ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 22-10-24 12:35:23
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nghịch lý về chăm sóc sức khoẻ ban đầu

Báo Cà Mau Cà Mau là một trong những tỉnh có tỷ lệ bác sĩ ở tuyến y tế cơ sở cao nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ðiều đó cho thấy sự quan tâm của tỉnh đối với việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa. Thế nhưng, thời gian qua, việc các trạm y tế, phòng khám khu vực xuống cấp, cùng với các phòng khám tư nhân tăng lên, đã kéo theo lượng bệnh ở các cơ sở này giảm mạnh.

Ông Dư Minh Hùng, Giám đốc Sở Y tế, thừa nhận: “Ðáng lo ngại là lượt khám, chữa bệnh (KCB) những tháng đầu năm tại các trạm y tế giảm sâu, có nơi giảm khoảng 80% so với cùng kỳ. Sở Y tế đã chỉ đạo các trung tâm y tế huyện và tiến hành kiểm tra một số nơi, tìm hiểu nguyên nhân, để có những biện pháp, chỉ đạo tháo gỡ kịp thời”.

Lượng bệnh tới khám giảm sâu

Trạm Y tế xã Khánh Lộc là một trong số cơ sở y tế của huyện Trần Văn Thời hiện đang trong tình trạng xuống cấp và hoạt động kém hiệu quả thời gian qua. Ðược biết, trạm được xây dựng mới và đưa vào hoạt động năm 2009, có 13 phòng chức năng với 5 giường bệnh, năm 2013 trạm được đầu tư, đưa vào sử dụng nhiều trang thiết bị y tế. Lực lượng y, bác sĩ tại đây có 6 người, gồm 1 bác sĩ đa khoa, 2 y sĩ, 2 hộ sinh cao đẳng và 1 dược sĩ cao đẳng, đáp ứng được yêu cầu công tác KCB cho Nhân dân trên địa bàn.

 Trạm Y tế xã Khánh Lộc đã được xây dựng và đi vào hoạt động 15 năm.

Tuy nhiên, qua 15 năm, đến nay cơ sở vật chất Trạm Y tế xã Khánh Lộc đã xuống cấp trầm trọng, chưa được duy tu, sửa chữa; một số tài sản cố định, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ đã lạc hậu, hao mòn, không còn giá trị, không đáp ứng tốt nhu cầu KCB của người dân. Kéo theo đó, tổng số lượt khám bệnh năm 2023 của trạm chỉ gần 3.900 lượt, đạt 43,07% kế hoạch. Riêng từ đầu năm đến nay chỉ ghi nhận trên 280 lượt, giảm gần 60% so với cùng kỳ. 

Bác sĩ Kim Ðức, Phó trưởng trạm Y tế xã Khánh Lộc, trần tình: “Thực trạng này đã kéo dài từ năm 2018 đến nay. Hiện trạm chỉ còn mấy tủ đựng thuốc, dụng cụ. Còn các loại máy móc như: siêu âm, điện tim, xét nghiệm sinh hoá đã hư và cho vào kho. Bà con đến khám chủ yếu khám ngoại trú; rất ít lượng bệnh, do từ xã lên tuyến huyện chỉ có 3 km, các phòng khám tư nhân lại mở ra nhiều”.

Các máy móc, thiết bị y tế ở Trạm Y tế xã Khánh Lộc hầu như đã cất hết trong kho.

Không chỉ riêng Trạm Y tế xã Khánh Lộc, nhiều trạm y tế khác, các phòng khám đa khoa khu vực của huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh cũng trong tình trạng tương tự. Bác sĩ Tô Văn Lành, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời, bộc bạch: “Tình hình hoạt động trạm y tế cũng như các phòng khám đa khoa khu vực tại các xã, thị trấn hiện nay gặp nhiều khó khăn. Ðặc biệt là Phòng khám Ða khoa khu vực Sông Ðốc xuống cấp trầm trọng cần được xây dựng mới. Các trạm y tế gần trung tâm huyện như: Trạm Y tế thị trấn Trần Văn Thời, Trạm Y tế xã Khánh Lộc, cũng xuống cấp, lượng bệnh giảm nhiều hơn nơi khác. Ngoài ra, huyện có 3 phòng khám tư nhân, chia sẻ lượng bệnh ở các trạm y tế”.

Thiết bị hiện đại nhưng khó vận hành

Nói về thiết bị, máy móc phục vụ công tác KCB, Bác sĩ Lành chia sẻ: “Hiện nay hầu như máy móc khám cận lâm sàng không còn hoạt động được nữa. Ngoài khám chữa bệnh thông thường, trạm y tế chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ chương trình mục tiêu y tế về dân số, công tác phòng chống dịch trên địa bàn, thực hiện các chương trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường. Do vậy, mặc dù hầu như các trạm đều phủ kín bác sĩ, ít nhất mỗi trạm có 1 bác sĩ, một số đơn vị từ 2-3 bác sĩ, nhưng vẫn không thu hút được bệnh nhân”.

Lượng bệnh ít, kéo theo kinh phí hoạt động cũng eo hẹp hơn. Bác sĩ Lành bộc bạch: “Các đơn vị thuộc nhóm 3, tự chủ 13%, chủ yếu ngân sách cấp lương và các phụ cấp kèm theo. Ngoài ra, chi cho mỗi đơn vị 3 triệu đồng/tháng tiền hoạt động. Còn lại các chi phí khác lấy từ hoạt động bảo hiểm y tế của các đơn vị tự chủ. Riêng 2 đơn vị, Trạm Y tế thị trấn Trần Văn Thời và Trạm Y tế Khánh Lộc, thì chuyển nguồn chung để hỗ trợ tiếp cho 2 đơn vị này".

Dược sĩ Lê Văn Viễn, nhân viên Trạm Y tế xã sắp xếp lại lượng thuốc ít ỏi tại Trạm Y tế xã Khánh Lộc.

Ðặc biệt, 2 phòng khám đa khoa khu vực Sông Ðốc và Khánh Bình Tây, thực hiện theo Nghị quyết 07 của HÐND tỉnh, phân bổ kinh phí theo giường bệnh. Chẳng hạn, 2 phòng khám có 80 giường bệnh, mỗi giường bệnh phân bổ 40 triệu đồng/năm, tương đương khoảng 3,2 tỷ đồng, không đủ để chi trả lương và phụ cấp cho 2 phòng khám này.

Ðây cũng là vấn đề khó khăn chung, từ đó ảnh hưởng đến công tác KCB trên địa bàn, người dân cũng không mặn mà đến KCB ban đầu tại tuyến cơ sở. Ông Dư Minh Hùng phân tích: “Trước đây có Dự án AP đầu tư các trang thiết bị rất cơ bản cho các trạm y tế, nhưng các trang thiết bị này rất khó vận hành. Ví dụ như, đối với máy xét nghiệm sinh hoá, ở các xã rất ít bệnh nhân, nếu mua hoá chất, dung dịch để sử dụng thì phải dùng hết, mà chi phí trả cho ca xét nghiệm rất thấp, nên các trạm y tế không dám làm, dẫn đến không sử dụng, lâu ngày các trang thiết bị này gần như bỏ không. Sở Y tế đã chỉ đạo các phòng chuyên môn, Trung tâm Y tế huyện rà soát nhu cầu các trạm y tế, từng khu vực cần thiết sử dụng thiết bị nào thì mua sắm đúng thiết bị đó, không tràn lan”.

Một vấn đề khác cũng được ông Dư Minh Hùng chia sẻ, trong năm 2023, cuối năm mới đấu thầu thuốc xong, dẫn đến câu chuyện có một thời gian gián đoạn về thuốc, không cung cấp kịp thời cho các trạm y tế. Công tác dự phòng, dự trữ của trạm cũng hạn chế nên dẫn đến việc thiếu thuốc cục bộ.

“Chủ trương là tăng cường tuyến y tế cơ sở, do đó, không thể để trạm y tế càng ngày đi xuống, cần có sự chỉ đạo điều chỉnh kịp thời”, ông Hùng mong muốn./.

 

Hồng Nhung

 

Cho đôi mắt sáng học đường

Bà Lương Thị Quỳnh Lan, Trưởng đại diện Tổ chức ECF tại Việt Nam, cho biết, Cà Mau là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên của Việt Nam được ECF thực hiện nghiên cứu về tỷ lệ tật khúc xạ ở độ tuổi từ 15-25. Đây là độ tuổi các em đã tiếp cận nhiều với điện thoại, máy vi tính, các thiết bị điện tử; áp lực thức khuya học tập, lao động, tham gia giao thông…

Cà Mau mong muốn Tổ chức ECF Hà Lan hỗ trợ thành lập Đơn nguyên Mắt nhi khoa tại Bệnh viện Mắt - Da liễu Cà Mau

Sáng nay (17/10), Phó giám đốc Sở Y tế Cà Mau Trần Quang Khoá có buổi làm việc và trao đổi về phương hướng, chiến lược các hoạt động, chương trình, dự án chăm sóc mắt với Tổ chức ECF (Eye Care Foundation) Hà Lan tại Bệnh viện Mắt - Da Liễu Cà Mau.

Đoàn thầy thuốc Hội Nam y tỉnh Cà Mau khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo

Sáng nay (17/10), Đoàn thầy thuốc thuộc Hội Nam y tỉnh Cà Mau tổ chức khám chữa bệnh tại chùa Hưng Nhơn, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước.

Ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10/2024: Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc

Từ năm 1992, ngày 10/10 hằng năm được Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần thế giới lựa chọn là Ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (World Mental Health Day), nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần. Năm 2024, chủ đề được chọn để phát động là “Ưu tiên sức khỏe tâm thần tại nơi làm việc”. Chủ đề này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe tâm thần của người lao động, mối quan hệ giữa sức khỏe tâm thần và công việc, mục tiêu để người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức quan tâm ưu tiên chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tâm thần cho người lao động tại nơi làm việc.

Ăn uống lành mạnh ngăn ngừa ung thư

Thực phẩm không chỉ có tác dụng nuôi sống cơ thể, bổ sung năng lượng để duy trì hoạt động thể chất, mà một số loại còn có tác dụng khá tốt trong việc ổn định các chỉ số về đường huyết, tim mạch, ngăn ngừa loãng xương, kiểm soát cân nặng, tăng sức đề kháng, thậm chí còn có tác dụng ức chế các tế bào ung thư hình thành, phát triển.

Lựa chọn thực phẩm trong mùa mưa bão

Theo dự báo của Đài Khí tượng thuỷ văn, mùa mưa bão năm nay diễn biến phức tạp và có thể sẽ còn kéo dài cho đến hết tháng 12. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm an toàn vệ sinh, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng để có thể sử dụng được lâu dài trong những ngày thời tiết mưa gió cực đoan là rất quan trọng đối với những chị em phụ nữ đảm nhận việc nội trợ trong gia đình.

Khánh Hoà mong chờ trạm y tế mới

Ðược hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2006 và đã qua vài lần nâng cấp, sửa chữa, đến nay, cơ sở vật chất của Trạm Y tế xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã xuống cấp, trang thiết bị y tế lỗi thời. Hiện y, bác sĩ và người dân trên địa bàn xã đang mong chờ Bộ Y tế phê duyệt kế hoạch để triển khai xây dựng trạm y tế mới.

Chủ động kiểm soát dịch bệnh

Năm học mới đã bắt đầu hơn 1 tháng, tuy nhiên thời điểm này thời tiết mưa nắng bất thường, là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút phát triển, lây lan nhanh và bùng phát thành dịch, đe doạ đến sức khoẻ của học sinh. Trên địa bàn TP Cà Mau, dịch bệnh sởi có chiều hướng gia tăng ở một số xã, phường nên công tác phòng, chống dịch đang được các địa phương tích cực quan tâm.

Người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh sốt xuất huyết

Tháng 5/2024, Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng vắc-xin phòng bệnh sốt xuất huyết (SXH) do Hãng dược phẩm Takeda (Nhật Bản) sản xuất tại Đức. Đây là vắc-xin SXH đầu tiên được phê duyệt tại Việt Nam. Là đối tác chiến lược toàn diện với Takeda, từ ngày 20/9 vừa qua, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển khai dịch vụ tiêm vắc-xin SXH cho người dân, tại gần 200 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên toàn quốc, trong đó có VNVC Cà Mau.

Cách làm hay của trạm y tế vùng sâu

Trạm Y tế xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân đã có cách làm hay trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH).