ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 15-1-25 16:50:47
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

12 năm chiến đấu với căn bệnh Thalassemia để đến trường

Báo Cà Mau Năm học 2024-2025, Huỳnh Linh Trân vào lớp 10, Trường THPT Cà Mau (TP Cà Mau). Cô nữ sinh có dáng người nhỏ nhắn, mảnh khảnh này luôn vui vẻ, lạc quan và quyết tâm, nỗ lực duy trì thành tích khá giỏi trong học tập mặc dù suốt 12 năm qua em phải chiến đấu với căn bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) để thực hiện ước mơ trở thành một bác sĩ giỏi.

Cận kề năm học mới, chị Hồ Quý Nhi, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Nụ cười hồng, cùng các thành viên CLB đến nhà thăm Linh Trân (ở xã Hoà Thành, TP Cà Mau) và trao học bổng hỗ trợ của Tỉnh đoàn cho em (1 triệu đồng/quý) cùng quà bánh nhân tết Trung thu sắp đến.

Chị Nhi xúc động chia sẻ: “Tuy sức khoẻ yếu nhưng Linh Trân luôn nỗ lực trong học tập, em còn tích cực tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ ở trường, sở hữu rất nhiều giấy khen. 2 năm qua, Chi bộ 2, Ðảng bộ Tỉnh đoàn, đã đồng hành cùng em đến trường, với kỳ vọng em sẽ vượt qua bệnh tật, thực hiện được ước mơ tri thức của mình”.

Chị Hồ Quý Nhi (thứ 2, bên trái), Chủ nhiệm CLB Nụ cười hồng, cùng thành viên CLB trao học bổng và quà bánh cho Linh Trân.

Chị Hồ Quý Nhi (thứ 2, bên trái), Chủ nhiệm CLB Nụ cười hồng, cùng thành viên CLB trao học bổng và quà bánh cho Linh Trân.

Nghị lực sống mãnh liệt...

Linh Trân là một trong số các hoàn cảnh đặc biệt được CLB Nụ cười hồng tiếp sức trong suốt 12 năm qua. Em cũng là nhân vật trên chuyên mục "Nhịp cầu nhân ái" của Báo Cà Mau tại thời điểm gia đình mới phát hiện em mắc bệnh Thalassemia phải truyền máu và thải sắt suốt đời để duy trì sự sống.

Chị Nhi nhớ như in cảm xúc lần đầu gặp cô bé Linh Trân vào năm 2013, khi đó Trân mới lên 5 tuổi, dáng người nhỏ bé, xanh xao, tình trạng sức khoẻ suy yếu và em phải đến truyền máu tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau liên tục, đồng thời buộc phải thải sắt.

“Năm 2013 là năm khởi động chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện xuyên Việt (Hành trình đỏ) trên toàn quốc và được phát động tại Cà Mau. Như một cái duyên, tôi giới thiệu Linh Trân cho chương trình và em được hỗ trợ tích cực thời gian đó. Từ đó đến nay, CLB Nụ cười hồng luôn ưu tiên mọi nguồn lực cho em. Sau 12 năm dõi theo hành trình điều trị căn bệnh nguy hiểm này, CLB Nụ cười hồng và gia đình trở nên thân thiết như người nhà. Rất mừng vì Linh Trân mạnh mẽ, vượt qua tất thảy nỗi đau đớn để đi đến ngày hôm nay, trở thành cô nữ sinh THPT lạc quan, yêu đời”, chị Nhi xúc động.

Hiện Linh Trân sống cùng ông bà ngoại, cha mẹ em vì lo trang trải cuộc sống và rất nhiều khoản chi phí điều trị căn bệnh quái ác nên phải tha hương làm việc. Ðiều ông bà ngoại em cảm thấy hạnh phúc nhất chính là được CLB Nụ cười hồng làm cầu nối kịp thời đến nhà hảo tâm gần xa, thường xuyên đến thăm, tặng quà với tình cảm ưu ái cho Linh Trân.

Bà Phan Thị Huỳnh, 75 tuổi, bà ngoại Linh Trân, bày tỏ: “Tôi rất biết ơn Báo Cà Mau đã nhiều lần viết bài kêu gọi hỗ trợ và động viên con bé thêm nghị lực chiến đấu với bệnh tật. Ðã có rất nhiều mạnh thường quân, nhà hảo tâm thông qua bài viết tìm đến thăm hỏi, giúp đỡ cháu. Nếu không có tình yêu thương đó, gia đình chắc không gồng gánh nổi, đó cũng là sự tiếp sức lớn đối với cháu”.

“Không thể đếm nổi cháu đã bao lần truyền máu, thải sắt, chỉ biết khoảng từ 3-5 tuần là cháu phải lên Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP Hồ Chí Minh. Nếu dừng việc truyền máu, thải sắt, con bé sẽ nguy hiểm tính mạng. Cứ thế, 12 năm rồi, cháu đã trải qua rất nhiều lần đối mặt với những mũi kim kích vào tìm ven mạch máu, theo đó là những cơn đau đớn thấu da thịt, nhưng không dám khóc, con bé mạnh mẽ vượt qua hết. Song, cũng có lúc tôi tưởng cháu không qua được, nhất là thời điểm dịch Covid-19 bùng phát dữ dội không thể lên tuyến trên nhưng cháu vẫn kiên cường như một phép màu”, ông Võ Minh Quang, 74 tuổi, ông ngoại Linh Trân, bùi ngùi.

Khoảng từ 3-5 tuần, Linh Trân phải lên Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TP Hồ Chí Minh để điều trị.

Theo lời kể của ông Quang, với tình hình sức khoẻ của Linh Trân có thể xin miễn giảm một số môn học, nhưng em vẫn nỗ lực tham gia đầy đủ, rất ít khi em xin nghỉ. Nhiều lúc ở lớp mệt, thầy cô phải đưa về tận nhà, nhưng hôm sau em vẫn có mặt ở lớp vì sợ mất kiến thức.

Như minh chứng lời mình nói, ông Quang bảo Linh Trân soạn “bộ sưu tập” giấy khen 9 năm học vừa qua, trong đó có nhiều giấy khen về thành tích trong phong trào văn nghệ, học vượt trội các môn học, là học sinh khá, giỏi...

... Ðể chạm ước mơ

Nhìn cô trò nhỏ kiên cường và quá đỗi nghị lực, tôi hỏi: “Ðộng lực nào có thể khiến con luôn mạnh mẽ, lạc quan đến vậy?”. Linh Trân nở nụ cười, hướng mắt về phía ông bà ngoại, rồi bình thản khi chia sẻ về những tháng ngày vật lộn với căn bệnh tan máu bẩm sinh: “Ngày biết con mắc bệnh Thalassemia, một căn bệnh chưa từng nghe đến, ông bà ngoại và cha mẹ con đã rất buồn và xót thương con. Từ đó gia đình dần suy kiệt kinh tế. Cũng vì vậy mà con quyết tâm học tập thật tốt. Với con, được đến trường học là động lực và là mục tiêu lớn nhất của con. Con sẽ nỗ lực học tập để không phụ lòng gia đình và các cô chú mạnh thường quân, anh chị CLB Nụ cười hồng yêu thương, giúp đỡ con”.

Mắt đỏ hoe, ông Quang thổ lộ: “Suốt những năm tháng chống chọi với bệnh tật, cháu phải chứng kiến lần lượt từng người bạn, người em cùng điều trị với mình ra đi, trong đó có nhiều người do không thể truyền máu đúng hạn vì gia cảnh quá khó khăn... Mỗi đợt lên viện, lại có những tin buồn như vậy. Thế nhưng, con bé vẫn rất kiên cường. Ngay khi trở về là cắp sách đến trường cùng bạn bè, nên chỉ những người bạn thân mới biết cháu bệnh nặng vậy”.

Khi tâm sự về ước mơ tương lai, mắt Linh Trân sáng rực lên, em mỉm cười:

Là tình nguyện viên xuyên Việt của "Hành trình đỏ", với 38 lần sẻ chia giọt máu nóng yêu thương, chị Quý Nhi cho biết, các tình nguyện viên đã luôn tích cực tuyên truyền về căn bệnh này với mong muốn thêm nhiều số phận như Linh Trân được cứu sống, thêm nhiều ước mơ được nuôi dưỡng, và thông điệp chia sẻ sự sống với những bệnh nhân Thalassemia đang được nỗ lực lan truyền trong cộng đồng.

Thalassemia (tan máu bẩm sinh) là một trong những bệnh lý bẩm sinh phổ biến, liên quan đến tổng hợp hemoglobin trong máu. Bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng thiếu máu và thừa sắt ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ, để điều trị sẽ cần truyền máu và dùng thuốc thải sắt liên tục suốt đời. Do vậy, chi phí điều trị bệnh Thalassemia rất lớn để duy trì sự sống cho người bệnh. Ðể có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, nhiều cặp vợ chồng đã đi khám sức khoẻ sinh sản trước khi kết hôn và mang thai nhằm kịp thời phát hiện ra gen bệnh.

 

 

Băng Thanh - Lê Tuấn

 

Tỉnh đoàn trao quà tết công nhân trên công trình cao tốc Cần Thơ – Cà Mau

Chiều nay (13/1), Tỉnh đoàn Cà Mau tổ chức đoàn đến thăm, trao suất quà tết và 15 bao lì xì cho lực lượng công nhân thuộc Công ty Cổ phần Hải Đăng, TP Hồ Chí Minh, đơn vị đang thi công trên công trình cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, đoạn qua huyện Thới Bình.

Tết ấm cho người có công

Trong năm qua, huyện U Minh huy động mọi nguồn lực xã hội để chăm lo người có công, thân nhân thờ cúng liệt sĩ, gia đình chính sách. Chương trình hỗ trợ nhà ở cho những đối tượng này nhân đôi niềm vui khi Tết đang gần kề.

Chung một tấm lòng san sẻ yêu thương

Sáng 12/1, Hội Từ thiện tỉnh Cà Mau tổng kết hoạt động năm 2024 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025.

Xuân ấm áp cho người dân Đất Mũi

Tiếp tục chuỗi chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại các đồn biên phòng trên địa bàn tỉnh, chiều ngày 11/1, chương trình tiếp tục mang hơi ấm mùa xuân đến với người dân tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, với nhiều hoạt động vui xuân, cùng những phần quà ý nghĩa.

Sacombank Chi nhánh Cà Mau trao 550 phần quà “Ấm tình mùa xuân”

Hoạt động này là một phần trong chiến dịch “Ấm tình mùa xuân” lần thứ 22, diễn ra từ ngày 6-19/1, với tổng kinh phí 10 tỷ đồng, hướng đến các hộ nghèo và gia đình gặp khó khăn trên toàn quốc, đặc biệt là các tỉnh, thành phố khu vực miền Tây Nam Bộ.

Tấm lòng nhân ái của chị Huỳnh Diễm

Đều đặn hằng tháng, chị Huỳnh Diễm (Phường 6, TP Cà Mau) tham gia nhóm thiện nguyện phát quà cho bệnh nhân chạy thận, nấu ăn cho bệnh nhân ở Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần (xã Khánh An, huyện U Minh). Chị còn tích cực kêu gọi bạn bè, người thân và cộng đồng mạng xã hội giúp hàng trăm triệu đồng cho những bệnh nhân nghèo, hoàn cảnh khó khăn cần chi phí điều trị khẩn cấp. Chị Diễm bộc bạch: “Làm thiện nguyện từ tâm. Tôi chỉ mong giúp đỡ được càng nhiều người càng tốt”.

Niềm vui an cư

Mùa xuân mang theo niềm vui, hy vọng cho mọi người, mọi nhà. Ðối với những hộ khó khăn vừa được hỗ trợ nhà ở, đất ở thì niềm vui, niềm tin về cuộc sống no ấm như được nhân lên gấp bội.

Tuổi trẻ xung kích trong phong trào lớn

Chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh đã và đang được triển khai quyết liệt, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, các ngành, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) đã phát huy vai trò xung kích của mình khi tích cực tham gia thực hiện xoá nhà tạm, nhà dột nát cùng toàn tỉnh. Ðây cũng chính là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh đoàn xác định cho năm 2025.

Hạnh phúc an cư

“Ðẩy nhanh tiến độ xây dựng để bà con có nhà mới đón Tết an vui; rà soát tất cả đối tượng được hỗ trợ xem hộ nào có thể triển khai xây dựng nhà được ngay thì tiến hành nhanh, nhưng phải đi đôi với chất lượng, hiệu quả; phát huy cao nhất tinh thần, trách nhiệm, hoàn thành chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 8/2025...”. Ðây là chỉ đạo kỳ quyết của đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HÐND tỉnh Cà Mau.

Tấm lòng phụ nữ nông thôn

Xuất phát từ tấm lòng thiện nguyện, mong muốn sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn tại địa phương, một số phụ nữ ấp Tắc Biển, xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển, đã tự nguyện thành lập tổ phụ nữ từ thiện để nấu ăn, cấp phát gạo, nhu yếu phẩm..., giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương.