ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-12-24 18:05:15
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nàng Kiều "Dưới bóng giai nhân" có gì mới?

Báo Cà Mau “Dưới bóng giai nhân" là một trong những vở diễn lớn của Sân khấu Idecaf từ sau dịch Covid-19. Vở diễn có sự góp mặt của hơn 50 nghệ sĩ, hơn 200 bộ trang phục cổ trang cùng nhiều cảnh trí hoành tráng. Những tên tuổi nổi tiếng từng gắn bó với Sân khấu Idecaf như: Thanh Thuỷ, Mỹ Duyên, Ðại Nghĩa, Ðình Toàn, Bạch Long... gần như từ chối hết các lịch chạy show để góp mặt trong vở diễn, dù là vai nhỏ nhất.

Người cầm trịch cho "Dưới bóng giai nhân" lần này là Nghệ sĩ Quang Thảo. Dự án này được anh ấp ủ suốt 5 năm. Ngay khi đại dịch Covid-19 diễn ra và phải cách ly tại nhà, thay vì lo lắng mỏi mệt, anh lại bay bổng với "Truyện Kiều".

Anh bảo: “Mọi người đọc "Truyện Kiều" nhiều rồi, nhưng có bao giờ mọi người lý giải: Tại sao Thuý Kiều không có con sau bao năm chung sống với Từ Hải? Tại sao Thúc Sinh và Hoạn Thư sống trong giàu có nhưng không hạnh phúc? Nguồn gốc của nàng Ðạm Tiên từ đâu? Tâm tư những điều này, tôi muốn sáng tạo nhiều hơn để "Dưới bóng giai nhân" mới lạ và nằm ngoài nguyên tác”.

Ðạo diễn Quang Thảo cho biết, chính anh và giám đốc Sân khấu Idecaf là Huỳnh Anh Tuấn cũng có vài phần lo lắng, vì "Truyện Kiều" là tác phẩm lớn của dân tộc, lại quá quen với mọi người, nên sự sáng tạo đồng nghĩa với việc chấp nhận bị soi.

Nam đạo diễn tâm sự: “Tôi quyết định con đường riêng khi viết kịch bản, đó là hư cấu thêm nhiều tình tiết mới, nhân vật mới, cách kể chuyện cho vở diễn cũng phải riêng biệt”.

Ðạo diễn Quang Thảo đã có nhiều sáng tạo với  "Dưới bóng giai nhân".

Ðạo diễn Quang Thảo đã có nhiều sáng tạo với "Dưới bóng giai nhân".

Từng rất mát tay khi sáng tạo ra chuỗi kịch bản cho series "Ngày xửa ngày xưa" ở Idecaf, Quang Thảo nhận được nhiều sự kỳ vọng từ các anh chị em nghệ sĩ lẫn khán giả. Bởi mỗi vở kịch được anh viết lẫn dàn dựng đều có chất riêng và mang lại hứng khởi cho người xem. Lần này, Quang Thảo tổ chức dàn dựng vở kịch đậm chất văn học theo khuynh hướng hiện đại.

"Dưới bóng giai nhân" có 14 màn diễn, đưa khán giả đến với câu chuyện rất khác về Kiều, thân phận của Kiều và hàng loạt nhân vật xoay quanh cuộc đời nàng Kiều. Các màn diễn lẩy Kiều, ngâm Kiều, hát chầu văn... đan xen trong vở diễn, khiến người xem không nhàm chán và được thưởng thức nhiều thể loại nghệ thuật hơn.

Ðình Toàn (trái) vai Hồ Tôn Hiến và Ðại Nghĩa vai Từ Hải.

Ðình Toàn (trái) vai Hồ Tôn Hiến và Ðại Nghĩa vai Từ Hải.

Ðể chuẩn bị cho "Dưới bóng giai nhân", Nhạc sĩ Văn Tứ Quý viết đến 30 ca khúc, đoạn nhạc có lời và không lời. Trong đó, nhạc sĩ sử dụng nhiều nhạc cụ dân tộc như: đàn tranh, sáo, đàn bầu để tạo nên những giai điệu tươi mới, đưa thêm hồn dân tộc vào vở diễn.

Xem "Dưới bóng giai nhân", người xem sẽ thấy khác biệt hoàn toàn so với những kịch bản sân khấu đã viết, khi lấy cảm hứng từ "Truyện Kiều" trước đây, chất hiện đại và truyền thống hoà quyện, sự sáng tạo lên ngôi nhưng vẫn không quá lố hay phản cảm.

Nhân vật Kiều do Nghệ sĩ Hồng Ánh thủ diễn.Nhân vật Kiều do Nghệ sĩ Hồng Ánh thủ diễn.

Ngoài một Ðạo diễn Quang Thảo sáng tạo, "Dưới bóng giai nhân" còn có nàng Kiều do Nghệ sĩ Hồng Ánh đảm nhận đầy nhiệt tâm. Ngay khi đọc kịch bản, Hồng Ánh đã quyết từ chối 4 phim truyền hình lẫn điện ảnh để tập trung cao độ cho nàng Kiều.

Nữ nghệ sĩ tâm sự: “Tôi muốn thể hiện hình ảnh nàng Kiều mạnh mẽ theo cách riêng. Ðây là vai diễn sân khấu lớn nhất từ trước đến nay của tôi. Vở có 14 cảnh thì nàng Kiều góp mặt đến 11 cảnh. Vậy nên, tôi cần rèn luyện sức khoẻ tốt mới đủ sức đảm nhận vai diễn”.

Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, Hồng Ánh đã đọc "Truyện Kiều" và cảm thấy khai thác hoài cũng không hết với tác phẩm này. Trong tâm tưởng của cô, nếu được khoác lên chiếc áo nàng Kiều, cô sẽ tô điểm hẳn diện mạo mới, từ ngoại hình đến khí chất. Thuý Kiều đẹp mong manh nhưng quyết vùng vẫy tới cùng với số phận. Lớp diễn nàng Kiều dám đối kháng với con quan tri huyện là lớp diễn đẹp và ấn tượng, cô đánh trống trong vũ điệu đau thương của chính mình. Nữ nghệ sĩ chia sẻ: “Tôi nghĩ Kiều là nạn nhân, là phụ nữ của gia đình nhưng bản lĩnh và không uỷ mị như bao người vẫn tưởng”.

Nghệ sĩ Thanh Thuỷ (phải) vai Hoạn Thư.

Nghệ sĩ Thanh Thuỷ (phải) vai Hoạn Thư.

Sau dịch Covid-19, tình hình các sân khấu kịch khá bấp bênh. Hầu như người làm sân khấu đều chọn các kịch bản mang tính giải trí và dễ thu hồi vốn, thay vì chọn các vở đậm tính văn học, sử thi... Sân khấu Idecaf dám liều lĩnh với "Dưới bóng giai nhân" đã khiến nhiều người khâm phục lẫn lo lắng.

Ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc Sân khấu Idecaf, chia sẻ: “Chúng tôi muốn dàn dựng vở lớn phục vụ khán giả để thể hiện lòng biết ơn. "Dưới bóng giai nhân" lần này là tâm huyết của tất cả các anh em tại sân khấu và khi chúng ta đã hết lòng với điều gì đó, tôi tin sẽ hái được quả ngọt”.

"Dưới bóng giai nhân" công diễn suất đầu tiên vào tối 1/12 tại Nhà hát Bến Thành. Sau đó, vở kịch diễn thêm 4 suất vào các tối: thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, đến giữa tháng 12./.

 

Thanh Lam

Ảnh: Sân khấu Idecaf cung cấp

 

Bế mạc Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Cà Mau lần VIII, năm 2024

Có 50 giải được trao cho các tập thể và cá nhân tại Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ lần thứ VIII, năm 2024. Trong đó, 2 giải A tập thể thuộc về Đội Đờn ca tài tử Đầm Dơi 2 và Đội Đờn ca tài tử huyện U Minh.

Cùng Hải Phòng bừng sáng miền di sản

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Ðỗ Trọng Luân từ nhỏ thường được theo cha đi chụp ảnh, hơn ai hết, anh cảm nhận rõ niềm đam mê của thân phụ. Nối bước theo cha, anh đi nhiều nơi, chụp nhiều, đặc biệt về đất và người Hải Phòng quê hương.

"Tha" đồn giặc

Trăng mờ, bấc liu riu, một già một trẻ, chú Năm (Trung đoàn trưởng) cao gầy, cảm giác già nua, tôi thoăn thoắt như chú sóc non chuyền cành.

Lần đầu tôi đi coi hát

Xóm tôi cách thị trấn Rau Dừa, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, chừng hơn 5 cây số. Hồi đó, Rau Dừa là thị trấn sung túc, sầm uất chẳng kém gì thị trấn Cái Nước. Hằng năm, mỗi khi mùa khô đến, gánh hát các nơi thường hay về đây lưu diễn, nhiều lần nhất là gánh hát Hương Tràm.

Khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh Cà Mau lần thứ VIII năm 2024

Tối nay (5/12), trên quê hương Đầm Dơi anh hùng, giàu truyền thống cách mạng đã diễn khai mạc Liên hoan Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ tỉnh Cà Mau lần thứ VIII năm 2024. Đây là một trong chuỗi hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn của tỉnh, đặc biệt là kỷ niệm 40 năm ngày tái lập huyện Đầm Dơi (17/12/1984-17/12/2024).

Lan toả văn hoá đọc trong học đường

Gala Sách và Hành động PVCFC 2024 “Mũi mở sóng” (Gala) là sự kiện Gala đầu tiên vừa được tổ chức thành công tại Trường THPT Chuyên Phan Ngọc Hiển, với sự tham gia của gần 200 học sinh trung học phổ thông (THPT) đến từ các Câu lạc bộ (CLB) Sách và Hành động PVCFC trên địa bàn tỉnh. Sự kiện này đã góp phần tạo nên một không gian văn hoá đọc thật đặc biệt, với những trang sách được lật giở, những câu chuyện được sẻ chia, những ý tưởng đã được nảy sinh...

Tích cực tập luyện, chuẩn bị cho liên hoan Đờn ca tài tử

Chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra Liên hoan Đờn ca tài tử Nam bộ tỉnh Cà Mau lần thứ VIII, năm 2024. Cùng với các câu lạc bộ (CLB) Đờn ca tài tử trong tỉnh, Câu lạc bộ Đờn ca tài tử Sông Quê của huyện Trần Văn Thời đang tích cực luyện tập, mong muốn mang đến cho người xem những tiết mục chất lượng, đặc sắc.

Thêm yêu cảnh sắc đất Quảng

Thích xê dịch, thích đi đó đây và hễ có dịp đi, anh lại cầm theo chiếc máy ảnh compact, “thích gì chụp ấy”, say sưa lưu lại nhiều khoảnh khắc đẹp của cảnh quan nơi đó để làm kỷ niệm. Rồi khi có thời gian, xem lại ảnh, anh đúc kết được nhiều kinh nghiệm, để lần chụp sau có được những bức ảnh chỉn chu hơn, đẹp hơn. Từ sở thích đó, tình yêu dành cho nhiếp ảnh trong anh cứ lớn dần và gắn bó từ lúc nào không hay.

"Một trang đời mở ra" góc nhìn đầy nhân văn

Vào một ngày đầu tháng 2/2023, tôi được người quen tặng cuốn sách. Bà nói: "Ông hay đọc và cũng viết, tôi tặng ông cuốn này, con tôi mang về cho tôi". Tôi cảm ơn người tặng, cầm cuốn sách còn trong màng bọc ni lông. Nhìn tên, tôi đã nhận ra tác giả, tuy chưa biết nhau nhưng hay đọc bài của ông này trên báo, ông là người viết phía Nam. Bởi còn nhiều sách báo chưa đọc xong, nên tôi tạm xếp lại, đọc sau. Khi đọc đến cuốn sách được tặng, tôi cẩn thận lấy dao lách nhẹ, rọc màng ni lông để giữ gìn sách. Cuốn sách hơn bốn trăm trang, bìa nhã nhặn, chân phương. Tôi bắt đầu đọc "Một trang đời mở ra" của Nhà văn Phan Trung Nghĩa.

Tự hào quê hương Cà Mau qua từng ca khúc

“Ðam mê âm nhạc từ nhỏ và thật may mắn vì có duyên với sáng tác. Từ tình yêu và đam mê ấy, Sam Lee đi nhiều, hiểu hơn về vùng đất nơi mình sinh ra và lớn lên, để viết được nhiều hơn, chia sẻ cũng như góp phần quảng bá hình ảnh mảnh đất, con người nơi điểm cuối trên dải đất hình chữ S thân thương đến bạn bè trong nước và quốc tế”, Nhạc sĩ Nguyễn Sâm Ly (Sam Lee) tự tình.