ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 8-9-24 06:39:13
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghệ sĩ ưu tú Hoa Phượng tâm huyết với nghề

Báo Cà Mau Ðoàn Cải lương Hương Tràm hiện nay đang từng ngày khởi sắc. Ðoàn hiện có một đội ngũ những gương mặt nghệ sĩ cải lương tâm huyết, không chỉ trong biểu diễn mà còn trong việc truyền nghề lại cho thế hệ nối tiếp, trong đó có Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Huỳnh Hoa Phượng.

Ðoàn Cải lương Hương Tràm hiện nay đang từng ngày khởi sắc. Ðoàn hiện có một đội ngũ những gương mặt nghệ sĩ cải lương tâm huyết, không chỉ trong biểu diễn mà còn trong việc truyền nghề lại cho thế hệ nối tiếp, trong đó có Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Huỳnh Hoa Phượng.

Ấp ủ trong mình việc truyền nghề cho thế hệ đàn em có năng khiếu về biểu diễn sân khấu, năm 2013, NSƯT Hoa Phượng mạnh dạn đăng ký đề tài sáng kiến “Hoàn thiện phong cách và kỹ thuật biểu diễn sân khấu, kết hợp phương pháp tập luyện cho diễn viên, tập sự”.

Bằng kinh nghiệm tích luỹ nhiều năm trên sân khấu biểu diễn của mình, NSƯT Hoa Phượng đã thực hiện thành công đề tài sáng kiến của mình. Năm 2015, NSƯT Hoa Phượng là người duy nhất của Sở VH-TT&DL được Hội đồng thẩm định sáng kiến cấp tỉnh công nhận.

Nghệ sĩ Ưu tú Hoa Phượng (bên phải) trong một vở diễn.

NSƯT Hoa Phượng bộc bạch: “Trong 3 năm qua, mình vừa đi diễn, vừa truyền lại những kinh nghiệm của mình cho các em diễn viên trẻ, tập sự; hướng dẫn các em về kỹ thuật hoá trang, phục trang, kỹ thuật ca, kỹ thuật vũ đạo; kỹ thuật tiếng nói sân khấu... nhằm giúp cho các em mới vào nghề, vở diễn trở nên sôi nổi, hấp dẫn người xem. Mặt khác, giúp cho những diễn viên trẻ cảm thấy tự tin, thoải mái hơn khi diễn xuất, không bị gò bó, áp đặt. Khi được chỉ dẫn tận tình, mỗi em có thể xây dựng cho mình kỹ năng biểu diễn phong phú, kỹ thuật vũ đạo vững chắc, phát huy được hết các sở trường của mình, phát huy tối đa các kỹ thuật biểu diễn sân khấu, phối hợp giữa ca và diễn; phối hợp nhịp nhàng với từng bạn diễn, đáp ứng yêu cầu cho mỗi vai diễn cho từng thể loại của tác phẩm, đồng thời đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của một diễn viên trên sân khấu cải lương hiện nay".

8 em diễn viên trẻ và 51 em đến từ trung tâm văn hoá các huyện và TP Cà Mau được NSƯT Hoa Phượng hướng dẫn đều nắm khá vững các phương pháp ca - diễn. Sáng kiến trên được áp dụng trên sân khấu của đoàn, phục vụ rộng rãi cho khán giả tỉnh nhà và một vài địa phương ngoài tỉnh…, góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật, giữ gìn loại hình nghệ thuật truyền thống.

Từ năm 2013-2015, NSƯT Hoa Phượng đã cùng với đơn vị phục vụ đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến cũ trong tỉnh được 180 suất diễn; phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương trên 130 suất diễn, thu hút gần 500.000 lượt người xem.

Bên cạnh đó, NSƯT Hoa Phượng còn tham gia thu hình nhiều chương trình ca cổ với các đài PT-TH: Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Kiên Giang; tham gia các chương trình “Giai điệu phương Nam” lần thứ 35 được tổ chức tại Cà Mau; “Hoà điệu đất chín rồng” do Ðài Truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ tổ chức phát sóng trực tiếp; tham gia biểu diễn giao lưu với một số đoàn nghệ thuật ngoài tỉnh như Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang (TP Hồ Chí Minh); Ðoàn Cải lương Cao Văn Lầu (tỉnh Bạc Liêu); Ðoàn Cải lương Tây Ðô  (TP Cần Thơ); Ðoàn Cải lương Nhân dân Kiên Giang (tỉnh Kiên Giang)…

Ông Nguyễn Quốc Tín, Trưởng Ðoàn Cải lương Hương Tràm tỉnh Cà Mau, cho biết, NSƯT Hoa Phượng được giới chuyên môn và đồng nghiệp đánh giá cao về những sáng kiến được áp dụng trên sân khấu trong thời gian qua, mang đến cho khán giả những chương trình, vở diễn đặc sắc của sân khấu cải lương tỉnh nhà. Ðặc biệt, trong “Cuộc thi Nghệ thuật sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015” do Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu, Ðoàn Cải lương Hương Tràm tham gia với vở cải lương “Dòng xoáy” do NSƯT Hoa Phượng thủ vai chính (vai Hiền), có nhiều sáng tạo từ hoá trang, phục trang, diễn xuất phù hợp với nhân vật, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khắt khe của Ban Giám khảo, góp phần cùng đơn vị đoạt Huy chương Vàng tập thể và NSƯT Hoa Phượng cũng đoạt Huy chương Vàng cá nhân./.

Bài và ảnh: Lý Trí

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.

Ði qua mùa hè

Tôi vội nhặt cánh phượng rơi, lòng chợt dâng lên niềm nhớ và không nhớ mình đã bao lần đi qua mùa phượng nở? Nhớ những mùa hè xưa mỗi khi những cành phượng bắt đầu đỏ thắm góc sân trường là lòng tôi lại nôn nao, bởi khi hè về là tôi được về quê nội, được cùng mấy anh chị lặn hụp ngoài đồng mò tôm, bắt cá.

Hơn 500 diễn viên tham gia Hội diễn Nghệ thuật quần chúng lần thứ IX - 2024

Hoà cùng khí thế hào hùng của dân tộc và niềm vui chung của cả nước kỷ niệm 79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9, kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối 28/8, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Cà Mau diễn ra khai mạc Hội diễn Nghệ thuật quần chúng năm 2024.

NSND Bạch Tuyết: Cải lương cũng phải thích nghi để phát triển

Ở tuổi 80, NSND Bạch Tuyết vẫn không ngừng thay đổi, sáng tạo để cải lương sống cùng nhịp thời đại và chính bản thân mình cũng không bị lỗi thời.

5 di tích cần tu bổ cấp thiết

"Ðến nay, toàn tỉnh có 55 di tích được xếp hạng. UBND tỉnh có Quyết định số 1519/QÐ-UBND, ngày 9/6/2022 phân cấp cho các cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý các di tích. Ngoài di tích Nhà Dây Thép (Viễn thông Cà Mau quản lý) đang bị xuống cấp, còn một số di tích cũng đang xuống cấp, như: Ðền thờ Bác Hồ ở xã Trí Lực và Ðình thần Tân Lộc (UBND huyện Thới Bình quản lý), Ðền thờ Bác Hồ ở xã Viên An (UBND huyện Ngọc Hiển quản lý), Ðịa điểm trận chiến thắng Ðòn Dong - Tân Quảng (UBND huyện Phú Tân quản lý), Hồng Anh Thư Quán (Bảo tàng tỉnh quản lý)... Theo báo cáo của các đơn vị, địa phương, do khó khăn về kinh phí, dẫn đến tình trạng một thời gian dài di tích chưa được tu bổ", ông Tiêu Minh Tiên, Phó giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), cho biết về tình trạng xuống cấp của một số di tích trên địa bàn tỉnh.

Nhà nhiếp ảnh trường thọ cùng khoảnh khắc

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Văn Quang Ðức sinh năm 1915, năm nay 109 tuổi, là 1 trong 71 hội viên sáng lập Hội NSNA Việt Nam, hội viên thế hệ đầu tiên của Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hải Hưng năm 1978, hiện sinh hoạt tại Ban Nhiếp ảnh Hội VHNT Hải Dương, hội viên Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc tế FIAP. Ông là hội viên cao tuổi nhất của Hội NSNA Việt Nam hiện tại.

Xua đi bộn bề, nhường chỗ đam mê

Liên hoan Ðờn ca tài tử - Cải lương huyện U Minh lần thứ II, năm 2024 diễn ra trong những ngày giữa tháng 8 đã trở thành cuộc tao ngộ của đông đảo tài tử và công chúng mộ điệu nơi này. Mải mê hoà vào mạch đồng điệu của tiếng đờn, lời ca, bên bao ánh mắt say sưa thưởng thức, tôi có dịp tiếp cận những tài tử đã làm nên điểm nhấn đẹp tại liên hoan.

Bảo tàng Văn hoá dân tộc Khmer

Bảo tàng Văn hoá dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh toạ lạc tại Khóm 4, Phường 8, TP Trà Vinh, nằm trong quần thể khu di tích văn hoá cấp quốc gia Ao Bà Om và Chùa Âng.