ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 4-12-23 22:30:21

Nan giải bài toán thiếu giáo viên

Báo Cà Mau Vấn đề thiếu giáo viên (GV), GV chuyển công tác, nghỉ việc đã diễn ra trong thời gian dài, làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục của huyện Năm Căn. Ngành chuyên môn đã quan tâm xây dựng kế hoạch tuyển dụng GV còn thiếu, nhưng kết quả tuyển dụng không cao do số lượng thí sinh đăng ký ít hơn chỉ tiêu cần tuyển.

Ông Ðỗ Ngọc Hải, Phó hiệu trưởng Trường THCS Phan Ngọc Hiển, chia sẻ, từ khi nghỉ hè đến đầu năm học mới 2023-2024, đơn vị có đến 6 GV chuyển công tác về tuyến trên như TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương...; đồng thời, có 1 cán bộ quản lý và 3 GV khác xin nghỉ việc. Năm nay, nhà trường được UBND huyện giao 62 biên chế, bao gồm cả cán bộ quản lý, GV, nhân viên và bảo vệ, nhưng đến thời điểm này trường chỉ có 52 biên chế, trong đó có 47 GV đứng lớp, thiếu 6 GV so với chỉ tiêu trên giao. Tình trạng thiếu GV đã ảnh hưởng đến việc sắp xếp, phân công nhiệm vụ đầu năm học mới.

Nhiều điểm trường trên địa bàn huyện Năm Căn hiện trong tình trạng thiếu giáo viên. (Trong ảnh: Lớp học của giáo viên và học sinh Trường THCS Phan Ngọc Hiển).

“Ðể khắc phục tình trạng trên, Ban Giám hiệu nhà trường tiếp tục tham mưu cho Phòng GD&ÐT và UBND huyện điều tiết GV từ đơn vị khác chuyển về, đồng thời tham mưu nhân sự tiếp tục tuyển dụng trong thời gian tới. Trong đó, giải pháp trước mắt đối với những môn thiếu trắng GV, đơn vị đã liên hệ một số GV trên địa bàn và xin chủ trương cho phép hợp đồng thỉnh giảng để kịp thời khắc phục khó khăn”, ông Ðỗ Ngọc Hải cho biết thêm.

Ông Nguyễn Minh Thức, Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Năm Căn, cho biết, năm nay trường có 32 lớp, giảm 1 lớp và số lượng học sinh cũng giảm khoảng 50 em so với năm học trước. Về đội ngũ GV, đến thời điểm này giảm 4 người so với cùng kỳ năm trước, lý do là chuyển công tác, nghỉ hưu. Ðể đáp ứng nhu cầu dạy và học, nhà trường kiến nghị ngành bổ sung thêm 2 biên chế, để đảm bảo theo quy định của Bộ GD&ÐT.

Ông Hứa Trọng Nhơn, Phó trưởng phòng GD&ÐT huyện, cho biết, năm học 2023-2024, biên chế cán bộ quản lý, GV, nhân viên ngành giáo dục được giao là 778 người, nhưng hiện tại toàn huyện chỉ có 669 người, giảm khoảng 30 biên chế so với đầu năm học 2022-2023. Giáo viên thiếu tập trung nhiều nhất là cấp THCS và bậc học mẫu giáo - mầm non. “Khó nhất là cấp THCS, vì thiếu GV bộ môn nên các trường phải thỉnh giảng một số đơn vị huyện bạn. Ví dụ như xã Tam Giang hiện nay thỉnh giảng GV ở xã Tam Giang Tây (huyện Ngọc Hiển), xã Nguyễn Huân (huyện Ðầm Dơi). Riêng đối với Trường Mẫu giáo Hoa Mai (xã Tam Giang) chỉ có 1 GV, 1 hiệu phó và 1 hiệu trưởng. Vì thiếu GV nên trước mắt Ban Giám hiệu hỗ trợ luôn việc giữ trẻ”, ông Hứa Trọng Nhơn thông tin.

Tình trạng thiếu GV đã diễn ra trong thời gian dài, hằng năm, Phòng GD&ÐT huyện tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch tuyển dụng, nhằm đảm bảo công tác giảng dạy và học tập. Riêng trong năm 2023 này, dự kiến huyện sẽ tuyển dụng thêm 109 biên chế hiện đang thiếu hụt, nhưng đây vẫn là bài toán khó.

“Hiện đang tuyển dụng nhưng không có nguồn, đặc biệt là GV mầm non và GV môn ngoại ngữ không có người dự tuyển. Ðiển hình như năm 2022, huyện thông báo tuyển dụng 100 chỉ tiêu nhưng chỉ có 20 GV đăng ký, trong đó đạt 19 GV. Năm nay, huyện tiếp tục có kế hoạch tuyển dụng nhưng rất ít hồ sơ đăng ký, đơn vị cũng đã liên hệ với các trường đại học sư phạm nhưng hầu như các em không muốn về nông thôn, chủ yếu tập trung ở TP Hồ Chí Minh, Ðồng Nai... Vì các tỉnh, thành này có chính sách thu hút cùng với mức thu nhập cao”, ông Hứa Trọng Nhơn trần tình. 

Báo cáo về thực trạng, tình hình tuyển dụng, sử dụng viên chức và chính sách hỗ trợ cán bộ, quản lý, GV, nhân viên ngành giáo dục trước thềm năm học mới 2023-2024, UBND huyện Năm Căn đề xuất, kiến nghị Sở GD&ÐT xem xét, tham mưu UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ dành riêng cho GV, nhất là ưu tiên GV địa bàn xã điều kiện đi lại khó khăn. Qua đó, nhằm tạo động lực giữ chân GV yên tâm công tác, đồng thời khuyến khích các em học sinh ở các trường THPT đăng ký chọn ngành học sư phạm mầm non, hay thu hút GV ở nơi khác về địa phương công tác./.

 

Văn Tưởng

 

Cho con cái chữ vào đời

“Không có tài sản gì để cho con sau này, chỉ biết cố gắng lao động từng ngày lo cho con ăn học. Tài sản cho con là cái chữ, là nghề nghiệp để sau này nó tự lo thân”, suy nghĩ của anh Lê Văn Nổ (Khóm 1, Phường 8, TP Cà Mau), cũng là suy nghĩ của nhiều phụ huynh đang ngày ngày đổ giọt mồ hôi nuôi niềm hy vọng về tương lai tươi sáng cho con em mình.

Góc dân gian trong trường mầm non

Để làm mới các góc học tập, vui chơi, nhiều điểm trường mầm non, mẫu giáo tích cực đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động ngoại khoá, giờ lên lớp để giáo dục truyền thống văn hoá cho các em. Ðây cũng là phương pháp học tập mới, giúp trẻ phát huy sức sáng tạo, tăng khả năng vận động ngoài trời, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.

Cô giáo nặng tình với quê hương

Là người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất Dớn Hàng Gòn (thuộc Ấp 2, xã Khánh Lâm, huyện U Minh), cô giáo Trịnh Hà Giang, Phó hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong, xã Khánh Lâm, luôn dành tình yêu đặc biệt cho quê hương.

Hoa đẹp học đường

Ðam mê, chăm chỉ học tiếng Anh từ bé, dù mới học lớp 4 nhưng cô học trò nhỏ Ngô Nhã Trâm (học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Quang Trung, Phường 5, TP Cà Mau) đã gặt hái nhiều thành tích đáng khâm phục.

Những món quà tri ân “đốn tim” thầy cô của Gen Z

Cũng có quà nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, nhưng “độc - lạ - siêu dễ thương và cũng lầy lội mà ấm áp dữ lắm”, cô Lê Kiều Diễm, chủ nhiệm lớp 12X10, Trường THPT Cà Mau, chia sẻ trong niềm hạnh phúc khó tả.

Những người thầy không đứng trên bục giảng

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để tôn vinh nghề giáo, những người đã và đang ngày ngày dìu dắt bao thế hệ học trò đi đến những ước mơ, những bến bờ thành công trong tương lai. Mặc dù có phần trầm lặng hơn so với những người thầy trong ngành giáo dục, nhưng những người thầy trong lĩnh vực thể thao vẫn có hạnh phúc riêng mỗi khi đến ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Ðối với họ, hạnh phúc rất đơn giản, bình dị, thầm lặng giống như cái nghề họ đã chọn.

Hạnh phúc khi được làm nghề giáo

Hơn 11 năm công tác trong nghề, cô Nguyễn Thanh Mai, giáo viên Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn, Phường 9, TP Cà Mau, luôn được đồng nghiệp quý mến, lãnh đạo tin tưởng, học sinh vâng lời. Bản thân cô Nguyễn Thanh Mai luôn nỗ lực phấn đấu, tận tâm, trách nhiệm, hết lòng vì sự nghiệp trồng người.

Lan toả niềm đam mê tiếng Anh

Chung đam mê tiếng Anh và mong muốn lan toả niềm đam mê với bộ môn này, cũng như giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn có thể học tốt tiếng Anh, dự án "Người yêu Anh" được ra đời và nhóm học sinh tại Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển đã sắm vai "người thầy", đưa kiến thức tiếng Anh hữu ích đến với các bạn.

Niềm vui trường đạt chuẩn mức độ 2

Xác định xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ÐT) TP Cà Mau đã đẩy mạnh đầu tư công tác này. Thành phố hiện có 53 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó, Trường THCS Phan Bội Châu (Phường 4) là trường đầu tiên ở cấp THCS trên địa bàn thành phố đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

Ðưa âm nhạc vào thể dục giữa giờ

Tập thể dục giữa giờ trong trường học là hoạt động quan trọng, không chỉ rèn luyện sức khoẻ mà còn giúp học sinh giải trí, thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Ðể định hình thói quen này cho học sinh, đội ngũ giáo viên Trường Tiểu học xã Hàng Vịnh đã tạo điều kiện cho các em học sinh có những giây phút tập thể dục giữa giờ đầy vui tươi, sôi nổi.