ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 21-5-25 02:20:48
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ðiểm sáng giáo dục vùng ven biển

Báo Cà Mau Trường Tiểu học xã Hàm Rồng (huyện Năm Căn) là một trong những đơn vị giáo dục tiêu biểu, có nhiều chuyển biến tích cực về công tác dạy và học trong những năm qua. Dù còn không ít khó khăn, đặc biệt là về cơ sở vật chất, nhưng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường vẫn không ngừng nỗ lực, vươn lên, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

Trường Tiểu học xã Hàm Rồng được thành lập tháng 8/1993. Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ ngôi trường còn nhiều thiếu thốn, trường đã từng bước vươn lên khẳng định vị thế trong hệ thống giáo dục tiểu học của địa phương. Từ những lớp học đơn sơ ban đầu, nay trường có cơ sở vật chất kiên cố, tổ chức đầy đủ các hoạt động học tập và rèn luyện cho học sinh các khối lớp.

Hiện trường có 26 giáo viên, nhân viên, trong đó 25 người có trình độ đại học; chi bộ có 22 đảng viên, là lực lượng nòng cốt, giữ vững định hướng phát triển giáo dục. Các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, Chi đoàn giáo viên, Ðội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động hiệu quả, góp phần xây dựng môi trường học tập lành mạnh, gần gũi với học sinh.

Giờ lên lớp, hình ảnh quen thuộc thể hiện tâm huyết và tinh thần trách nhiệm trong sự nghiệp “trồng người” nơi vùng ven còn nhiều khó khăn, của trường Tiểu học Xã Hàm Rồng.

Hình ảnh quen thuộc thể hiện tâm huyết và tinh thần trách nhiệm trong sự nghiệp “trồng người” nơi vùng ven còn nhiều khó khăn, của Trường Tiểu học xã Hàm Rồng.

Thầy Vũ Văn Tài, Hiệu trưởng nhà trường, thông tin, chất lượng giáo dục của trường ngày càng khởi sắc. Hằng năm, học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%; học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện không ngừng tăng. Nhiều giáo viên tham gia các hội thi chuyên môn, giáo dục kỹ năng và đoạt giải cấp huyện, cấp tỉnh. Ðặc biệt, các phong trào thi đua như “Dạy tốt - học tốt”, “Trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc” góp phần tạo động lực thi đua sôi nổi trong toàn trường.

Trường đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ. Việc bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức các chuyên đề, thao giảng, dự giờ, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được triển khai bài bản. Từng bước đổi mới phương pháp, chuyển từ “dạy học truyền thụ” sang “dạy học phát triển năng lực” giúp học sinh chủ động hơn trong tiếp nhận kiến thức.

Trao đổi trong giờ học nhóm, hoạt động góp phần phát triển kỹ năng hợp tác, tư duy và tinh thần tự học của học sinh.

Trao đổi trong giờ học nhóm, hoạt động góp phần phát triển kỹ năng hợp tác, tư duy và tinh thần tự học của học sinh.

Không chỉ chú trọng học văn hoá, trường còn đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: thể thao, văn nghệ, giáo dục kỹ năng sống. Nhờ đó, học sinh phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất và nhân cách. Ðặc biệt, việc phối hợp với phụ huynh, đoàn thể và chính quyền địa phương giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh tạo nên sự đồng thuận, cùng chăm lo cho thế hệ trẻ.

Thầy Vũ Văn Tài thông tin thêm, trong năm 2024, trường thực hiện tự đánh giá và đề nghị Sở Giáo dục và Ðào tạo đánh giá ngoài chất lượng giáo dục theo Thông tư 17/2018/TT-BGDÐT. Kết quả đánh giá cho thấy, 27/27 tiêu chí đạt mức 1 và mức 2 (100%), 12/19 tiêu chí đạt mức 3 (63,1%). Theo đó, ngày 23/7/2024, UBND tỉnh ra Quyết định số 1479/QÐ-UBND công nhận lại Trường Tiểu học xã Hàm Rồng (huyện Năm Căn) đạt chuẩn Quốc gia mức độ I (sau 14 năm được công nhận).

Bên cạnh những kết quả đạt được, Trường Tiểu học xã Hàm Rồng vẫn còn một số tồn tại khách quan cần sớm khắc phục như: đội ngũ giáo viên còn biến động, một số thầy cô lớn tuổi, hạn chế trong cập nhật đổi mới phương pháp. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là cơ sở vật chất của trường.

Dù đã được quan tâm đầu tư sửa chữa nhưng nhiều hạng mục như: phòng học, phòng chức năng, nhà vệ sinh, khuôn viên trường vẫn chưa đảm bảo chuẩn theo quy định hiện hành. Trang thiết bị phục vụ dạy học như máy chiếu, bảng thông minh, thư viện, thiết bị dạy Tin học còn thiếu và chưa đồng bộ. Một số hạng mục đã xuống cấp theo thời gian, ảnh hưởng đến quá trình dạy và học, đặc biệt trong điều kiện mưa gió thường xuyên ở khu vực ven biển.

Học sinh đọc sách tại thư viện trường.

Học sinh đọc sách tại thư viện trường.

Ðể tiếp tục phát huy vai trò, duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường kiến nghị các cấp lãnh đạo xem xét đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, gồm xây dựng mới hoặc cải tạo các phòng học, phòng chức năng, khu vệ sinh học sinh đảm bảo đúng chuẩn quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Về trang thiết bị dạy học hiện đại, đề xuất hỗ trợ thêm thiết bị công nghệ, phần mềm học tập, sách thư viện phù hợp với từng khối lớp để đổi mới giờ học hiệu quả hơn. Tuyển bổ sung giáo viên các môn chuyên còn thiếu, giúp trường triển khai đồng bộ chương trình giáo dục phổ thông mới. Tăng cường các lớp bồi dưỡng, cập nhật phương pháp dạy học hiện đại cho giáo viên, đặc biệt là giáo viên lớn tuổi, giúp họ bắt kịp yêu cầu đổi mới.

"Thời gian tới, trường xác định các nhiệm vụ trọng tâm: giữ vững chất lượng giáo dục, nâng chuẩn đội ngũ, hoàn thiện cơ sở vật chất, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Mục tiêu đến năm 2030, trường phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, trở thành mô hình giáo dục điểm trong vùng", thầy Vũ Văn Tài khẳng định.

Với truyền thống đoàn kết, khát vọng vươn lên và quyết tâm đổi mới, Trường Tiểu học xã Hàm Rồng tin tưởng sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công hơn nữa, đóng góp vào sự phát triển bền vững của giáo dục vùng ven biển cực Nam Tổ quốc./.

 

Hoàng Vũ

 

Chuẩn bị kỹ cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Năm 2025 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT) tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ngành giáo dục Cà Mau chủ động, tích cực chuẩn bị kỹ các điều kiện cần thiết, bảo đảm nâng cao chất lượng dạy, học và tổ chức tốt kỳ thi.

10.508 thí sinh tham gia Kỳ thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025

Sáng nay (17/5), các trường THPT trong tỉnh tổ chức Kỳ thi thử tốt nghiệp THPT năm 2025.

Cà Mau có trên 11.200 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Kỳ thi năm nay có những điểm mới, cho nên chúng ta không được phép chủ quan, lơ là, thực hiện chu đáo những quy định cũ, thực hiện đầy đủ những quy định mới. Đảm bảo an toàn bảo mật, sao in đề thi, bài thi.

Cơ hội nâng chất giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non không chỉ là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân mà còn là nền tảng hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ và cảm xúc của trẻ. Vai trò của người giáo viên mầm non vì thế luôn được ví như người nghệ sĩ tài ba, khéo léo chạm vào tâm hồn trẻ bằng trái tim đầy yêu thương và sự sáng tạo không ngừng.

Dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Mặc dù còn hơn 1 tháng nữa mới đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, nhưng do năm nay kỳ thi có nhiều quy định mới nên hiện tại giáo viên và học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện U Minh đang dồn sức ôn tập, cũng như chuẩn bị tốt các điều kiện để đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi quan trọng này.

Gương sáng nữ sinh

Trong cộng đồng sinh viên Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (BDU Cà Mau), Phạm Lê Mi, sinh viên năm 4 ngành Quản trị kinh doanh, là tấm gương sáng về tinh thần học tập, rèn luyện và cống hiến.

"Bản hùng ca đất nước" lan toả tri thức, tự hào dân tộc

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc duy trì và phát triển văn hoá đọc trong giới trẻ, đặc biệt là sinh viên trở thành nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức rõ điều đó, Phân hiệu Trường Ðại học Bình Dương tại Cà Mau (Phân hiệu) nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm khơi dậy niềm đam mê sách và hình thành thói quen đọc sách trong sinh viên.

Nụ cười Hoàng Giáp

Trong vòng thi toàn quốc của cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt năm học 2024-2025 vừa diễn ra tại Hà Nội, em Bùi Nguyễn Bảo Tiên, học sinh Lớp 4C, Trường Tiểu học Quang Trung (TP Cà Mau) đã xuất sắc ghi tên vào bảng vàng với danh hiệu Hoàng Giáp, một trong những giải thưởng danh giá nhất của kỳ thi.

Nữ sinh viên học giỏi, gương mẫu trong công tác Ðoàn

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có cả cha lẫn mẹ đều là viên chức ngành giáo dục ở Ấp 4, xã Khánh An, huyện U Minh, kinh tế không mấy dư dả, nhưng Nguyễn Yến Ngọc, sinh viên Khoa Thương mại, Trường Ðại học Tài chính - Marketing TP Hồ Chí Minh, là niềm tự hào của gia đình, thầy cô và bạn bè. Trong 4 năm học đại học, năm nào Yến Ngọc cũng được học bổng, với thành tích xuất sắc trong học tập và trở thành sinh viên ưu tú của trường.

Cô Ðặng Thị Mộng Nhi – “Ðoá sen” giữa vùng đất khó

Vùng đất Ngọc Hiển xa xôi, nơi hành trình tìm con chữ còn nhiều gian nan, cô Ðặng Thị Mộng Nhi như đoá hoa sen toả ngát hương thơm, mang tri thức đến bao thế hệ học trò. Không chỉ là giáo viên dạy tốt, cô Nhi còn là người mẹ thứ hai, bạn đồng hành, truyền lửa đam mê, chắp cánh ước mơ cho những mảnh đời còn nhiều thiếu thốn.