ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-2-25 15:50:44
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người Cà Mau trong tâm thế sẵn sàng "đón" bão

Báo Cà Mau (CMO) Dự báo mới nhất, tâm bão Tembin có thể không đi vào đất liền, nhưng vẫn ảnh hưởng trực tiếp với sức gió cấp 9.

Trong 40 năm trở lại đây, chưa khi nào số lượng cơn bão ở biển Đông lại nhiều như năm nay, tới 16 cơn. Về cường độ và thời gian xuất hiện của bão, cũng trong 40 năm qua chưa năm nào xuất hiện bão vào những ngày cuối cùng của năm mà có cường độ mạnh như Tembin.

Hiện bão đã dịch chuyển dần xuống phía Nam hơn dự báo cũ và thời điểm bão ảnh hưởng trực tiếp đất liền cũng sẽ muộn hơn so với nhận định 24 giờ trước đây. Đêm nay và sáng mai bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Nam Bộ.

21h00: Đồn Biên phòng Sông Đốc đã đón tiếp hơn 350 người dân đến tránh trú bão. Đồn Biên phòng đã sử dụng hết diện tích 2 hội trường, các phòng nghỉ của cán bộ, chiến sĩ và cả phòng làm việc của chỉ huy đơn vị. Quân y các đơn vị thường xuyên kiểm tra, thăm khám những người già yếu và đang có bệnh. 

Thượng tá Nguyễn Văn Việt, Chính trị viên Đồn Biên phòng Sông Đốc cho biết, mặc dù số lượng người tới tránh trú đông nhưng đơn vị vẫn cố gắng thu xếp đảm bảo nơi ăn, nghỉ cho bà con. Do số người đông nên công tác đảm bảo hậu cần gặp khó khăn nhưng đơn vị vẫn cố gắng làm tốt công tác phục vụ. 

Các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống bão thăm, động viên bà con tránh trú tại Đồn Biên phòng Sông Đốc.

Hiện đơn vị vẫn duy trì quân số trực sẵn sàng cơ động và bố trí các tổ, đội công tác xuống địa bàn phối hợp các lực lượng địa phương tuần tra bảo vệ địa bàn; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ khi cần thiết.

Đối với ngư dân hoạt động trên biển, ngoài số đã vào các nơi khác trú tránh, số giữ liên lạc với đơn vị đã vào bờ an toàn. Như vậy, số phương tiện mà đơn vị quản lý và kêu gọi đến thời điểm này tất cả đã vào bờ. 

Đại tá Lương Hoàng Đông, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Cà Mau chỉ đạo các đồn biên phòng trong tỉnh tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra trên sông, các địa bàn trọng điểm nhắc nhở ngư dân neo buộc tàu thuyền có khoảng cách, tránh va đập; đề phòng các đối tượng xấu lợi dụng trộm cắp tài sản. 

Tại các trạm kiểm soát và Hải đội Biên phòng 2 phải chủ động lực lượng và phương tiện luôn sẵn sàng cơ động, ứng cứu trên sông và tuyến ven bờ khi có tình huống xảy ra.

20h40: Thị trấn Sông Đốc mưa bắt đầu nặng hạt, gió thổi mạnh hơn. Trên các tuyến đường vắng lặng, chỉ có lực lượng làm nhiệm vụ thường xuyên tổ chức xuống đường tuần tra, kiểm soát.

Tại trụ sở Khóm 3, các lực lượng luôn túc trực và thường xuyên tổ chức tuần tra.

Trung tá Châu Quốc Khải, Phó trưởng Công an thị trấn Sông Đốc, cho biết: “Tuy là trời mưa gió lạnh, nhưng đêm nay lực lượng công an phải tăng cường phối hợp với cảnh sát khu vực và lực lượng dân phòng các ấp, liên tục tố chức kiểm tra các khu dân cư, nhất là các khu nằm trong diện di dời dân trú bão. Bởi lẽ, hiện giờ người dân không có ở nhà nên sẽ là cơ hội cho bọn trộm cắp”.

20h25: Hiện tại thị trấn Cái Đôi Vàm có mưa nhẹ, gió nổi lên và thời tiết ngoài trời đã lạnh hơn nhiều. Tuy nhiên, gió vẫn chỉ nhẹ từng cơn. Tại các điểm tránh trú, chính quyền địa phương vẫn giám sát, tuyên truyền người dân nên nhẫn nại ở lại tại chỗ, không được di chuyển về nhà và nên theo dõi sát diễn biến của bão. 

/uploads/Video/News/2017/12/25/211522CĐV.mp4

Người dân sinh hoạt tại nơi tránh trú bão ở trụ sở UBND huyện Phú Tân.

Các ngả đường của thị trấn Cái Đôi Vàm rất vắng vẻ, thỉnh thoảng có vài chiếc xe máy xuất hiện. Đó chính là xe của các lực lượng làm nhiệm vụ tại địa phương. Nhiệt độ ngoài trời khá lạnh, vào khoảng 20 độ.

Cơn bão số 16 hiện tại có sự suy yếu nhẹ nhưng vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Theo dự báo, hoàn lưu bão vẫn ảnh hưởng nhiều tỉnh, gây ra các hiện tượng gió giật mạnh. Vì vậy người dân không nên chủ quan, tự ý rời khỏi nơi tránh trú. 

Tại cửa biển Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân có gió và mưa. Người dân tại khu vực Thị trấn Cái Đôi Vàm đang khẩn trương di chuyển về các nơi trú ẩn kiên cố, an toàn đã được chính quyền địa phương bố trí sẵn. Theo ghi nhận của phóng viên, hiện tại các địa điểm này người dân đã đến rất đông, có nơi gần như quá tải và đang được các ngành, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão tại địa phương bố trí tiếp các hội trường của các cơ quan nhà nước cấp huyện để làm điểm tránh trú cho bà con. 

Người dân đang tập trung đông tại các nơi trú ẩn. Ảnh: Lê Chí

Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Phú Tân, hiện nay các phương tiện đánh bắt hải sản trên địa bàn huyện đã được các lực lượng chức năng địa phương liên lạc, hướng dẫn vào nơi neo đậu, tránh trú an toàn với tổng số 520 chiếc. Trong đó, có 142 chiếc dưới 20CV và 383 chiếc trên 20CV. 

Ông Võ Trường Giang, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, hiện các mặt công tác sẵn sàng ứng phó với bão số 16 đã được các ngành trên địa bàn huyện thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả, kiên quyết giảm đến mức thấp nhất các thiệt hại do bão số 16 gây ra.

Tại cửa biển Sông Đốc, chiều nay trời có mưa gió nhẹ. Các quầy, sạp kinh doanh trong các chợ trên địa bàn đóng cửa và bao ví ngừa nước dâng.

Khác với hôm qua, chiều hôm nay, các chợ tại thị trấn Sông Đốc rất vắng vẻ.

Chị Nguyễn Ngọc Thúy, chủ cửa hàng mỹ phẩm Ngọc Thuý ở khu chợ lớn, bộc bạch: "Bão tới nơi rồi còn ai đi chợ. Hơn nữa, mình cũng phải giữ gìn hàng hoá, tài sản của mình nữa chứ".

Người dân trú bão được phục vụ ăn uống tại Đồn Biên phòng Sông Đốc. Ảnh: Lê Khoa

Tính đến thời điểm này, ở Sông Đốc đã có 1.683 phương tiện vào nơi trú bão (còn 13 phương tiện đang vào bờ), có 142 phương tiện trú ẩn tại Malaysia. 100% hộ dân ở các khu xung yếu đã được di dời vào nơi trú ẩn, trên 1.900 nhà đã được chằng chéo (theo khảo sát của thị trấn, số nhà cần được chằng chéo chỉ khoảng 1.700 căn). Ngoài ra, các lực lượng làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, y tế, hậu cần... cũng luôn sẵn sàng.

/uploads/Video/News/2017/12/25/201846Sông Đốc.mp4

Thị trấn Sông Đốc chiều 25/12.

 Nhóm phóng viên

 

Liên kết hữu ích

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).