ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 24-11-24 17:07:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghị lực phi thường của thí sinh đặc biệt

Báo Cà Mau (CMO) Chiều 6/7, tại điểm thi C07 đặt tại trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (Phường 9, TP Cà Mau) khi hầu hết thí sinh đã vào phòng để làm thủ tục dự thi, một phụ nữ tảo tần ẵm trên tay một cô gái nhỏ hớt hãi hỏi thăm: “Thầy ơi! Phải đây là phòng thi số 14 không, cho con tui vô phòng làm thủ tục!”. Thoáng bất ngờ, các thầy làm công tác coi thi hỏi lại: “Ai thi? Giấy dự thi đâu?”. Người phụ nữ chỉ vào cô gái nhỏ và nói: “Đây! Thí sinh đây!”.

Cơn mưa nặng hạt khiến mẹ con cô gái nhỏ ướt mem. Mẹ ẵm cô gái vào tận chỗ ngồi có ghi số báo danh, các thí sinh cùng phòng đổ dồn ánh nhìn về cô gái nhỏ xíu, lọt thỏm dưới ghế bàn.

Thí sinh đặc biệt ấy tên là Võ Thị Huỳnh Như, theo học tại trường THCS-THPT Lý Văn Lâm. Ngồi chờ con gái làm thủ tục, bà Đinh Hồng Vân cho biết: “Như sinh năm 2001, tính theo tuổi thì học chậm hơn các bạn, nhưng nó ham học lắm!”. Nhà của Như ở ấp Hoà Trung, xã Hoà Thành, TP Cà Mau. Bà Vân kể: “Như bị bệnh bẩm sinh từ nhỏ. Gia đình dù khó khăn cũng gom góp tiền để đưa con đi khám bệnh trên Tp. Hồ Chí Minh. Bác sĩ nói Như bị bệnh xương thuỷ tinh, không chữa khỏi được”.

Bà Đinh Hồng Vân ẵm con – Thí sinh Võ Thị Huỳnh Như đến phòng thi làm thủ tục dự thi

Căn bệnh quái ác khiến Như dễ bị tổn thương. Em thường bị những cơn đau hành hạ, không thể đi đứng, chậm phát triển thể chất. Bà Vân bùi ngùi: “Chỉ cần va chạm nhẹ, Như cũng đau đớn. Nhiều lần xương bị rạn nứt, tổn thương. Vậy nên tôi lúc nào cũng phải kề cận bên con”. Hành trình đến với con chữ của Như thật phi thường. Từ nhỏ đến lớn, mẹ ẵm Như tới lớp, con học tới đâu, mẹ đi theo đó. Hết cấp 1 rồi cấp 2, cha của Như có ý không muốn cho con theo học nữa vì bệnh tật, điều kiện nhà quá khó khăn, Như cứ khóc nài nỉ mẹ. Thương con, bà Vân thuyết phục chồng, quyết chí để cho con có điều kiện học tập đến nơi đến chốn.

Hỏi thêm về hoàn cảnh gia đình, bà Vân bộc bạch: “Nhà cũng có 10 công vuông, mà ngang khu nhà máy xí nghiệp ô nhiễm quá, tôm tép không có bao nhiêu”. Tính đi tính lại, bà Vân quyết định lên TP Cà Mau thuê nhà trọ, đi rửa chén mướn ở quán ăn để tạo điều kiện cho Như đi học và chăm sóc con. Bà Vân nói về con với niềm tự hào: “Như từ nhỏ tới lớn học không cần ai nhắc hết. Cháu nó học lực cũng khá. Hổm rày ôn thi, thấy nó ngày đêm học bài. Thấy con vậy, mình làm mẹ phải ráng chớ sao!”.

Trường THCS-THPT Lý Văn Lâm cũng tạo điều kiện hỗ trợ cho Như trong cuộc sống và học tập. Mẹ Như chia sẻ: “Các thầy cô ở trường cũng động viên cháu nhiều lắm. Các thầy kêu cứ cho em đi học, nhà trường cho thêm tiền xăng để tôi đưa đón cháu. Suốt 3 năm học cấp 3, Như không nghỉ một buổi học nào”. Nhà có 3 đứa con, Như là con giữa, cũng là tấm gương sáng để đứa em trai học lớp 11 cũng tại trường THCS-THPT Lý Văn Lâm noi theo. Dù vất vả, bà Vân cảm thấy rất vui vì có 2 đứa con ham học, ngoan ngoãn: “Trừ lúc đưa đón Như đi học, tôi đi làm từ sáng tới tối. Thấy chị em nó động viên nhau học thì không còn thấy mệt nhọc gì nữa”.

Với nghị lực phi thường, đam mê học tập cháy bỏng, Như mong muốn đạt được kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT để thực hiện ước mơ làm kỹ sư công nghệ thông tin

Trái với thân hình nhỏ bé, từ ánh mắt của Như toả ra một ý chí mạnh mẽ, rắn rỏi. Như cho biết: “Em đã ôn luyện kỹ và sẵn sàng cho kỳ thi. Mong là kết quả sẽ tốt để em có cơ hội học lên nữa”. Nói về ước mơ của mình, Như chia sẻ: “Ước mơ của em là trở thành một kỹ sư ngành công nghệ thông tin”. Do tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, mẹ Như đã nghỉ việc rửa chén mướn, vậy là phải cho Như về quê để ôn tập. Quãng đường từ nhà đến điểm thi khá xa, lại đúng thời điểm mưa gió nhiều, bà Vân vẫn quả quyết: “Chịu khó chút chớ có sao đâu. Cỡ nào cỡ cho con thi đậu rồi tính tiếp”.

Trưởng điểm thi C07 Trịnh Hùng Cường khi biết trường hợp của Như cũng đã khẳng định: “Sẽ tạo điều kiện tốt nhất để em Như hoàn thành kỳ thi. Điểm thi sẽ bố trí lực lượng hỗ trợ, động viên thí sinh và phụ huynh xuyên suốt kỳ thi này”.

Chúc Như thi thật tốt, có cơ hội thực hiện được ước mơ học tập cháy bỏng của mình. Với nghị lực phi thường và hành trình mà em đã vượt qua suốt 12 năm đèn sách, niềm tin dành cho Như là trọn vẹn./.

Phạm Quốc Rin

 

 

Nhật ký làm theo lời Bác

Để lan toả việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong trường học và giáo dục các em học tập, rèn luyện theo lời Bác, Liên đội Trường Tiểu học Hàng Vịnh (huyện Năm Căn) thực hiện phong trào “Viết nhật ký làm theo lời Bác Hồ dạy”.

Khơi gợi niềm tự hào, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống trong học đường được các trường xác định là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục. Theo đó, hằng năm, các trường đều xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động giáo dục thực tiễn như: văn hoá, văn nghệ ca ngợi Ðảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước; hành trình về nguồn, kết nạp Ðảng, Ðoàn, Hội, Ðội tại các khu di tích lịch sử cách mạng; tri ân, đền ơn đáp nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc, thu hút đông đảo giáo viên và học sinh tham gia; đồng thời lồng ghép nội dung này vào chương trình giảng dạy.

Tiếng lòng từ thầy của những... người thầy

Công việc giảng dạy của những người thầy được ví như đưa đò tri thức. Cứ mỗi chuyến đò cập bến là đong đầy niềm vui lẫn trăn trở khôn nguôi. Thầm lặng chèo đò, chở những mảnh ghép tri thức vun đắp cuộc đời, đến khi nghỉ hưu, rời xa tiếng trống trường, những nhà giáo ấy vẫn cứ dõi theo công việc giảng dạy của thế hệ sau, về những bước phát triển của ngành giáo dục tỉnh nhà, lẫn niềm xúc động bồi hồi mỗi khi đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cậu học trò đam mê Tin học

Ðam mê Tin học, cộng với đức tính cần cù, chăm chỉ trong rèn luyện và học tập, cậu học trò Cao Nguyên Khang, Lớp 12A, Trường THPT U Minh, thị trấn U Minh, không chỉ duy trì thành tích học sinh khá giỏi mà còn sở hữu nhiều thành tích ấn tượng tại các cuộc thi Tin học.

Phạm Ðức Thuận và giải thưởng Ðại sứ Văn hoá đọc

Chọn đề tài viết tiếp tác phẩm "Bến quê" của Nhà văn Nguyễn Minh Châu và đề xuất nhiều sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hoá đọc cho học sinh vùng sâu, vùng xa, Phạm Ðức Thuận, Lớp 10A1, Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi) đoạt giải Khuyến khích toàn quốc cuộc thi Ðại sứ Văn hoá đọc năm 2024.

Trao 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh

Ngày 16/11, tại trường THCS Ngọc Chánh (huyện Đầm Dơi), Đoàn khối Dân chính đảng phối hợp trường Cao đẳng Cộng đồng Cà Mau trao tặng 11 suất học bổng, 50 suất quà cho học sinh trong chương trình Nâng bước đến trường.

Gặp gỡ hai thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm

Thầy Phạm Việt Hưng, Hiệu trưởng Trường THPT Ðầm Dơi (huyện Ðầm Dơi), cho biết, nhà trường vừa đón nhận niềm vui có hai em học sinh của trường là thủ khoa đầu vào ngành Sư phạm. Cụ thể, em Nguyễn Hải Ðăng, thủ khoa ngành Sư phạm Toán học tại Trường Ðại học Cần Thơ và em Bùi Hải An, thủ khoa ngành Sư phạm Lịch sử - Ðịa lý tại Trường Ðại học Sài Gòn.

Nâng chất giáo dục mầm non

Huyện Ngọc Hiển có 8 trường mầm non, mẫu giáo, trong đó có 4 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và 2 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, với tổng số hơn 1.600 trẻ theo học. Những năm qua, huyện quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học, sân chơi cho trẻ theo hướng ngày càng chuẩn hoá, đáp ứng điều kiện chăm sóc, giáo dục, góp phần nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường.

Gương sáng cô giáo Trần Hồng Măng

Những năm qua, Chi uỷ Trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên, thị trấn U Minh, huyện U Minh luôn quan tâm chỉ đạo đảng viên trong trường nghiêm túc thực hiện việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những phong trào thi đua thiết thực từng năm học. Quá trình thực hiện, trong Chi bộ đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình tiên tiến, cô giáo Trần Hồng Măng là một trong số đó.

Học để thoát nghèo

Cái nghèo đeo bám gia cảnh khiến giấc mơ nối dài con đường học tập của những bạn trẻ này không hề dễ dàng. Biến khó khăn thành động lực phấn đấu, hành trang bước vào đời là sự cố gắng không ngừng, cùng những vòng tay nhân ái luôn che chở - tất cả đã tạo nên sức mạnh để các bạn bước tiếp trên hành trình chinh phục tri thức.