ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 23-11-24 00:37:43
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người con tiêu biểu của vùng đất U Minh Hạ

Báo Cà Mau

Cuộc đời Phạm Lai (sinh năm 1939) là thiên anh hùng ca!

Mới 8 tuổi đã mồ côi cha. Mẹ con nheo nhóc trong cảnh quần bô, áo bố. U Minh muỗi kêu như sáo thổi nhưng gia đình ông không có được cái mùng may bằng bao bố tời như người ta mà phải chằm lá dừa nước rồi dừng kín lại để làm mùng! Ông có 3 anh em trai, 2 người là liệt sĩ. Mẹ ông là Mẹ Việt Nam anh hùng. Ông nhận 10 huân chương, huy hiệu, trong đó có Huy hiệu 55 tuổi Ðảng.

Bác sĩ Phạm Lai

Tháng 7/1954, ông được phân công lãnh đạo thiếu nhi Ấp 2, xã Nguyễn Phích, huyện Trần Văn Thời, nay là huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Năm 1956, ông làm liên lạc giữa xã Nguyễn Phích và Biển Bạch (huyện Thới Bình). Có lần địch càn, ông bị lạc trong rừng 3-4 ngày không cơm ăn, nước uống phải bẻ trái giác cầm hơi.

Mỹ - Diệm biết U Minh là căn cứ địa của Nam Bộ trong thời chống Pháp, sau tập kết đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ uỷ còn ở lại Cái Tàu đứng chân chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam nên chúng tập trung lực lượng đánh phá quyết liệt. Chúng thành lập hệ thống chính quyền từ Trung ương đến xã, ấp. Chúng đóng đồn Vàm Cái Tàu, Khai Quang, Kim Tòng (Ông Sâu), Biện Nhị, Nổng Cạn liên tục càn quét, bắn giết. Các khu dinh điền Khánh Lâm, khu trù mật Khai Quang thực chất là trại tập trung nhằm tách dân ra khỏi Ðảng. Chúng bắt mỗi công dân phải làm giấy căn cước, mỗi hộ phải có tờ khai gia đình; muốn đi lại phải làm đơn, phải được liên gia, chủ xóm, chủ ấp chứng thật. Chúng phân loại gia đình cán bộ để phân biệt đối xử và buộc vợ con cán bộ phải kêu chồng, cha, anh em ra đầu thú, đầu hàng nếu không sẽ bị giết. 

Ðược đồng chí Võ Văn Khuynh (Hai Măng), Huyện uỷ viên, Bí thư xã Nguyễn Phích, trực tiếp xây dựng, Phạm Lai (17 tuổi) vào đại đội xung kích làm nội tuyến.

Tuy có bị ràng buộc về tuân thủ Hiệp định Genève nhưng quân dân ta quyết không khoanh tay trước bạo lực phi nghĩa của bè lũ sát nhân mà phải bằng mọi cách tiêu diệt chúng. Tháng 8/1959, đồng chí Cao Minh Ðiển, Bí thư Huyện uỷ Trần Văn Thời, trực tiếp phân công Phạm Văn Thành, anh ruột Phạm Lai, liên hệ với em mình chuẩn bị mọi điều kiện phối hợp lực lượng bên ngoài tiêu diệt đồn Vàm Cái Tàu. Ðồng chí nêu rõ mục đích của cuộc tiến công lần này là hạ uy thế địch, không để phong trào cách mạng bị núng thế; giải thoát 200 gia đình cán bộ bị địch khủng bố, o ép; lấy vũ khí địch trang bị cho ta. Ðồng chí còn gởi đồng hồ của mình cho Phạm Lai để giờ hẹn hành động thật ăn khớp.

Từ giữa năm 1957, Tỉnh uỷ Cà Mau quyết định thành lập 2 đơn vị vũ trang: Ðinh Tiên Hoàng hoạt động khu vực Cà Mau Bắc; Ngô Văn Sở hoạt động khu vực Cà Mau Nam. Mặc dù lực lượng vũ trang của ta có tổ chức xử lý một số tên ác ôn nhưng địch càng ngoan cố, hung hăng, táo tợn. Do vũ khí của ta còn ít nên chưa tổ chức đánh lớn được. Vì vậy tiêu diệt gọn đồn Vàm Cái Tàu lần này là quyết tâm rất đặc biệt của Ðảng bộ và quân dân Trần Văn Thời. Lực lượng trực tiếp chiến đấu là đơn vị Ðinh Tiên Hoàng, do đồng chí Ba Sao cùng đồng chí Cao Minh Ðiển chỉ huy sở, đồng chí Chín Chóp chỉ huy trực tiếp cùng trung đội tiếp cận trận địa. Ðể chuẩn bị trường hợp bất trắc, Phạm Lai chuẩn bị 10 quả lựu đạn sẵn sàng tung vào hệ thống công sự địch. Hai đồng chí Trần Thanh Tông và Ðoàn Thanh Vị, chuẩn bị phương tiện đưa 200 gia đình cán bộ vào làng rừng.

Ðúng theo kế hoạch hợp đồng, chiều 26/8/1959, Phạm Lai bàn với tên đốc canh cho mình gác lúc 12 giờ đêm vì chiều nay có người anh ra chơi chắc phải lai rai với ảnh! Tên đốc canh đồng ý. Khi bọn địch say nồng trong giấc ngủ, Phạm Lai nhán hộp quẹt 3 cái, lực lượng ta tiếp cận mục tiêu. Phạm Lai bắn tên lính gác ở lô cốt góc chợ đường về Thới Bình cũng đồng thời là súng lệnh, quân ta đồng loạt nổ súng và kêu gọi binh sĩ địch đầu hàng. Chỉ trong mấy phút đồn Vàm Cái Tàu tê liệt. Bọn ngoan cố bị diệt, ta bắt sống một số tù binh, thu 57 súng các loại và nhiêu quân trang, quân dụng. Ðồn Vàm Cái Tàu bốc cháy dữ dội làm đuốc sáng rực tiễn đưa 200 gia đình cán bộ của ta vào làng rừng an toàn.

Trận chiến đấu tiêu diệt trung đội xung kích địch tại căn cứ yết hầu trấn giữ cửa ngõ U Minh, thu nhiều súng, không tốn một giọt máu giữa những ngày đen tối của cách mạng làm bừng sáng niềm tin mãnh liệt của Nhân dân. Cũng trong tháng 8/1959, một tiểu đội vũ trang của ta tổ chức giải thoát cho 100 gia đình cán bộ bị địch bắt tập trung tại Biện Nhị đưa vào dồ Ông Thượng xây dựng làng rừng. Trong các làng rừng rạch Ðầu Heo, ngọn Chệt Tái, lung Cây Mít, dồ Ông Thượng, Ấp 9, xã Trần Hợi… nam nữ thanh niên Trần Văn Thời được hướng dẫn vót chông, làm đạp lôi, canh gác báo động chống địch càn ruồng.    

Sự kiện tiêu diệt đồn Vàm Cái Tàu nhanh gọn trở thành đợt sóng lớn trong cao trào đồng khởi như triều dâng, thác lũ ở U Minh. Khắp tỉnh Cà Mau nơi nào nam nữ thanh niên cũng chuẩn bị cây roi, trống mõ liên tục biểu tình thị uy bao vây đồn bót và hàn sông, lấp cản, xây dựng chướng ngại vật, un khói vào đồn để buộc địch phải bức rút, bức hàng.

Sau đồng khởi, Phạm Lai được đi học cứu thương rồi y tá, y sĩ trực tiếp phục vụ chiến trường, làm Trưởng ban Quân - Dân y huyện Trần Văn Thời. Chiến tranh ác liệt, có ngày phải di dời thương binh 2-3 chỗ, có khi đang phẫu thuật chưa xong, gặp địch dọn bãi đổ quân phải chuyển thương binh đến nơi khác giải quyết tiếp như trường hợp Nguyễn Minh Quang ở ngã tư Quản Hảo bị pháo 155 mm làm bể một quả thận, Phạm Lai cho úp chiếc xuồng để làm bàn mổ, giải quyết vừa xong, pháo địch bắn tới tấp. Trường hợp Trần Văn Bé, xã Khánh Bình Ðông bị mảnh pháo thủng bụng đứt 2 đoạn ruột lòi ra ngoài, trong khi địch đổ quân ập xuống không thể chuyển đi được. Phạm Lai cho dùng chiếc thau úp vết thương lại, đem giấu ngoài bờ đìa, địch rút quân giải phẫu tiếp cứu sống anh Bé. Còn rất nhiều trượng hợp tương tự.

Sau giải phóng, Phạm Lai được đi học, trở thành bác sĩ, phụ trách Phó ban Thường trực Ban bảo vệ sức khoẻ Tỉnh uỷ.

Trong đề nghị tuyên dương Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cho đồng chí Phạm Lai, ông Ðoàn Thanh Vị, nguyên Uỷ viên BCH Trung ương Ðảng, Bí thư Tỉnh uỷ, nêu rõ: Ðồng chí Phạm Lai được Ðảng phân công làm nội tuyến khi địch thực hiện Luật 10/59, lê máy chém khắp nơi, lúc này đồng chí chưa đầy 20 tuổi. Hoạt động trong lòng địch như cá nằm trên thớt. Trong khi có nhiều đảng viên, cán bộ dao động, đầu hàng, đồng chí vẫn kiên định lập trường dù phải hy sinh. Thắng lợi do đồng chí thực hiện hạ được uy thế địch, thu nhiều vũ khí, lực lượng ta an toàn. Ðây là thắng lợi đầu tiên của tỉnh Cà Mau, ảnh hưởng chính trị rất lớn. Công lao của đồng chí Phạm Lai góp phần rất xứng đáng trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt trước thời điểm 1960.

Không còn đánh giá nào chính xác và đầy đủ hơn. Ông Phạm Lai rất xứng đáng được phong danh hiệu anh hùng, nêu tấm gương trong sáng đối với Ðảng bộ và Nhân dân Cà Mau đã qua, hôm nay và mãi mãi.

11/9/2021

 

Trường Sơn Ðông

 

Vũ Minh Hiển: Sự chắt lọc từ trái tim

Vũ Minh Hiển sinh năm 1981, là nhiếp ảnh gia tự do tại Hà Nội. Mang trong mình niềm đam mê nhiếp ảnh từ thuở thiếu thời, anh quyết định từ bỏ công việc ổn định tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai để theo đuổi tiếng gọi nghệ thuật.

Dịu dàng cảm xúc

Tác giả Nguyễn Thị Thu Cúc sinh năm 1963, công tác tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật. Nghỉ hưu năm 2018, chị tham gia nhiếp ảnh, hiện sinh hoạt tại Cung Văn hoá hữu nghị Việt - Xô, Hà Nội.

Nét đẹp Tây Nguyên

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Hữu Hạt sinh năm 1955, tại Ðắk Lắk. Trước đây kinh doanh, khi đến tuổi được nghỉ ngơi, anh mua máy ảnh chụp lưu niệm trong những chuyến du lịch đó đây.

Xê dịch cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Nguyễn Tuấn Anh sinh ra và lớn lên tại Hải Phòng, thành viên Câu lạc bộ Ảnh Báo chí Hải Phòng, hội viên Hội Nhiếp ảnh Hải Phòng, hội viên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Hiện anh công tác tại Công ty Cổ phần bia Tây Âu - Hải Phòng.

Cảm nhận cuộc sống tích cực hơn

Quê tỉnh Bình Ðịnh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Bình Ðịnh, nhưng do trước đây từng có thời gian dài công tác tại Ðà Nẵng, vì làm việc xa nên anh chọn nhiếp ảnh như một thú vui giúp khuây khoả nỗi nhớ nhà, giải toả căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống. Anh là NSNA Trần Hưng Ðạo, sinh năm 1988.

“Tình sen”

Vốn có tình yêu mãnh liệt với hoa sen và từ lâu đã ấp ủ dự định chuyên tâm vào các tác phẩm sen nghệ thuật - chủ đề mang đến sự thư thái, bình yên, NSNA Hoàng Bích Vân vừa tổ chức thành công triển lãm cá nhân đầu tay, với chủ đề “Tình sen”.

Bình yên Phố Cổ

Sinh năm 1985, hội viên Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật TP Ðà Nẵng, là nhiếp ảnh gia tự do tại TP Hội An, Cường Art đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế: “Du xuân”, giải Nhất cuộc thi ảnh do Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Ðà Nẵng tổ chức năm 2016; “Tưởng nhớ”, giải Nhất cuộc thi sáng tác ảnh nhanh trong vòng 24 giờ tại Liên hoan Nhiếp ảnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016. “Ngôn ngữ nghề” là 1 trong 10 tác phẩm đại diện cho Việt Nam tham dự FIAP World Cup lần thứ 33 tại Hàn Quốc năm 2016.

Nắng gió Tây Nguyên

Dấn thân sáng tác ảnh nghệ thuật từ năm 2018, trong quá trình rong ruổi với đam mê, Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Dương Hoài An nhận được sự giúp đỡ của các anh chị trong Chi hội Nhiếp ảnh tỉnh Ðắk Lắk và bạn bè nhiếp ảnh mọi miền đất nước. Chủ đề yêu thích của anh là văn hoá, cuộc sống, cảnh đẹp mọi miền, đặc biệt là về vùng đất Tây Nguyên.

Khi sắc màu "dạo chơi"

Tác giả Phạm Thị Quỳnh Nga tốt nghiệp Ðại học Sư phạm Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh năm 1994. Chị là hoạ sĩ, nhiếp ảnh gia tự do, hiện tại chị gắn bó với công việc thiết kế thời trang công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.

Quà tặng cuộc sống từ những chuyến đi

Theo nghề ảnh dịch vụ khoảng 20 năm, bước vào đam mê ANT với thể loại ảnh phong cảnh và đời thường từ năm 2016, sáng tác nhiều, nhưng tác giả Ðỗ Trường Vinh cho biết “vẫn chưa có tác phẩm tâm đắc, vì còn quá nhiều khoảnh khắc đẹp cho ngày mai bấm máy”.