ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 30-4-25 04:17:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người Bí thư Côn Ðảo đầu tiên

Báo Cà Mau Chiều xuống, chúng tôi rủ nhau dạo quanh Côn Ðảo, qua những con đường dưới những hàng cây xanh, gió biển mát lạnh, cảm nhận được cuộc sống an bình của người dân Côn Ðảo bây giờ. Bất chợt, nhìn thấy con đường mang tên Hồ Thanh Tòng chạy dài thẳng tắp, tôi dừng lại quan sát và cảm thấy tên đường sao quen quen… Cùng đi, có chị Hồ Thị Thanh Bé, thấy tôi có vẻ suy tư, chị liền nói: “Tên của ba mình đó…”.

Chiều xuống, chúng tôi rủ nhau dạo quanh Côn Ðảo, qua những con đường dưới những hàng cây xanh, gió biển mát lạnh, cảm nhận được cuộc sống an bình của người dân Côn Ðảo bây giờ. Bất chợt, nhìn thấy con đường mang tên Hồ Thanh Tòng chạy dài thẳng tắp, tôi dừng lại quan sát và cảm thấy tên đường sao quen quen… Cùng đi, có chị Hồ Thị Thanh Bé, thấy tôi có vẻ suy tư, chị liền nói: “Tên của ba mình đó…”.

Tôi thấy chị ngồi dõi ra biển cả mênh mông, nhìn những con sóng bạc đầu từ phía xa xa, chị trầm ngâm, trong mắt chị hiện lên một nỗi buồn sâu thẳm và chị thì thầm: “Sóng to gió lớn, một chiếc bè con, một cánh buồm mong manh, những ngày lênh đênh trên mặt biển, rồi bị bắt lại, rồi những trận đòn roi, rồi những ngày trong hầm tối biệt lập…”, tôi nghe lòng mình đồng cảm, rưng rưng.

Chú Hồ Thanh Tòng là Bí thư đầu tiên của tỉnh Côn Ðảo sau 30/4/1975. Chú tên thật là Hồ Thanh Mỹ, quê ở Kiểu Mẫu, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời, là đảng viên từ những năm tiền khởi nghĩa. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, chú tiếp tục hoạt động ở địa phương. Tháng 4/1951, chú là Uỷ viên Thường vụ Xã uỷ, Chính trị viên Xã đội xã Khánh Bình.

Hiệp định Geneva 1954 được ký kết, chú được tổ chức phân công ở lại miền Nam tiếp tục hoạt động bí mật chờ ngày tổng tuyển cử. Những năm kháng chiến chống Mỹ đầy khó khăn gian khổ, chết chóc, tù đày nhưng những người cộng sản kiên trung vẫn bền gan chiến đấu. Tháng 6/1957, chú là Huyện uỷ viên huyện Trần Văn Thời. Tháng 2/1958, một lần đi công tác, khi đến Rạch Tắc, Cái Tàu - U Minh, chú bị giặt bắt. Bọn chúng tra tấn, chú không khai báo, chúng giải chú lên giam tại Cà Mau. Suốt 7 tháng, không khai thác được gì ở chú nên chúng chỉ buộc chú là cán bộ cũ ngoan cố, rồi đến tháng 9/1958, chúng giải chú về trại giam Phú Lợi, chúng gọi là câu lưu 2 năm (tù nhân chưa có án).

Ở đây, chú bắt liên lạc được với Ðảng uỷ Trung tâm Phú Lợi. Chú được cử làm Bí thư Chi bộ Trại giam Phú Lợi, lãnh đạo tù nhân từng bước đấu tranh với kẻ thù bằng nhiều hình thức như: Ban đại diện, Tổ tâm giao, Ðôi bạn đồng hương làm nòng cốt đấu tranh đòi cải thiện đời sống, chống đàn áp, chống tra tấn tù nhân…

Ðịch dùng thủ đoạn vừa khủng bố vừa mị dân, những cảnh tra tấn dã man đày ải cực hình, các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm vẫn giữ được lòng kiên định và ý chí kiên cường chiến đấu. Không lung lay được ý chí kiên trung của người cộng sản, Mỹ - Diệm đã thực hiện âm mưu thâm độc là bí mật thủ tiêu tù nhân loại A của nhà tù Phú Lợi (là tù nhân bị đày ra Côn Ðảo vào cuối tháng 11/1958).

Cuộc đầu độc tù nhân diễn biến như sau: Thường lệ, mỗi năm Mỹ - Diệm tổ chức 4 đợt đày tù nhân “loại A” ở các nhà tù trong đất liền ra Côn Ðảo vào những tháng 3, 6, 9, 12 dương lịch. Trại giam Phú Lợi, sau khi phân loại, có 450 tù nhân loại A. Theo kế hoạch, mỗi tù nhân bị đày sẽ được nhận khẩu phần bánh mì (có trộn thuốc độc) và thức ăn kèm theo. Mọi việc đã chuẩn bị hoàn tất vào 28/11/1958, nhưng liên tiếp những ngày này biển động mạnh, tàu không ra được vùng biển Vũng Tàu - Côn Ðảo.

Không từ bỏ dã tâm, Mỹ - Diệm thực hiện âm mưu hãm hại tù nhân Phú Lợi trong bối cảnh khác. Ðó là ngày 30/11/1958, là ngày Chủ nhật, trại giam vẫn thực hiện “ăn tươi” của tù nhân gồm bánh mì và các thức ăn khác. Ðể đủ khẩu phần ăn, ngoài số bánh mì cũ (có thuốc độc) chúng trộn lẫn bánh mì mới vào nhau và cấp phát cho tù nhân. Số tù nhân bị ngộ độc tăng nhanh đau bụng, nôn mửa, co quắp…

Ðến ngày 1/12/1958, số tù nhân bị ngộ độc tăng lên hàng ngàn người, nhiều người chết, số nằm hôn mê bất tỉnh… Số anh chị em tù nhân bịnh nặng bị địch khiêng khỏi trại, đến ngày 2 và 3/12, số bệnh nhân nặng và chết càng đông, số người bị vùi tại chỗ, số nặng chuyển đi, nhưng số tù nhân ấy không thấy được chuyển lại Phú Lợi nữa.

Trước tình hình đó, chú Hồ Thanh Tòng đã cùng tổ chức Ðảng trong nhà tù vừa tổ chức tự cứu chữa cho tù nhân bị trúng độc, vừa đấu tranh tố cáo hành động này. Với tinh thần kiên cường, bất khuất, Ðảng uỷ trại giam quyết định đấu tranh công khai trực tiếp. Các tù nhân Phú Lợi đã đoàn kết anh dũng đấu tranh như: tung nóc nhà giam, dùng các tấm tôn cuộn thành loa phóng thanh kêu cứu. Nhanh như chớp, tin địch đầu độc tù nhân đã được lan truyền khắp nơi. Ðầu tiên, Nhân dân xã Phú Hoà, Bình Chuẩn, Hiệp Thành, Phú Văn... nổi dậy phối hợp với tù nhân ở Phú Lợi đấu tranh tố cáo tội ác của Mỹ - Diệm. Vụ việc lan truyền rộng khắp, gây nên làn sóng căm phẫn không chỉ trong nước mà cả thế giới. Sau đợt tù Phú Lợi bị trúng độc, bọn chúng chọn một số đày ra Côn Ðảo, trong đó có chú Hồ Thanh Tòng.

Ra đến đảo, bằng mọi cách chú tìm bắt liên lạc với tổ chức. Chú được phân công làm Chi uỷ viên Chi bộ Phòng 11 Côn Ðảo, phụ trách liên tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu. Năm 1961, nguỵ quyền Ngô Ðình Diệm tiến hành ráo riết việc xây dựng một sân bay ở Côn Ðảo. Chúng đưa lực lượng từ các trại sang Cỏ Ống để làm khổ sai phục dịch công việc thi công. Ðây là một cơ hội tốt để có thể tổ chức vượt đảo, thực hiện niềm khát khao tự do luôn nung nấu sau hàng rào dây thép gai. Chú cùng với một số anh em tù được sự phân công của lãnh đạo trại, đã bàn với nhau kế hoạch vượt đảo.

Lúc này là tháng 10/1961, gần đến mùa gió chướng hằng năm ở Côn Ðảo sẽ thuận lợi cho bè vào các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu... Hằng ngày đi làm khổ sai, chú thấy cứ vài tuần lễ thì tàu hải quân của nguỵ lại chở xăng dầu ra rồi chở những chiếc thùng không đem về. Các chú hội ý và quyết định phương án lấy thùng phuy để làm bè. Công việc chuẩn bị được bí mật thực hiện. Nhưng một tình huống xảy ra, đó là tàu của nguỵ sau khi ra đảo tiếp tế đã mang luôn số thùng phuy (được các chú dự định làm bè vượt biển) trở về đất liền.

Giữa lúc chưa biết xử trí thế nào, may thay, một đồng đội nhớ ra trong kho công chính Cỏ Ống có một số thùng có thể thay thế. Kế hoạch nhanh chóng thay đổi, tuy nhiên có một trở ngại nữa là đường vận chuyển 4 chiếc thùng phuy sẽ dài hơn và phức tạp hơn. Ðiểm xuất phát từ chân đồi tre, xung quanh bao phủ bởi rừng tre và rừng ngập mặn, nằm phía Bắc của đảo Côn Sơn, khiến cho lộ trình cõng những chiếc thùng 200 lít trên lưng trong đêm tối sẽ phải kéo dài thêm hằng mươi cây số nữa.

Nhưng công việc cũng đã hoàn tất, đủ điều kiện cho chuyến đi. Vào đêm 11/12/961, khi gió chướng thổi mạnh, chú cùng 5 người bạn tù lên bè vượt ngục. Ðịch phát hiện cho tàu đuổi theo, chú và đồng đội bị bắt lại vào 12 giờ trưa ngày hôm sau. Trước khi bị chúng bắt lại, các chú lập tức trao đổi cách đối phó. Một là, vứt hết đồ đạc xuống biển để phi tang. Hai là, phải giữ vững lời khai cá nhân là tự phát không có ai xúi giục, giúp đỡ vật chất, phương tiện. Những ngày sau đó, các chú phải chịu những trận đòn điều tra. Suốt 22 ngày đêm khai thác, nhưng tất cả không khai báo, chúng phải chịu thua. Cuối cùng chúng giam chú vào chuồng cọp biệt lập, cho ăn cơm lạt, hơn 11 tháng không thấy ánh sáng mặt trời…

Tháng 9/1962, địch đưa 500 tù chính trị câu lưu về các nhà tù trong đất liền, nhốt phân tán ở các nhà lao, chú bị nhốt vào nhà lao Biên Hoà (Tân Hiệp). Sau đó, chúng chuyển 200 tù chính trị xuống Cà Mau (trong đó có chú) để làm lao công chiến trường, phục dịch cho chiến dịch “Sóng tình thương” đầu năm 1963, nhằm đánh phá căn cứ cách mạng của ta ở Cà Mau, ngăn chặn sự tiếp tế vũ khí của miền Bắc vào miền Nam. Ðây lại là cơ hội tốt để anh em tù nhân tìm cách tự giải thoát trở về vùng giải phóng. Chú bí mật thông báo cho các đồng chí trong tù thực hiện kế hoạch làm công tác binh vận những tên lính gác, liên hệ được địa phương chờ thời cơ thuận lợi.

Ðêm 1/6/1963, trận mưa đầu mùa đã đến, kế hoạch tự giải thoát trong tư thế sẵn sàng hành động. Từng người một cởi trần, mặc quần đùi trườn ra. Vượt ra khỏi 3 vòng rào thép gai, một bãi chông dài khoảng 200 m mới đến các lều gác của bọn lính, rồi vượt qua tiếp hàng rào “ấp chiến lược” cuối cùng. Ðến 5 giờ sáng thì mưa đã tạnh, lính canh bắt đầu tuần tra, cuộc vượt ngục phải dừng. Chú nghe có nhiều loạt súng nổ đuổi theo và tiếng loa phóng thanh ở Chi khu Năm Căn văng vẳng khi anh em tù vượt ngục đã đi được một quãng xa trở về vùng căn cứ.

Lần này, chú đưa được 47 đồng đội thoát khỏi ngục tù, thực hiện nỗi khát vọng từ lâu. Số anh em tù bị kẹt lại không ra được bị giặc đưa về trại Phú Lợi, sau đó đưa trở lại Côn Ðảo. Nhiều người phải tiếp tục ở đó cho đến ngày giải phóng mới được trở về.

Khi về đến vùng giải phóng, được Khu uỷ tiếp đón và phân công chú đảm nhiệm nhiều công tác, trong đó có thời gian là Thường vụ Tỉnh uỷ - Bí thư Huyện uỷ Châu Thành,  Trưởng Tuyên huấn Tỉnh uỷ, Trưởng Ban An ninh tỉnh Cà Mau...

Ngày 31/5/1975, chú được Trung ương phân công làm Bí thư Tỉnh uỷ Côn Ðảo. Khi Côn Ðảo sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chú được phân công về tỉnh Hậu Giang làm Thường vụ Tỉnh uỷ. Chú mất sau cơn bạo bệnh ngày 23/5/1986

Huỳnh Thị Mỹ Huê

50 năm - Bản hùng ca bất diệt

“Đại thắng mùa xuân năm 1975 là bản anh hùng ca bất diệt, là chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử hào hùng dựng nước và giữ nước của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chiến thắng đó đã chấm dứt hơn 100 năm đô hộ, xâm lược của chủ nghĩa thực dân, đế quốc”, đồng chí Nguyễn Hồ Hải - Bí thư Tỉnh Uỷ nêu tại buổi Họp mặt Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 26/4.

Ngày 30/4/1975 Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng

Thực hiện mệnh lệnh của bộ tư lệnh chiến dịch, đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, các binh đoàn chủ lực trên từng hướng đồng loạt tiến công vào nội đô, đánh chiếm các mục tiêu then chốt của chiến dịch.

Nhớ ngày lịch sử vẻ vang

Năm mươi năm được sống trong độc lập tự do, hưởng hạnh phúc cùng toàn dân tộc, tôi luôn biết ơn và trân trọng những gì mà người chiến sĩ cách mạng trên mọi mặt trận đã cống hiến, hy sinh để giành lại hoà bình, ấm no hôm nay.

"Báu vật" của gia đình

Gần 30 năm qua, kể từ khi người cha thân yêu qua đời, ông Nguyễn Thanh Phong (Ba Phong), sinh năm 1951, ngụ Khóm 2, thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, vẫn cất giữ cẩn thận những "báu vật" của gia đình. Ðó là những tấm huân chương quý giá do Ðảng, Nhà nước tặng thưởng cha ông - cụ Nguyễn Văn Lỳ, ghi nhận thành tích đóng góp trong sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Tổ quốc.

Nơi nhắc nhớ, tri ân những anh hùng

Ðối với người dân ở thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cũng như người dân Cà Mau, Di tích Bến Vàm Lũng là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống, cũng là nơi thể hiện lòng tri ân những người anh hùng hiên ngang mở đường, góp sức làm nên những chiến công hiển hách. Ðể ngày nay, trước thời khắc đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Lịch sử Quốc gia đặc biệt Ðường Hồ Chí Minh trên biển, người dân Cà Mau hướng về đây với cảm xúc tự hào và lòng biết ơn sâu sắc.

Về nơi con tàu đầu tiên cập bến

Những ngày tháng Tư lịch sử này, giữa niềm vui chung hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lòng người dân Rạch Gốc - Tân Ân lại rộn ràng hơn, bởi cái tin bến Vàm Lũng chuẩn bị đón nhận bằng Di tích Quốc gia đặc biệt. Với họ, những con người của vùng đất đã góp phần cùng Phan Ngọc Hiển làm nên Khởi nghĩa Hòn Khoai lịch sử năm 1940 này, ký ức một thời từng gắn bó ruột rà, máu thịt với Ðoàn 962 như sống dậy, đằm thắm yêu thương, chen lẫn tự hào.

Ðời người chỉ sống một lần

Ông Ba Lành (Trần Ngọc Lành, sinh năm 1942, ngụ ấp Rạch Lăng, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời), thương binh 4/4, tâm tình rằng: “Tôi may mắn còn sống, đó là hạnh phúc lớn lao vì còn được tận hưởng thành quả hoà bình, thống nhất, những điều mà nhiều đồng chí, đồng đội khác không có được”...

Tri ân miền Ðất thép

Mỗi “địa chỉ đỏ” trên mảnh đất hình chữ S đều gắn liền với sự kiện, mốc son lịch sử trong quá trình đấu tranh của quân và dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đây không chỉ là nơi giáo dục truyền thống cách mạng dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước cho lớp lớp thế hệ mai sau, mà còn thể hiện trách nhiệm, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với những hy sinh to lớn của cha ông cho nền độc lập, tự do của dân tộc.

Trang sử Cà Mau thời kháng chiến năm 1973

Sau Hiệp định Paris năm 1973, về mặt đấu tranh công khai, Ban Liên hợp quân sự 4 bên khu vực 4 (Quân khu 9), do đồng chí Hoàng Hà làm Trưởng ban, đồng chí Phạm Văn Liêm làm Phó ban, Tổ liên hợp Cà Mau do đồng chí Tống Kỳ Hiệp và đồng chí Trịnh Thành Kế phụ trách đã đấu tranh chống lại sự vi phạm Hiệp định của địch trong khu vực. Ta buộc địch công nhận vùng tự do của ta ở Cà Mau và đã thực hiện việc trao trả tù binh ở Kinh Ba, xã Quách Phẩm, huyện Ngọc Hiển (Tư Kháng), Ðầm Dơi ngày nay.

Về “Đất thép thành đồng”

Thiết thực các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Ðoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), ngày 30/3, đồng chí Nguyễn Hồ Hải, Bí thư Tỉnh uỷ, cùng đoàn cán bộ Tỉnh đoàn đã có chuyến hành trình giáo dục truyền thống, về nguồn tại "Ðất thép thành đồng": Củ Chi - TP Hồ Chí Minh.