ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 20-4-25 00:49:27
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngăn dòng "chảy máu"chất xám

Báo Cà Mau Gần 10 năm trở về quê hương sau khi kết thúc khoá học tại nước ngoài, những du học sinh của Ðề án Mekong 1000 giờ vẫn còn trăn trở, thấp thỏm khi làm việc chưa phù hợp với trình độ đào tạo. Họ đều có chung mong muốn là được cống hiến hết phần năng lực, kiến thức đã học để phục vụ quê hương. Song, môi trường làm việc tại tỉnh Cà Mau hiện nay vẫn còn những bất cập, khiến một số người lựa chọn phương án hoàn lại chi phí đào tạo; một số khác chấp nhận làm việc tại tỉnh với vị trí chưa đúng với chuyên môn, ngành nghề được đào tạo. Từ đó, rất cần những giải pháp kịp thời, nhằm ngăn dòng "chảy máu" chất xám.

Bài 1: Tăng trí và lực cho địa phương

Ðề án Mekong khởi động từ năm 2005, dự kiến sẽ đào tạo 1 ngàn cán bộ khoa học - kỹ thuật sau đại học ở nước ngoài cho 13 tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL). Ðây là chương trình có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội và là động lực quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương.

Nằm trong Ðề án Mekong 1000, Cà Mau đã xây dựng chương trình Ðề án Mekong 120, có 111 ứng viên được cử đi đào tạo. Tính đến nay, có 3 ứng viên đang học và 107 ứng viên tốt nghiệp về nước làm việc tại các sở, ngành, địa phương.

Lễ bàn giao Dự án Xây dựng phòng học mới Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm khu B, với kinh phí gần 83 ngàn USD, tương đương gần 2 tỷ đồng. Dự án do Câu lạc bộ Du học sinh tỉnh Cà Mau vận động thực hiện. (Ảnh do Câu lạc bộ Du học sinh cung cấp).

Chủ trương đúng đắn

Sau khi Chương trình Mekong 1000 được khởi động, tất cả 13 tỉnh, thành phố vùng ÐBSCL đều xây dựng nội dung đề án của địa phương mình; đồng thời, ban hành quy chế tổ chức, hoạt động và thành lập ban điều hành với thành phần là lãnh đạo UBND tỉnh cùng các sở, ngành để thuận tiện trong việc chỉ đạo, điều hành, xử lý các vấn đề có liên quan đến hoạt động của đề án.

Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, quốc tế và trong nước, nhưng với quyết tâm chính trị cao, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Cà Mau luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện Chương trình Mekong 1000 của địa phương.

Ông Nguyễn Minh Luân, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, khẳng định: “Cho đến thời điểm hiện tại, có thể khẳng định chủ trương đào tạo nguồn nhân lực có trình độ sau đại học ở nước ngoài của tỉnh Cà Mau phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, đáp ứng nhu cầu tất yếu của xã hội và quy định của pháp luật hiện hành. Thông qua việc thực hiện đề án đã và đang khẳng định chủ trương, chính sách của tỉnh về việc trọng dụng, sử dụng cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực là đúng đắn. Ðồng thời, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và sinh viên tích cực học tập nâng cao trình độ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, phục vụ quê hương, đất nước”.

Trong số 107 ứng viên tốt nghiệp về nước, có 69 người đã bố trí công tác (có 33 người đã vào biên chế công chức; 26 người đã vào biên chế viên chức; còn lại 10 trường hợp đang hợp đồng tại các đơn vị sự nghiệp). Có 9 cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo và 4 phó trưởng phòng chuyên môn sở, ban, ngành của tỉnh.

“Ða số các ứng viên sau khi tốt nghiệp về nước chấp hành tốt sự phân công của cơ quan có thẩm quyền; mỗi ứng viên đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, ứng dụng thành tựu của nhiều nước vào thực tiễn công tác tại cơ quan, đơn vị, địa phương, tích cực góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau”, ông Nguyễn Minh Luân khẳng định.

Giỏi chuyên môn, chuẩn nghiệp vụ

Các ứng viên được cử đi học đều được học tập ở các nước phát triển, có nền giáo dục tiên tiến, như Anh, Úc, Bỉ, Hà Lan, Thuỵ Ðiển, Nhật, Singapore, Ðài Loan, Pháp, Trung Quốc, Na Uy, Canada... Tuy nhiên, những ứng viên muốn đến được các nước này phải trải qua quá trình trau dồi tiếng Anh tại quê nhà để đạt được số điểm IELTS theo yêu cầu. Chưa kể, khi đảm bảo các yếu tố cần và đủ để có được "tấm vé" xuất ngoại, họ phải đối mặt với sự khổ luyện về chương trình học, sự khác biệt về văn hoá, sự giao tiếp kết nối với bạn bè, thầy cô trong môi trường mới... Không phải cá nhân nào cũng vượt qua hết các rào cản để đi hết chặng đường của đề án.

Sau khi hoàn tất chương trình học, các du học sinh trở về địa phương để phục vụ, họ không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn hội tụ nhiều thế mạnh khác như về ngoại ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ chuyên ngành. Trong thời đại làm việc hợp tác quốc tế ngày càng được chú trọng, việc có một người thành thạo về ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp luôn là ưu tiên hàng đầu tại các cơ quan Nhà nước hiện nay.

Ðặc biệt, không thể phủ nhận rằng, những người từng du học, làm việc ở môi trường nước ngoài được đào tạo rất tốt về kỹ năng, tác phong làm việc. Họ luôn đặt ra nhiều câu hỏi trong mọi vấn đề mà họ chưa hiểu để đi tìm nguyên nhân và đưa ra kết quả cuối cùng.

Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo. Những năm gần đây, có nhiều sinh viên, học sinh đăng ký du học bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau. Ðây là nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển của đất nước nói chung và tại Cà Mau nói riêng. Cà Mau cần có chính sách hợp lý thu hút nguồn nhân lực để sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, nguồn nhân lực này trở về phục vụ quê hương./.

 

Kim Cương - Lam Khánh

Bài 2: Ðừng để "chùn bước" tại quê nhà

 

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 2: Bước chuyển mình của đô thị hoá nông thôn

Khác với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các đô thị động lực, như TP Cà Mau, Sông Ðốc và Năm Căn, những làng quê, nơi mà quá trình đô thị hoá đang diễn ra một cách lặng lẽ lại trở thành nơi lý tưởng, đáng sống, ước mơ của nhiều người. Cà Mau, từ một bức tranh tưởng chừng đơn điệu, với ruộng lúa, ao tôm, cánh đồng hoa màu và những con rạch hiền hoà, nay khoác lên mình diện mạo mới, hiện đại hơn, thuận tiện hơn, nhưng vẫn giữ được bản sắc miền Tây sông nước.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh - Bài 3: Giải mã “điểm nghẽn” để khơi thông tiềm năng

Tốc độ đô thị hoá của Cà Mau tăng trung bình 1,3%/năm, phản ánh sức hút và tiềm năng nội tại. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa tương xứng với tiềm lực vốn có và còn cách biệt so với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Quá trình đô thị hoá tại Cà Mau vẫn đang đối diện với những nút thắt cần tháo gỡ.

Xây “đường băng” đưa đô thị vùng Tây Nam cất cánh

Tỉnh Cà Mau đang kiến tạo một nền tảng vững chắc để đô thị hoá trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội. Ðến cuối năm 2024, tỷ lệ đô thị hoá của tỉnh đạt 33,04%, với 22 đô thị, cao hơn mức trung bình của đồng bằng sông Cửu Long (32,0%) và vượt một số tỉnh lân cận, như Vĩnh Long (28,7%), Hậu Giang (30,5%)... Với TP Cà Mau, Năm Căn và Sông Ðốc làm tam giác động lực, tỉnh không chỉ mở rộng không gian đô thị mà còn tạo sức bật kinh tế toàn diện. Không chạy theo đô thị hoá ồ ạt, tỉnh tập trung xây dựng nền tảng hạ tầng vững chắc, phát huy lợi thế kinh tế biển, logistics và dịch vụ thương mại để trở thành điểm sáng mới của vùng Tây Nam Bộ.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài cuối: Khơi thông dòng chảy

Khởi nghiệp dựa vào tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng tài nguyên bản địa của địa phương là một lợi thế. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều thách thức cho hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp “xanh” nói riêng của tỉnh. Ðể nâng tầm khởi nghiệp “xanh”, Cà Mau đang cần những chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Ðịa phương cũng cần chú trọng hơn đến phát triển kinh tế bền vững và hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp “xanh”, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, đào tạo, phát triển cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững - Bài 2: "Ghi điểm" trên "sân nhà"

Khởi nghiệp “xanh” tại Cà Mau mang đến động lực, truyền cảm hứng từ những câu chuyện thực tế của những bạn trẻ đầy nhiệt huyết, mạnh dạn tận dụng sân nhà để phát huy giá trị sản phẩm kinh doanh, gợi mở nhiều cơ hội trong tiến trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp “xanh” - Xu hướng phát triển bền vững

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là chủ trương lớn của Ðảng. Nghị quyết 52/NQ-TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị đã xác định rõ vai trò của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trong đó doanh nghiệp là trọng tâm của quá trình đổi mới sáng tạo quốc gia.

Hướng tới chính quyền số toàn diện - Bài cuối: Xây dựng nền hành chính kiến tạo, phục vụ

Nếu chuyển đổi số (CÐS) trong thủ tục hành chính (TTHC) là bước đột phá giúp cắt giảm phiền hà, tiết kiệm thời gian cho người dân và doanh nghiệp, thì xây dựng chính quyền thông minh lại mang tầm vóc lớn hơn. Ðó không chỉ là việc đưa công nghệ vào bộ máy quản lý Nhà nước, mà còn là một cuộc chuyển đổi toàn diện về tư duy điều hành, phương thức hoạt động và tinh thần phục vụ. Không còn cảnh văn phòng hành chính đầy ắp hồ sơ, giấy tờ, chính quyền số hôm nay đang định hình một mô hình làm việc mới: liên thông, minh bạch, gần gũi và lấy sự hài lòng của người dân làm trung tâm.

Hướng tới chính quyền số toàn diện

Hai năm liền (2023-2024), Cà Mau dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp, đây là dấu ấn nổi bật của tỉnh trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðể có được thành tựu này, tỉnh không chỉ đơn giản hoá thủ tục mà còn đổi mới mạnh mẽ phương thức phục vụ. Hệ thống một cửa liên thông được triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã, giúp rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ, nâng cao tính minh bạch, hiệu quả, sự hài lòng trong dân.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài cuối: Biển - Dòng chảy phồn vinh

Ðịa bàn biên giới biển toàn vùng Tây Nam trải dài hơn 700 km, chiếm 1/5 tổng chiều dài bờ biển của cả nước, không chỉ là tuyến phòng thủ chiến lược mà còn là nguồn sống của hàng triệu ngư dân. Với hệ sinh thái phong phú, vùng biển này mang trong mình tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng xây đất nước.

Tự hào vùng đất Tây Nam - Bài 3: Hồi sinh Ba Chúc

Cách nay 50 năm, trong khi các địa phương trong cả nước đang bắt tay kiến thiết quê hương sau đại thắng mùa Xuân 1975 thì Nhân dân Ba Chúc lại mang thêm trên mình những vết thương của nạn thảm sát diệt chủng Pol Pot. Nếu so sánh xuất phát điểm của vùng đất thanh bình vươn lên sau chiến tranh thì Ba Chúc khởi điểm sau các vùng đất khác 10 năm, với nền tảng ban đầu: đất đai cằn cỗi, nhà cửa xơ xác, cuộc sống của người dân bấp bênh giữa đói nghèo và ký ức đau thương. Trở lại Ba Chúc hôm nay là thị trấn sầm uất của huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.