ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 2-2-25 15:40:10
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Mưu sinh trên đầu sóng

Báo Cà Mau (CMO) Bạn chòi cũng là một nghề giúp nhiều gia đình có cuộc sống ấm no, nhưng nghề này vô cùng vất vả vì phải đối mặt với hiểm nguy giữa trùng khơi sóng gió.

4 giờ sáng, ghe thu hoạch đáy hàng khơi ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển chuẩn bị các nhu yếu phẩm, ngư cụ cần thiết để ra khơi. Mỗi đội thu hoạch đáy 5 người thường đi trên một phương tiện lớn có sức chở vài chục tấn. Ðồ mà ghe đáy chở ra cho bạn chòi là nước sinh hoạt, gạo, nước đá, pin sạc dự phòng, thuốc men...; đổi lại họ sẽ nhận cá, tôm, mực... mang vào bờ.

Bạn chòi nhận lương thực từ đất liền gửi ra.

Không biết tự khi nào, nghề đáy hàng khơi đã gắn bó với người dân vùng biển cực Nam Tổ quốc này. Chỉ biết những năm 1990-2005 là những năm cực thịnh của nghề trên vùng biển Cà Mau, lúc đó có hàng ngàn người làm nghề đóng đáy. Những năm gần đây, lượng cá tôm ít, bạn chòi khó kiếm nên chỉ còn vài chục chủ bám trụ nghề này.

Ông Hồng Minh Ðoàn, Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, là tài công cho ghe ông Hồng Chí Phong (cũng ở Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc) đã gắn bó với nghề biển hơn 20 năm. Với ông, đây là công việc mưu sinh cho cả gia đình. "Hôm nào biển động không ra khơi được lòng thấy bồn chồn, nhớ biển. Ðó cũng là thời gian gia đình hết sức khó khăn vì cả nhà chỉ trông chờ vào thu nhập từ nghề đáy hàng khơi", ông Ðoàn tâm sự.

Ðáy hàng khơi sử dụng các cột cao từ 25-30 m cặm xuống đáy biển cách đất liền từ 10 hải lý trở lên. Các cây cột được nối với nhau bằng dây thừng và mỗi miệng lưới có chiều ngang khoảng 50 m để đánh bắt cá tôm. Bạn chòi là người phụ trách canh giữ đáy và là người xem hướng gió, nắm thời gian nước lớn, ròng để buông đáy và kéo đáy.

Bạn chòi trực tiếp ở lại tại chòi để canh giữ và đóng đáy. Bạn chòi hoạt động theo lịch trình con nước; hàng tháng có 10 ngày nghỉ vào bờ, 20 ngày trực chòi trên biển để kéo và thả đáy.

Nơi ở của bạn chòi là căn chòi bằng cây lá, rộng chừng 4 m2 dựng trên 1 hoặc 2 cây cao hơn 5 m so với mặt nước biển. Nhìn từ xa, những chòi đáy này giống như những tổ chim.

Ðiều lo ngại nhất của bạn chòi chính là thời tiết xấu, các tàu đánh bắt và chở hàng thường xuyên đâm phải các hàng đáy làm sập chòi. Vật bất ly thân của bạn chòi chính là cái can nhựa và cây dao nhỏ bên người. Bởi những khi tai nạn bất ngờ xảy ra, họ có thể bị rơi xuống biển và cuốn vào trong miệng đáy; những lúc như vậy bạn chòi phải dùng dao để rọc lưới đáy thoát ra ngoài.

Bạn chòi giỏi là người đi trên dây và làm việc điêu luyện; phải xác định được lúc nào nước chảy mạnh để buông đáy và lúc nào nước chảy yếu để kéo đáy lên, tránh tình trạng cá, tôm lội ngược dòng nước ra ngoài.

Bạn chòi phải di chuyển trên dây hàng giờ và kéo, thả lưới một cách thuần thục; công việc của họ được ví như những diễn viên xiếc.

Anh Lê Hữu Phước, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, đến Ngọc Hiển làm bạn chòi cho ông Hồng Chí Phong, cho biết: "Nghề này nguy hiểm lắm, chỉ sơ suất một chút là có thể mất mạng như chơi. Do mình không có nghề nghiệp ổn định nên mới chọn nghề này để mưu sinh".

Mỗi bạn chòi phụ trách thả và kéo nhiều miệng đáy, cứ 7-10 miệng họ được hưởng 2 miệng. Số cá, tôm sau khi đánh bắt sẽ được chủ ghe chở giùm vào trong đất liền để người thân bạn chòi lựa ra bán. Cứ một con nước, mỗi bạn chòi thu được từ 5-7 triệu đồng.

Ông Hồng Chí Phong có hơn 60 miệng đáy hàng khơi. Ông chia sẻ: "Những người làm đáy hàng khơi giờ rất ít. Người bám trụ lại hầu như là dân cố cựu, có người làm nghề này đã 3 đời, như tôi cũng kế nghiệp đời thứ 3. Thật ra, nhiều người cũng muốn chuyển nghề nhưng vốn liếng đầu tư vào đáy hàng khơi khá cao (từ ghe đến cột, lưới đáy) nên họ phải cố bám trụ, bởi chuyển lên đất liền không biết làm gì để mưu sinh".

Những năm gần đây, nguồn tôm, cá cạn kiệt nên thu nhập của những người làm nghề đáy cũng giảm theo. Dù phải sống trơ trọi trên chòi canh hay cực nhọc trên ghe biển thì những người làm đáy hàng khơi vẫn tươi cười đối đầu với nắng gió, với nguy hiểm mỗi khi biển cả nổi giận; để rồi khi vào đất liền vài ngày thì lại nhớ biển, lại khăn gói ra khơi...

 

Hồng My - Chí Hiểu

 

Ðất lạ hoá quê hương

Có nhiều lý do đưa họ đến với Cà Mau - mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Song, điều khiến họ gắn bó là do đất lành mang đến cuộc sống ấm no và tình người ấm áp. Trên quê hương thứ hai, họ góp sức khai phá, dựng xây, biến vùng đất hoang sơ thuở nào trở thành vùng đất trù phú, đa dạng về cách phát triển kinh tế.

Tiềm năng tín chỉ carbon

“Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cũng như các hướng dẫn về tín chỉ carbon vẫn chưa đầy đủ, các địa phương cũng chỉ dừng lại ở việc tập huấn, nâng cao nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm, mời gọi các tổ chức để khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các bước chuẩn bị. Mặc dù vậy, các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đang rất quan tâm vấn đề này, qua đó tiếp tục tăng cường công tác trồng, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, để đến khi hoàn thiện thể chế, có thể sẵn sàng tham gia thị trường tín chỉ carbon”, ông Phan Hoàng Vũ thông tin.

Những 'điểm sáng' an sinh năm 2024

Lao động, việc làm năm 2024 có nhiều điểm sáng, đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao. Các chính sách an sinh xã hội được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đem lại những hiệu quả lớn.

Hội thi “Bánh chưng xanh” người lính biển

Trong 2 ngày 26-27/1 (nhằm 27-28 tháng Chạp năm Giáp Thìn), tại TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4 tổ chức Hội thi “bánh chưng xanh” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Xuân về phum sóc

Mùa xuân mới đang điểm tô rực rỡ từ thành thị đến từng làng quê, phum sóc, nhà nhà háo hức đón chào năm mới. Bộ mặt nông thôn đang được thay áo mới, những tuyến đường hoa, hàng rào cây xanh chạy dài theo các tuyến lộ bê tông. Những cánh hoa tươi thắm khoe sắc như điểm tô cho mùa xuân no ấm, sum vầy.

Tròn đầy yêu thương

Dù không phải là nhà, nhưng ngày Tết ở những nơi đặc biệt như Trung tâm Bảo trợ xã hội, Làng trẻ em SOS, không khí vẫn rộn ràng, ấm áp, tràn đầy tình yêu thương.

Mùa vui ở vùng đồng bào dân tộc

Những ngày này, về vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Trần Văn Thời, U Minh, sẽ thấy cảnh đồng bào Khmer nơi đây đang tất bật thu hoạch lúa, hoa màu và sản xuất các mặt hàng truyền thống bán dịp Tết.

Hương tết quê nhà

Chiều 26/1/2025 (nhằm 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Bảo tàng tỉnh Cà Mau tổ chức Chương trình “Hương tết quê nhà” trong không khí ấm áp của những ngày giáp tết. Đây là sự kiện đặc biệt, không chỉ mang lại cho mọi người những trải nghiệm thú vị về tết cổ truyền, mà còn là dịp để mọi người cùng nhau ôn lại những giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là những phong tục, tập quán ngày tết tại vùng đất Cà Mau.

600 phần quà tết ấm lòng người khiếm thị và người khó khăn

Ngày 26/1/2025 ( nhằm ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Thiền viện Trúc Lâm Cà Mau tổ chức trao 600 phần quà cho người khiếm thị, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao 200 suất quà cho hội viên nông dân nghèo

Sáng 26/1, tại huyện Thới Bình, Đoàn công tác Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do đồng chí Phan Như Nguyện, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao 200 suất quà cho hội viên nông dân tỉnh Cà Mau.