ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 10-1-25 14:58:55
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Người lao động tại Hàn Quốc và thân nhân cần biết

Báo Cà Mau Theo tinh thần của nghị quyết, người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động mà tự nguyện về nước trong thời hạn từ 1/4-30/9/2016 sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo tinh thần của nghị quyết, người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động mà tự nguyện về nước trong thời hạn từ 1/4-30/9/2016 sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, người lao động cũng sẽ được hưởng nhiều quyền lợi: không bị cơ quan chức năng Hàn Quốc giam giữ và phạt tiền; được miễn cấm nhập cảnh trở lại Hàn Quốc nếu được cơ quan đại diện ngoại giao Hàn Quốc cấp thị thực nhập cảnh Hàn Quốc.

Ðối với Cà Mau, thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giai đoạn 2011-2015, Sở LÐ-TB&XH phối hợp với các cấp uỷ Ðảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, triển khai thực hiện tuyển chọn, đưa 196 lao động có đủ điều kiện đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, thị trường Hàn Quốc 100 người, chiếm 51%, số còn lại tham gia các thị trường: Nhật Bản, Ðài Loan, Malaysia... 6 tháng đầu năm 2016, tỉnh tuyển chọn, đưa 21 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Hằng năm, Sở LÐ-TB&XH tỉnh phối hợp với các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp đưa người lao động trong tỉnh làm việc ở nước ngoài, nhất là Hàn Quốc.

Phó Giám đốc Sở LÐ-TB&XH tỉnh Cà Mau Nguyễn Hữu Phước cho biết: “Tình trạng lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc. Lao động Cà Mau hiện ở lại Hàn Quốc trái phép 61 người”.

Theo đánh giá của Sở LÐ-TB&XH tỉnh, nguyên nhân của tình trạng trên chính là do người lao động sau khi hết hạn hợp đồng lao động về nước đúng thời hạn, phải đạt yêu cầu của kỳ kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính mới được trở lại Hàn Quốc làm việc.

Ðể giải quyết thực trạng này, Sở LÐ-TB&XH sẽ phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các cơ quan truyền thông và UBND các xã, phường, thị trấn, triển khai, tuyên truyền sâu rộng ở địa phương về chính sách ân hạn theo Nghị quyết số 33/NQ-CP của Chính phủ để các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là thân nhân, gia đình có người lao động đang cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc biết, hiểu rõ nội dung của chính sách. Từ đó, thông tin, động viên kêu gọi, khuyên nhủ người lao động tự nguyện về nước trong thời gian ân hạn từ ngày 1/4/2016 đến hết ngày 30/9/2016, để không bị xử phạt hành chính theo quy định và được tham gia kiểm tra tiếng Hàn để quay trở lại Hàn Quốc làm việc hợp pháp nếu có nguyện vọng.

Ngoài ra, thông tin rộng rãi về một số điểm mới của Bản ghi nhớ Chương trình cấp phép việc làm với Hàn Quốc ký ngày 17/5/2016 để người lao động ở lại Hàn Quốc trái phép tự nguyện về nước để được hưởng các quyền lợi nêu trên. Theo đó, tiếp tục vận động, thường xuyên đôn đốc gia đình người lao động thực hiện cam kết vận động người thân về nước đúng thời hạn, tạo dư luận phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, hợp đồng lao động. Ðồng thời, kiên quyết xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp người lao động ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn hợp đồng lao động, hết hạn cư trú hoặc bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng, theo quy định Nghị định số 95/2013/NÐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ.

Ông Phước kiến nghị: “Bộ LÐ-TB&XH cần trao đổi, đề xuất với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc về Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc không nhất thiết phải kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính đối với người lao động sau khi hết hạn hợp đồng lao động về nước đúng thời hạn có nguyện vọng trở lại Hàn Quốc làm việc”./.

Bài và ảnh: Hồng Nhung

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).

Thêm giải pháp nâng cao Chỉ số CCHC

Năm 2023, huyện Năm Căn xếp thứ 3 về Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) các huyện, thành phố. Nỗ lực giữ vững thành tích và nâng hạng, huyện triển khai thực hiện nhiều giải pháp, trong đó lấy con người làm trung tâm, công nghệ hỗ trợ và siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ.

Nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp

Dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, thành viên tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính phủ, cuộc họp rà soát kết quả thực hiện Kế hoạch cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trọng tâm năm 2024 theo Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại 4 tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Long An, diễn ra vào chiều 26/11.

Nâng chất phục vụ người dân

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Trần Văn Thời đạt được thành tựu đáng kể trong cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cần quan tâm nhiều hơn đến công tác cải cách hành chính

Sáng 19/11, Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn trực tuyến về cải cách hành chính (CCHC) đến 149 điểm cầu trên địa bàn cả nước.

Công tác hộ tịch ngày càng nâng chất

Toàn tỉnh có 111 công chức làm công tác hộ tịch. Ðể thực hiện tốt công tác đăng ký hộ tịch, tỉnh đã quan tâm đầu tư, bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho chuyên môn, như mỗi công chức làm công tác hộ tịch được bố trí 1 bộ máy vi tính, máy in, máy quét (scan), toàn bộ đều được kết nối Internet.