI được thu hút có tính chiến lược và được bổ sung bằng chính sách mạnh mẽ sẽ đóng vai trò là chất “xúc tác” cho tăng trưởng kinh tế bằng cách củng cố các nền tảng kinh tế quan trọng và đảm bảo quỹ đạo phát triển bền vững”, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI Cần Thơ nhận định.


Lư Dũng - Hoàng Lam

Các tỉnh ĐBSCL sau hợp nhất: Cần tái cấu trúc sản phẩm du lịch 

Với điều kiện sinh thái đặc thù, cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt, vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hội tụ tiềm năng, thế mạnh du lịch sông nước (DLSN). Thế mạnh này sẽ tiếp tục được phát huy mạnh mẽ hơn khi các tỉnh hợp nhất trong điều kiện tương đồng về lợi thế. Song, cũng cần nhìn nhận, đánh giá lại mô hình tăng trưởng gắn với tái cấu trúc các sản phẩm du lịch để tạo ra “cú huých” bằng chính bản sắc đặc trưng.

Chọn thuỷ sản làm khâu đột phá

Thế mạnh kinh tế hàng đầu của các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) lâu nay và dự báo trong tương lai gần vẫn phải dựa vào trụ cột nông nghiệp. Nhưng đó phải là nông nghiệp xanh, sạch, sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH).

“Chắp cánh” hạt gạo đất Chín Rồng

Vừa qua, Hiệp hội Ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) phối hợp với Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An, TP Cần Thơ tổ chức lễ xuất khẩu lô hàng “Gạo Việt xanh phát thải thấp” sang thị trường Nhật Bản với số lượng 500 tấn. Cái đáng phấn khởi ở đây không phải là số lượng, mà việc xuất khẩu lô hàng đầu tiên này đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngành nông nghiệp và được xem là bước tiến ấn tượng trong sản xuất lúa gạo từ Ðề án 1 triệu héc-ta lúa đang triển khai ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Nghị quyết 68 tạo “đường băng” để doanh nghiệp bứt phá

Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW (Nghị quyết 68) về phát triển kinh tế tư nhân (KTTN), làm nức lòng cộng đồng doanh nghiệp (DN) cả nước nói chung và DN khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) nói riêng. Tuy mới ban hành nhưng Nghị quyết 68 được cộng đồng DN phấn khởi đón nhận, xem là “đường băng” để chủ động bứt phá và tăng tốc, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu.

Nâng cao Chỉ số PCI - “Chìa khoá” cho tăng trưởng kinh tế

Vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức công bố Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024 và đánh dấu 20 năm hành trình liên tục cải thiện môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Ðồng thời, từ số liệu công bố này cũng đặt ra nhiều vấn đề về môi trường đầu tư, kinh doanh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL).

Bên dòng Maspero

Khi mùa lễ hội Ok Om Bok tưng bừng, dòng sông Maspero cũng khoác lên mình tấm áo rực rỡ, hội tụ cả tinh thần lẫn văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em Kinh - Khmer - Hoa. Không chỉ là nơi diễn ra những cuộc đua ghe Ngo đầy hào hứng, dòng sông này còn là nhịp cầu nối giữa truyền thống, hiện tại và tương lai của vùng đất Sóc Trăng giàu bản sắc văn hoá các dân tộc.

Sức vươn Cù lao Tây

Giữa dòng Tiền Giang hiền hoà, nơi sóng nước mênh mang và đất phù sa màu mỡ, có một vùng đất đang lặng lẽ thay da đổi thịt: Cù lao Tây, thuộc huyện Thanh Bình, tỉnh Ðồng Tháp. Mảnh đất này từng một thời lận đận bởi giao thông trắc trở, kinh tế khó khăn, nhưng hôm nay, nhờ những chủ trương đúng đắn, sự đồng lòng của chính quyền và người dân, Cù lao Tây đã bừng sáng như một đoá sen vươn mình từ bùn lầy, thanh khiết, đầy sức sống.

Vì sự phát triển bền vững của đất Chín Rồng

Trong Báo cáo Kinh tế thường niên vùng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố, đã phản ánh thực trạng về một bức tranh “khá xám” của đồng bằng với hàng loạt các thách thức và đặt ta nhiều vấn đề cho phát triển bền vững. Tại sao sự phát triển kinh tế của ÐBSCL tiếp tục “tụt lùi” trong nhiều năm liền và vùng đất chín rồng này rất cần một cuộc cách mạng trong tái cơ cấu lại mô hình tăng trưởng trong huy động nguồn lực, nhất là trong điều kiện các tỉnh, thành phố sẽ được sáp nhập lại với nhau.

Những vùng quê vượt qua nỗi đau

Sau 50 năm kiến thiết xây dựng quê hương, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn đó những chiến tích bi thương, oai hùng. Trở lại những địa chỉ năm xưa từng xảy ra các vụ thảm sát tang thương như: TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; xã Trí Phải (huyện Thới Bình), xã Nguyễn Huân (huyện Ðầm Dơi), tỉnh Cà Mau... đều cảm nhận được sự thay đổi lớn lao. Ðó là những vùng quê bừng sáng, đi đầu trong các phong trào ở địa phương.

Nghề dệt của đồng bào Khmer vùng biên giới

Ðồng bào Khmer là 1 trong 54 dân tộc anh em không thể tách rời trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Những năm qua, Ðảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các dân tộc thiểu số, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đời sống của đồng bào Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long cải thiện rõ rệt.