ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 11:01:38
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nét đẹp Rằm tháng Giêng

Báo Cà Mau (CMO) Hàng năm, cứ vào ngày 14 và 15 tháng Giêng, phật tử khắp nơi lại trở về chùa để cùng nhau dâng hương, dâng hoa lễ Phật. Theo quan niệm, Rằm tháng Giêng (lễ thượng ngươn) là rằm đầu tiên trong năm nên ai nấy đều muốn đến chùa cầu nguyện cho đất nước hưng thịnh, mưa thuận gió hoà, người người bình an, sung túc và hạnh phúc.

Tại chùa Phật Tổ (Phường 4, TP. Cà Mau), rất đông phật tử đến thắp hương, dâng hoa lễ Phật. Khói hương trầm nghi ngút hoà quyện những lời khấn vái càng tạo nên không gian ấm áp trong ngày trăng tròn đầu năm.

Phật tử dù gần hay xa thì ngày Rằm tháng Giêng đều đến chùa lễ Phật.

“Đêm Rằm tháng Giêng được xem là trăng tròn và sáng nhất. Đến ngày này, phật tử khắp nơi lại trở về chùa Phật Tổ cùng quý tăng ni tổ chức lễ Phật và cùng nhau cầu nguyện cho quốc thái dân an, đất nước hưng thịnh, nhà nhà no ấm, hạnh phúc, an vui. Và cũng như thông lệ hàng năm, trước ngày rằm, chúng tôi cùng phật tử gói bánh tét, chuẩn bị cơm chay, trước là dâng cúng Phật, sau là đãi phật tử gần xa. Mặc dù chỉ là những phần ăn đơn giản nhưng tạo được không khí ấm cúng trong ngày đầu năm mới. Đây cũng là chút lộc đầu năm để mọi phật tử đều thấy ấm lòng khi về chùa lễ Phật”, Sư cô Thích nữ Diệu Quang thông tin.

Cũng như mọi năm, chùa Phật Tổ đón khoảng 3-4 ngàn phật tử từ khắp nơi về viếng. Bà Phạm Thị Nương, 77 tuổi, ở xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi, tâm sự: “Hơn 15 năm qua, tôi thường đi chùa. Đặc biệt, Rằm tháng Giêng nào tôi cũng có mặt tại chùa Phật Tổ để cùng các tăng ni, phật tử làm lễ. Đây là dịp để mọi người thành tâm hướng Phật, cầu mong cho năm mới được hạnh phúc, an vui”.

Bên cạnh ngày lễ lớn trong năm của Phật giáo, Rằm tháng Giêng cũng là ngày Tết Nguyên tiêu theo phong tục cổ truyền của người Hoa. Từ 7 giờ sáng, Hội Đồng Tâm cổ nhạc xã đã tổ chức đoàn diễu hành chào mừng, đoàn gồm các ban, hội; 20 em học sinh tiểu học, 10 nam thanh, 10 nữ tú mặc trang phục cổ truyền cầm cờ và lồng đèn; Cùng với đó là 3 đội: lân, trống, kèn biểu diễn diễu hành rộn rã quanh khu vực Phường 2 và ghé viếng lần lượt các toà Tam thánh: Miếu Quan Đế, chùa Minh Nguyệt Cư sĩ Lâm, chùa Bà Thiên Hậu. 

Đoàn diễu hành chào mừng ngày Tết Nguyên tiêu. 

Theo Hội trưởng Hội Đồng Tâm cổ nhạc xã Trương Minh Chánh, ngày này chỉ đứng sau ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, có ý nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, thắp nén hương cùng lễ vật là bánh trái hoặc mâm cơm để dâng lên tổ tiên, ông bà, sau đó là viếng các điểm chùa của cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các toà Tam thánh, mong gặt hái nhiều suôn sẻ, thuận lợi suốt cả năm.

Khách hành hương đến "vay tiền" Bà tại chùa Bà Thiên Hậu, mong nhận lấy may mắn cho năm mới.                                                 Ảnh: HOÀNG PHÚC

Bên cạnh việc đến chùa hành hương, xin quẻ xăm, còn có một hoạt động mang nét đặc trưng của người Hoa, đó là vay tiền Bà đầu năm tại chùa Bà Thiên Hậu.

Theo tập tục, người đến vay một đồng thì năm sau (hoặc ngay lúc đó) sẽ trả hai đồng và cứ thế theo cấp số nhân nếu lỡ nợ thêm năm nữa. Khách muốn vay bao nhiều tuỳ ý và những tờ tiền vay được xem như tiền may mắn được cất kỹ lưỡng trong bóp hoặc tủ. Người ta tin rằng, có được tiền của Bà trong nhà coi như sẽ mang đến vận may, làm ăn suôn sẻ.

"Hàng năm tôi đều đến đây để vay tiền cho gia đình và hết thảy các con, riết thành thông lệ rồi. Đúng theo phong tục thì năm này vay, năm sau mới trả, nhưng một số người sợ quên rồi thiếu nợ Bà nên những năm gần đây nhiều khách hành hương vừa vay đã trả liền cho an tâm. Sau khi lễ chùa hầu như ai cũng háo hức đến để được vay ít tiền Bà về làm vốn trong nhà, mong kinh doanh buôn bán trôi chảy", ông Khổng Cảnh Sanh (sinh năm 1939), người Hoa, ngụ tại Phường 2, TP. Cà Mau, phấn khởi cho biết.

"Cũng như các ngày lễ truyền thống, Tết Nguyên tiêu đã tạo không khí náo nức, phấn khởi tiếp theo những ngày xuân. Nó cũng góp phần tăng thêm sự gắn kết của gia đình cũng như tất cả mọi người với nhau trong cộng đồng người Hoa tại Cà Mau", ông Trương Minh Chánh chia sẻ./.

Hằng My - Hoàng Phúc

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).