ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 26-9-24 01:22:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nâng bước em đến trường

Báo Cà Mau (CMO)Thời gian qua, phong trào “Em nuôi của Đoàn” được Đoàn thanh niên các cấp trên địa bàn tỉnh  phát động, qua đó, nhiều thanh thiếu niên hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ có điều kiện vươn lên trong học tập.

Năm 2015, Huyện đoàn Đầm Dơi triển khai thí điểm mô hình "Em nuôi của Đoàn" hướng đến các em học sinh đang độ tuổi đến trường có hoàn cảnh khó khăn. Sau hơn 3 năm thực hiện, phong trào này nhận được sự đồng tình từ đông đảo người dân bởi ý nghĩa và hiệu quả thiết thực của nó.

Lan toả phong trào

Để xây dựng nguồn quỹ cho chương trình này, ngay từ những ngày đầu, Huyện đoàn Đầm Dơi đã tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi sự ủng hộ từ các nhà hảo tâm trong và ngoài huyện.

Ban Thường vụ Huyện đoàn Đầm Dơi tích cực triển khai mô hình và phân công 16 cơ sở Đoàn các xã, thị trấn và các chi đoàn ngành nhận giúp đỡ các em học sinh. Đến nay, toàn huyện có 103 em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhận được sự hỗ trợ từ mô hình với tổng số tiền hơn 180 triệu đồng.

Chị Nguyễn Hải Âu, Phó bí thư Huyện đoàn Đầm Dơi thăm hỏi tình hình học tập của em Trần Dương Linh.

Chị Nguyễn Hải Âu, Phó bí thư Huyện đoàn Đầm Dơi, chia sẻ: "Những ngày đầu tiên khi chương trình này mới chỉ là ý tưởng, chúng tôi cảm nhận được ý nghĩa nhân văn của nó nên đã triển khai thí điểm. Càng đi sâu tìm hiểu và biết được nhiều hoàn cảnh khó khăn của các em thì chúng tôi lại càng thấy mình phải cố gắng nhiều hơn nữa để giúp đỡ các em. Thành công của chúng tôi chính là được nhìn thấy niềm vui, sự tự tin của các em lúc cắp sách đến trường, rèn luyện để trở thành công dân có ích”.

Phong trào "Em nuôi của Đoàn" phát triển ngày càng mạnh mẽ và có sức lan toả ở nhiều nơi và huyện Cái Nước cũng không ngoại lệ. Năm đầu tiên khi áp dụng mô hình, toàn huyện chỉ có 17 em được hỗ trợ, nhưng đến năm học 2017-2018, có đến 47 em học sinh được nhận sự giúp đỡ từ mô hình.

Tuỳ theo điều kiện, từng đơn vị có thể nhận đỡ đầu và chăm lo cho các em như trao tặng sách, đồ dùng học tập, quần áo, học phí... để các em có điều kiện đến trường. Phần lớn khoản tiền hỗ trợ đều từ sự đóng góp của đoàn viên. Mỗi chi đoàn có cách làm riêng: hỗ trợ hằng tháng; hỗ trợ lễ, Tết; đóng học phí... 

“Ngoài việc hỗ trợ tiền, tặng quà, các đoàn viên thay phiên nhau đến nhà động viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ phân công đoàn viên dạy kèm, tư vấn và rộng hơn là giúp gia đình “em nuôi” có cơ hội vay vốn, tạo việc làm có thu nhập ổn định”, anh Nguyễn Đông Hồ, Phó chủ tịch Hội đồng Đội huyện Cái Nước, chia sẻ.

Tiếp sức em đến trường 

Vào ngày cuối tháng 3, chúng tôi theo chân cán bộ Huyện đoàn Đầm Dơi tới thăm em Trần Dương Linh hiện đang học tại trường Tiểu học Tân Thới (xã Tạ An Khương Đông, huyện Đầm Dơi). Cha mất khi Linh vừa vào lớp 1, mẹ một mình nuôi chị em Linh ăn học. Với 1,7 triệu đồng từ công việc làm tạp vụ, cộng với số tiền ít ỏi kiếm được từ quầy bán đồ vặt cho học sinh của mẹ, cuộc sống của gia đình Linh luôn chật vật.

Em Trần Thị Kim Lời lắng nghe lời dặn dò từ các anh chị Huyện đoàn Cái Nước.

Chị Lê Thị Bích Tiên, mẹ của Linh, chia sẻ: “Từ ngày cha Linh mất, gia đình tôi ngày càng túng quẫn. Tôi chạy vạy khắp nơi cũng không đủ tiền lo cho hai đứa ăn học, lúc nào cũng thiếu trước hụt sao. Thấy con học giỏi mà mình không đủ sức lo nó học hành tới nơi tới chốn tôi buồn muốn đứt ruột. Khi Linh nhận được sự hỗ trợ từ mô hình "Em nuôi của Đoàn", tôi mừng đến không nói nên lời”.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, nhà không đất sản xuất, cha mẹ em phải đi làm mướn kiếm sống qua ngày, là chị lớn trong nhà nên ước mơ được tiếp tục cấp sách đến trường của Trần Thị Kim Lời, học sinh lớp 5, trường Tiểu học Đông Thới 2 (xã Đông Thới, huyện Cái Nước) thật mong manh. Nhưng may thay, chương trình "Em nuôi của Đoàn" đã mang “phép màu” đến với Lời và gia đình, giúp em được cắp sách đến trường như các bạn bè cùng trang lứa.

“Lúc Lời học lớp 4, tôi nói với nó, cha mẹ ráng lo cho con học hết lớp 5 rồi nghỉ. Gia đình mình khổ quá, không thể nào lo được cho cả 3 đứa đi học. Nghe xong nó khóc quá trời, thấy tội lắm. Giờ thì tôi mừng lắm, năm nay con bé được chi đoàn trường hỗ trợ mỗi tháng 216.000 đồng nên cũng đỡ đần được phần nào tiền lo cho con ăn học. Có khi nhà túng quá, tôi còn mượn tiền đó để mua gạo, rồi làm trả lại để dành mua tập sách cho con”, anh Trần Minh Trung, cha của Lời, chia sẻ.

Cũng giống như Lời, chương trình "Em nuôi của Đoàn" đã viết tiếp ước mơ cho em Nguyễn Ngọc Yến, trường Tiểu học Đông Hưng 2, xã Đông Hưng, huyện Cái Nước.  Ngọc Yến bộc bạch: “Nhà em nghèo nên nhiều lúc sợ mẹ không có đủ tiền lo cho em học nữa. Được trường chọn để hỗ trợ, em mừng lắm, em sẽ cố gắng học thật tốt để không phụ lòng thầy cô”.

Phong trào “Em nuôi của Đoàn” thực sự tạo nên dấu ấn tốt đẹp trong cộng đồng xã hội. Mong rằng thời gian tới, những thanh niên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện sẽ tiếp tục chắp cánh, nâng bước ước mơ cho thật nhiều “em nuôi”./.

Thảo Nguyên 

50 học sinh, sinh viên tại Cà Mau nhận học bổng The Corea Peace3000

Sáng 22/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị phối hợp với đại diện Tổ chức The Corea Peace3000 tại Cà Mau tổ chức triển khai “Chương trình học bổng - The Corea Peace3000”.

Trường Đại học Bình Dương Phân hiệu Cà Mau: Đào tạo hơn 2 ngàn sinh viên

Năm học 2023-2024 đánh dấu chặng đường 27 năm Trường Đại học Bình Dương hình thành và phát triển. Riêng tại Phân hiệu Cà Mau đến nay đã tuyển sinh và đào tạo được 11 khoá học.

Cô bé Trạng nguyên tiếng Anh

Tại Festival Trạng nguyên tiếng Anh toàn quốc năm 2024, do Báo Thiếu Niên Tiền Phong và Nhi Ðồng tổ chức, tại Ðại học Hàng hải Việt Nam, TP Hải Phòng, tỉnh Cà Mau có duy nhất một em đạt danh hiệu "Trạng nguyên tiếng Anh". Ðó là em Vũ Bảo Ngọc, học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Lê Quý Ðôn (Phường 9, TP Cà Mau).

Trao giải Đại sứ văn hoá đọc năm 2024 cho 34 học sinh

Cuộc thi Đại sứ Văn hoá đọc năm 2024 phát động từ ngày 1/5-10/6/2024, dành cho học sinh của các trường Tiểu học, THCS, THPT và các loại hình giáo dục khác trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.