ĐT: 0939.923988
Thứ tư, 6-12-23 00:56:57

Người kể chuyện cò

Báo Cà Mau (CMO) “Chuyện cò và giấc mơ” là bộ sưu tập các bức tranh màu nước mới ra mắt của Hoạ sĩ Lê Ngọc Quỳnh sau hơn 3 năm ấp ủ, thể hiện góc nhìn mới về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiện đại.

Qua nét vẽ mềm mại của mình, Hoạ sĩ Lê Ngọc Quỳnh đã phát hiện sự đối lập giữa ngoại hình có vẻ mong manh và nội lực tiềm ẩn bên trong của loài cò, qua đó giúp hiện thực hoá những khía cạnh phức tạp của cuộc sống. Mỗi bức tranh ghi lại một khía cạnh khác nhau, bằng các gam màu của hành trình vượt khó qua nhân vật, qua hình ảnh con cò giữa bối cảnh sông nước miền Tây.

Hoạ sĩ Lê Ngọc Quỳnh.

Bằng nét vẽ uyển chuyển nhưng phóng khoáng, hoạ sĩ đã dẫn dắt người xem đến hành trình dấn thân của người phụ nữ; từ bị trói buộc bởi các định kiến đến sự tự quyết, dám nghĩ, dám làm điều mình muốn, vươn lên khẳng định mình trong gia đình và xã hội.

“Tôi muốn thông qua bộ sưu tập truyền tải thông điệp và góc nhìn về người phụ nữ hiện đại bước ra khỏi định kiến của xã hội và bản thân để theo đuổi điều mình mong muốn”, Lê Ngọc Quỳnh gửi gắm.

Bộ sưu tập gồm 16 bức tranh, đã ra mắt tại triển lãm nhóm Sắc Màu Miền Tây tại Hà Nội vào ngày 16/7 và triển lãm cá nhân "Chuyện cò và giấc mơ " tại TP Hồ Chí Minh vào ngày 27/7 và tại Albi (Pháp), ngày 10/8.

 Dưới trăng.

 

 Giải phóng.

 

 Kịch sĩ chính phụ.

 

 Hoàng hôn.

 

 Bù nhìn rơm.

 

 Ðịnh kiến.


Hoạ sĩ Lê Ngọc Quỳnh sinh năm 1994, quê Cà Mau, tốt nghiệp Trường Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh, hiện sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh. Năm 2021, cô được giải Ba triển lãm tranh khu vực Tây Nam Bộ. Trong 7 năm hoạt động nghệ thuật, Hoạ sĩ Lê Ngọc Quỳnh đã tham gia rất nhiều triển lãm trong nước và quốc tế.


 

Kiều Loan giới thiệu

 

Lưu lại vẻ đẹp quê hương

Nguyễn Ðình Quang sinh năm 1978, tại tỉnh Bình Ðịnh, hiện là giảng viên Trường Ðại học Gia Ðịnh; sinh hoạt tại Chi hội Nhiếp ảnh Chân Trời Mới (TP Hồ Chí Minh).

Cảnh sắc vùng biên

Tác giả Lâm Trọng Tây sinh ra và lớn lên ở An Giang. Với công việc chính là kinh doanh, thường xuyên đi đây đó, anh bắt gặp nhiều cảnh đẹp, nét văn hoá tâm linh độc đáo cùng những khoảnh khắc đẹp của người dân trong lao động sản xuất miền biên viễn, nơi có dòng Sông Tiền, Sông Hậu chảy qua, rừng tràm Trà Sư xanh mát, cánh đồng lúa Tà Pạ mênh mông, Thất Sơn hùng vĩ, có lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, lễ hội đua bò Bảy Núi... Ðể lưu giữ lại những hình ảnh đó, ban đầu anh chụp bằng điện thoại, rồi dần dần thích thú, bén duyên với nhiếp ảnh vào khoảng năm 2015. Ðề tài chính là phong cảnh và đời thường, đa phần tác phẩm của anh thể hiện nét đẹp yên bình cảnh sắc vùng biên tỉnh An Giang.

"Ðiểm cộng"quảng bá du lịch

Trương Phú Quốc sinh năm 1999, là hướng dẫn viên tại đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

“Bức tranh quê”- Tưởng nhớ NSNA Hoàng Thạch Vân

Sinh thời, NSNA Hoàng Thạch Vân ấp ủ mong muốn ra mắt tập sách ảnh và tổ chức triển lãm vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, ông đột ngột ra đi khi dự định và nhiều kế hoạch, dự án NA vẫn chưa hoàn thành, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, giới nhiếp ảnh và những người yêu quý ông.

Ðoá hồng xinh làng nhiếp ảnh đất Cảng

Xinh đẹp, tươi tắn, duyên dáng với má lúm đồng tiền, trình làng nhiều góc chụp lạ, dễ thương, nữ tính (Hoa xoè trong nắng, Sắc màu hải cảng, Chiều hạ về, Lá bạc - Thôn Phủng Cá, Vạt nắng cuối chiều Na Pha...), Nguyễn Thị Hưng là tay máy nữ trẻ đầy triển vọng của làng nhiếp ảnh (NA) Hải Phòng.

Ngắm vẻ đẹp Cà Mau cùng kỹ sư cơ khí

Thích chụp ảnh từ lúc học THPT và chủ yếu chụp bằng điện thoại, sau này khi đi làm, được gặp gỡ một đồng nghiệp cũng yêu nhiếp ảnh, thế là ngọn lửa đam mê ngày nào có dịp được nhen nhóm, khơi thêm. Năm 2017, anh quyết định mua chiếc máy ảnh đầu tiên, bắt đầu dấn thân cùng bộ môn nhiếp ảnh và từ đó, chiếc máy ảnh luôn là vật bất ly thân mỗi khi ra đường. Ngoài công việc chính ở công ty, anh còn nghiên cứu, tìm tòi và chụp được nhiều ảnh đẹp về quê hương Cà Mau.

Vĩnh biệt anh Ba Nghĩa - Nghệ sĩ Bảo Anh !

“Anh ba Bảo Anh mất thật rồi!” - Chiều muộn, những tin nhắn của anh chị, bạn bè gửi về như một nốt lặng nghẹn ngào. Vậy là sau 35 ngày chiến đấu với căn bệnh nặng ập đến đột ngột, phép màu đã không xảy ra. Biết bao sự hy vọng, đợi chờ, lời nguyện cầu của gia đình, đồng nghiệp, khán giả khắp mọi nơi gửi về… bây giờ đã trở thành một nén hương buồn tiễn nụ cười anh.

Khoảnh khắc tình quê

Với nhiếp ảnh, sau 40 năm cầm máy, anh có 6 lần triển lãm cá nhân. Ðiều đặc biệt, mảng đề tài xuyên suốt, chủ đạo trong quá trình sáng tác và lựa chọn tác phẩm triển lãm của anh là giới thiệu vẻ đẹp quê hương, đất nước; niềm tự hào về sự phát triển, đổi mới của vùng đất nơi anh sinh sống. Ðó là những hình ảnh bình dị, mộc mạc, gần gũi, quen thuộc nhưng rất đỗi thân thương, thấm đẫm tình quê chân chất, hồn hậu.

Biển, đảo quê hương

Từ thời sinh viên, anh tự tìm tòi học nhiếp ảnh, sau thời gian làm hoạ sĩ trình bày tạp chí cho một công ty truyền thông ở TP Hồ Chí Minh, anh quyết định rẽ ngang, dấn thân vào con đường nhiếp ảnh. Nhiều năm qua, NSNA Bùi Thanh Trung dành thời gian đi khắp quê hương Quảng Ngãi chụp ảnh thời sự báo chí, ghi lại những khoảnh khắc chân thực từ cuộc sống, đặc biệt biển đảo là mảng đề tài lớn, rất được anh chăm chút và tạo được ấn tượng sâu sắc.

Kênh quảng bá nét đẹp cuộc sống

Là kỹ sư xây dựng, từ cơ duyên muốn lưu lại hình ảnh các công trình, kiến trúc, giai đoạn thi công..., năm 2017, Phạm Ðăng Khiêm bắt đầu làm quen với nhiếp ảnh.