ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 18-1-25 12:55:36
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Ngành kiểm sát ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin

Báo Cà Mau Hồ sơ, tài liệu, chứng cứ, văn bản chỉ đạo bằng giấy dần được thay thế bằng những phần mềm chuyên dụng, như phần mềm sơ đồ tư duy; số hoá hồ sơ; tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo trực tuyến; hệ thống quản lý văn bản và điều hành... Việc ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin (CNTT) góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) 2 cấp trong tỉnh.

Ông Đặng Dư Phương, Viện trưởng VKSND Cà Mau (bìa phải) nhận Cờ thi đua xuất sắc của Viện trưởng VKSND tối cao.

Từ năm 2022, VKSND tỉnh, Toà án Nhân dân tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông đã ký kết chương trình phối hợp về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và thúc đẩy chuyển đổi số. Theo đó, hằng năm VKSND tỉnh đều xác định ứng dụng CNTT và chuyển đổi số là khâu đột phá của ngành.

Ðiểm nổi bật là VKSND 2 cấp trong tỉnh đã ứng dụng sơ đồ tư duy trong kiểm sát giải quyết án hình sự, dân sự. Toàn bộ quá trình tố tụng, nội dung vụ án, hệ thống chứng cứ, nhận định, các vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án... được ghi chú ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ thông tin và dễ tiếp cận.

Ông Trần Vũ Tiến Huy, Chánh văn phòng VKSND tỉnh, cho biết: “Ðối với những vụ án đơn giản, ít đương sự... thì không cần thiết xây dựng sơ đồ tư duy. Ðối với những vụ án có nhiều đương sự, nội dung phức tạp, nhiều dữ liệu thì phần mềm sơ đồ tư duy sẽ giúp kiểm sát viên thuận lợi trong việc nghiên cứu, báo cáo án, trích dẫn, sử dụng các chứng cứ, tài liệu để tranh tụng tại phiên toà; giúp lãnh đạo dễ nắm bắt được nội dung cũng như quan điểm đề xuất giải quyết vụ án”.

Quy trình tiếp nhận, xử lý đơn từ phần mềm tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo trực tuyến. (Ảnh Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Cà Mau cung cấp)

Bên cạnh đó, VKSND 2 cấp tích cực triển khai thực hiện số hoá hồ sơ các vụ án và trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên toà. Trong quá trình xét xử, các tài liệu, chứng cứ được trình chiếu phục vụ việc công bố cáo trạng, xét hỏi, tranh luận của kiểm sát viên, đảm bảo khách quan trong quá trình thu thập chứng cứ, tuân thủ đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự trong giải quyết vụ án. Việc trình chiếu chứng cứ giúp bị cáo khai nhận đầy đủ hơn về hành vi phạm tội, đồng thời qua đó những người tham gia, tham dự phiên toà nhìn nhận được toàn diện nội dung của vụ án, góp phần nâng cao tính thuyết phục đối với những người tham gia tố tụng.

 Phiên toà dân sự số hoá hồ sơ tại VKSND huyện Năm Căn.

Năm 2023, ngành đã tổ chức 124 cuộc báo cáo án bằng sơ đồ tư duy về án hình sự, dân sự, tổ chức 27 phiên toà số hoá hồ sơ, trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên toà và 20 phiên toà xét xử trực tuyến. Ông Trần Vũ Tiến Huy chia sẻ, việc thực hiện số hoá hồ sơ và sơ đồ tư duy sẽ không phải in ấn, chuyển hoá các chứng cứ điện tử thành giấy tờ. Tiện ích này tiết kiệm chi phí cũng như thuận lợi cho việc lưu trữ, giảm thiểu sự hao mòn về mặt vật lý, hoá học của tài liệu gốc theo thời gian; đồng thời còn giúp việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan tiến hành tố tụng thuận lợi hơn, bảo đảm chính xác, nghiêm minh trong xét xử, đáp ứng tốt nhất yêu cầu, nhiệm vụ công tác.

Thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp, VKSND tỉnh khuyến khích kiểm sát viên, công chức trong ngành nghiên cứu đề tài sáng kiến gắn với ứng dụng hiệu quả CNTT. Trong đó, sáng kiến phần mềm tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo trực tuyến được VKSND công nhận sáng kiến cấp ngành. Cụ thể, với sáng kiến này, công dân không cần đến cơ quan tiếp dân vẫn có thể gửi đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh, yêu cầu... thông qua máy tính, điện thoại thông minh có kết nối Internet. Chỉ cần truy cập vào Trang thông tin điện tử VKSND tỉnh Cà Mau, sau đó nhập đầy đủ thông tin, chính xác và tiến hành gửi đơn. Sau khi gửi đơn, người gửi sẽ được cấp một mã đơn, để tra cứu kết quả giải quyết.

Báo cáo bằng sơ đồ tư duy tại VKSND huyện U Minh.

Ngoài ra, VKSND tỉnh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, VKSND các huyện, thành phố ứng dụng phần mềm thống kê, lưu trữ hồ sơ án điện tử, hồ sơ kiểm sát điện tử; sử dụng tốt hệ thống hạ tầng CNTT để tổ chức cuộc họp giao ban, hội nghị, tập huấn, sinh hoạt chuyên đề nghiệp vụ... Tiện ích này vừa nâng cao chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, vừa tiết kiệm thời gian, kinh phí, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính, cải cách tư pháp của ngành kiểm sát.

Việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động chuyên môn, quản lý, điều hành đã thúc đẩy ngành kiểm sát Cà Mau thực hiện đạt, vượt mức 130/130 chỉ tiêu của Viện trưởng VKSND tối cao giao trong năm 2023, và được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Viện trưởng VKSND tối cao.

Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024, ngành kiểm sát tỉnh đặt mục tiêu ứng dụng công nghệ số hiện đại, từ công tác Ðảng, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành đến công việc chuyên môn, nghiệp vụ, để hướng đến đưa toàn bộ hoạt động của ngành lên môi trường số. Trọng tâm là việc quản lý, xử lý toàn trình án hình sự trên môi trường số; nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của VKSND trong đấu tranh phòng, chống tội phạm./.

 

Mộng Thường

 

Liên kết hữu ích

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.