ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 23-4-25 02:36:45
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị lực cánh hoa khuyết

Báo Cà Mau (CMO) Bị tật ở chân nên việc đi lại của chị Nguyễn Thị Yến Ly, 45 tuổi, ngụ Phường 4, TP Cà Mau hết sức khó khăn, thế nhưng, bằng nỗ lực không ngừng nghỉ, chị không những vươn lên khẳng định giá trị bản thân mà còn ra sức giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khác.

Cơ sở may gia công đồng phục Yến Ly từ một vài máy may ban đầu, nay đã trang bị 13 máy các loại với hơn 10 nhân công phục vụ việc cắt may, in đồng phục số lượng lớn. Ngoài ra, từng con chỉ, lô vải chị nhập về đảm bảo hàng tốt, chất lượng, giá cả cạnh tranh. 

Chị Ly sinh ra trong một gia đình đông anh em, kinh tế chẳng mấy khá giả. Từ nhỏ vốn lanh lợi nên nếu chẳng di chuyển thì chẳng ai biết chị là người khuyết tật, vì trông chị lúc nào cũng xinh tươi như hoa. 

Những buổi đầu đến lớp học nghề, đôi chân yếu ớt phải vận động quá sức, từng vòng quay máy làm đôi chân chị ê buốt. Nhưng sự đau đớn bên ngoài không ngăn được ý chí của cô gái trẻ muốn tự kiếm tiền nuôi sống bản thân.

“Xã hội còn nhiều người bất hạnh gấp trăm ngàn lần mình. Tôi chỉ đi đứng không tiện, còn có nhiều người phải nằm một chỗ, mù loà nhưng họ vẫn sống và cố gắng thì tại sao mình lại không làm được”, chị tâm tình.

Vốn đôi tay khéo léo, chị nhanh chóng thạo nghề. Chị quyết định tự thân lên Sài Gòn mở một tiệm may riêng cho mình.

Hạnh phúc luôn mỉm cười với những ai không ngừng hy vọng. Chị Yến Ly (đứng) giờ đã có rất nhiều bạn hàng thân thiết.

Các sản phẩm áo kiểu, công sở, đồ bộ, đồng phục chị đều nhận. Tiệm may nhỏ thôi nhưng nhờ tỉ mỉ, khéo léo nên lượt khách khá đông. Nhiều năm bươn chải rồi cũng đến lúc chị trở về quê hương theo di nguyện của mẹ.

Tại đây, chị tiếp tục phát triển nghề may bằng việc tự thành lập một cơ sở chuyên nhận may đồng phục học sinh, công sở... Vì mặt hàng này thị trường khá rộng, nếu được “mối” lớn sẽ đảm bảo nguồn thu ổn định và lâu dài. 

Với sự tỉ mỉ, nghiêm túc trong công việc, chân thành trong cách đối xử, dù bản thân đi lại khó khăn nhưng tự chị lặn lội đến gõ cửa từng trường, từng cơ sở để tìm về những đơn đặt hàng với số lượng lớn.

Đến nay, sản phẩm của chị đã có mặt ở nhiều trường trong tỉnh; từ các tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ, cơ sở buôn lớn đến những điểm trường ở các huyện. Chị kể: “Lúc mới mở cơ sở, máy móc còn ít, để có đơn đặt hàng, tôi tự thân đi xuống các trường để thuyết phục họ bằng việc đem hàng mẫu có sẵn. Ban đầu là đặt hàng 50% để so mẫu, nhưng chỉ trong một năm, hầu hết các trường đều bỏ mối cũ mà đặt hàng bên tôi vì giá cả phải chăng, uy tín”.

Câu chuyện người phụ nữ tật nguyền vượt khó không chỉ dừng lại ở đó. Khi gây dựng được cơ nghiệp khá vững vàng, chị còn hỗ trợ những bà nội trợ, những người đã từng được dạy nghề tại địa phương (chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn) tăng thu nhập kinh tế bằng cách lãnh quần áo về gia công.

Chị Trần Thị Thuỳ Linh, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, cho biết: “Được hội phụ nữ giới thiệu nên tôi tìm đến để nhận ráp quần áo kiếm thêm chút tiền. Ban đầu chỉ là nghề phụ nhưng sau này chuyển lên nghề chính, nuôi sống cả gia đình. Trung bình mỗi tháng tôi kiếm được từ 3-4 triệu đồng, công việc không mấy vất vả lại có thể làm tại nhà nên rất thuận lợi”./.

Yến Nhi 

Nhiệm vụ mới của ngành công an dần đi vào nền nếp

Nếu như thời gian đầu còn nhiều bỡ ngỡ, khó khăn trong khâu vận hành khi mới tiếp nhận công việc từ Sở Giao thông vận tải (nay là Sở Xây dựng), thì đến thời điểm này, các đầu công việc trong thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) của Ðội Sát hạch, cấp GPLX cơ giới đường bộ (Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh) dần đi vào nền nếp, bước đầu mang lại hiệu quả.

Hỗ trợ đăng ký thành lập, hoạt động doanh nghiệp

Thực hiện chủ trương, kế hoạch và chỉ đạo của tỉnh về việc đẩy mạnh chuyển đổi số, Sở Kế hoạch và Ðầu tư (nay là Sở Tài chính) đã chỉ đạo, phân công bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Trung tâm Giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) thực hiện TTHC về đăng ký thành lập và hoạt động của DN. Tuy nhiên, do thủ tục phát sinh khá nhiều và quy trình thực hiện thủ tục đăng ký DN trên môi trường mạng còn phức tạp, cần sự hỗ trợ kịp thời, góp phần nâng cao sự hài lòng của DN, cải thiện Chỉ số PCI tỉnh.

Ðổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả kiểm tra

Kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC) được tỉnh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quản lý, chỉ đạo, điều hành CCHC, nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu. Vì thế, công tác kiểm tra không ngừng được đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao Chỉ số CCHC của tỉnh.

Hoạt động ổn định, thông suốt sau sáp nhập

Ðầu năm 2025, toàn tỉnh có 18 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh với 206 tổ chức bên trong. Thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; sau khi sắp xếp, toàn tỉnh hiện còn 13 cơ quan với 159 tổ chức bên trong, bao gồm 68 phòng, 12 chi cục và tương đương, 79 đơn vị sự nghiệp công lập (giảm 5 cơ quan chuyên môn và 47 tổ chức bên trong).

Ðơn giản thủ tục hành chính theo hướng thực chất

Cắt giảm và đơn giản hoá thủ tục hành chính (TTHC) theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức cho tổ chức, cá nhân là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Ðiều đó khẳng định quyết tâm của tỉnh Cà Mau trong việc xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Tích hợp sổ sức khoẻ điện tử trên ứng dụng VneID

Ðể đẩy nhanh việc tích hợp sổ sức khoẻ điện tử (SSKÐT) trên ứng dụng VNeID, góp phần để người dân được hưởng lợi ích thiết thực từ chuyển đổi số mang lại, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành kế hoạch triển khai Chiến dịch Tích hợp SSKÐT trên ứng dụng VNeID.

Cà Mau quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bám sát chỉ đạo của Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, tỉnh Cà Mau khẩn trương, quyết liệt trong triển khai thực hiện, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, gắn với mục tiêu giảm đầu mối và biên chế, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Cà Mau tăng hạng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước về chỉ số chuyển đổi số

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố "Báo cáo chỉ số đánh giá chuyển đổi số của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương - DTI cấp bộ, cấp tỉnh năm 2023". Theo đó, tỉnh Cà Mau là địa phương được đánh giá là tỉnh tăng hạng nhiều nhất về DTI trong năm 2023 với vị trí 35/63 tỉnh, thành cả nước.

Vì một nền hành chính linh hoạt và toàn diện

Trong phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Cà Mau luôn xác định cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá, tạo tiền đề quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Vì thế, công tác CCHC luôn được thực hiện xuyên suốt, linh hoạt và toàn diện, hướng đến nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 240/QĐ-TTg ngày 4/2/2025 ban hành Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính trọng tâm năm 2025.