ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 8-7-25 02:07:53
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nguồn nhân lực Cà Mau góc nhìn từ thực tiễn. Bài 3: Cuộc khủng hoảng thừa nhân lực chất lượng

Báo Cà Mau (CMO) Từ những đề án bài bản, kỳ quyết, Cà Mau đã chấm dứt tình trạng “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao. Nếu trước đây, số lượng tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa chỉ đếm trên đầu ngón tay, thì giờ đây, số liệu thống kê đã cho thấy sự thăng tiến vượt bậc. Và, con số ấy chưa có dấu hiệu dừng lại.

Thế nên mới có câu chuyện dở khóc, dở cười là Cà Mau đang trong giai đoạn khủng hoảng thừa nguồn nhân lực có trình độ. Điều đó dẫn đến một hệ luỵ không ai mong muốn, đó là tình trạng chảy máu chất xám và lãng phí trong đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tiếc nuối… từ những đề án

Lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho công chức, viên chức huyện Trần Văn Thời.

Đề án số 01-ĐA/TU (Đề án 01) của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Cà Mau về tuyển chọn, đào tạo trí thức trẻ về công tác ở xã, phường, thị trấn khởi động vào năm 2012 với rất nhiều kỳ vọng. Thứ nhất, đề án này mở ra cơ hội việc làm cho hàng trăm sinh viên tốt nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa tìm được việc làm. Thứ hai, việc tuyển chọn, đào tạo bài bản, có định hướng của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chính là tiền đề, động lực để đề án đào tạo ra nguồn nhân lực thật sự chất lượng, tăng cường cho tuyến cơ sở. Phó giám đốc Sở Nội vụ Huỳnh Ngọc Sang thông tin: “Qua 3 đợt của đề án có 197 trí thức trẻ về công tác ở xã, phường, thị trấn. Đến nay có 36 trí thức trẻ được tuyển dụng vào công chức, 1 trí thức trẻ giữ chức vụ cán bộ xã, 76 trí thức trẻ chấm dứt hợp đồng, 4 trường hợp nghỉ việc, không hoàn thành nhiệm vụ”.

Trao đổi với trí thức trẻ Lê Văn Pháp, tham gia đợt 1 của đề án, vừa chấm dứt hợp đồng, anh tâm sự: “Mình tiếc lắm chớ, cả 5 năm cống hiến công tác, coi như giờ phải bắt đầu lại hết”. Năm 2012, anh Pháp đăng ký thi tuyển vào đề án, sau đó đào tạo thêm 6 tháng nghiệp vụ và nhận nhiệm vụ tại xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi. Theo anh Pháp, đề án khi đó đã tạo được động lực phấn đấu, cơ hội việc làm cho rất đông sinh viên ra trường chưa kiếm được việc làm như anh. Nội dung của đề án cũng nêu rõ, sẽ tạo điều kiện việc làm cho ứng viên sau khi kết thúc 5 năm của đề án.

Anh Pháp cùng những bạn trí thức trẻ huyện Đầm Dơi đã liên kết và thành lập được câu lạc bộ trí thức trẻ của huyện. Trích từ phần lương của mỗi thành viên để hàng tuần về nguồn tham gia các hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Câu lạc bộ cũng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng thành viên, có báo cáo và đề xuất các kiến nghị trực tiếp về Phòng Nội vụ của huyện. Nhưng càng về sau, nhất là dịp sơ kết đề án vào năm 2016, anh Pháp thổ lộ: “Mình thấy việc trụ lại ngày càng khó, rồi sau đó xác định là hết đề án thì nhận tiền hỗ trợ, kết thúc hợp đồng”. Suốt đề án, các ứng viên nhận lương trực tiếp từ Sở Nội vụ, với mức tương đương 175% lương cơ bản bậc đại học và nâng bậc lương theo quy định.

Anh Nguyễn Trường Hận, tham gia đợt 2 đề án, hiện công tác tại xã Khánh Hội, huyện U Minh, trăn trở: “Mình làm 5 năm rồi, luôn hoàn thành tốt và có năm là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vậy rồi giờ chấm dứt hết, tiếc đứt ruột. Mình cũng có kiến nghị, đề xuất, nhưng với quy định mới về vị trí việc làm ở xã thì đành chịu”.

Số liệu thống kê từ Sở Nội vụ, hiện có 46 trường hợp có hướng sắp xếp, 38 trường hợp chưa có phương án sắp xếp, 77 trường hợp nguyện vọng xin tiếp tục công tác cấp xã. Thế nhưng, căn cứ Nghị định số 34/2019/NĐ-CP, ngày 24/4/2019, của Chính phủ thì Sở Nội vụ đã chính thức đề xuất Ban Quản lý, điều hành Đề án 01 cho chủ trương chấm dứt hợp đồng lao động đối với trí thức trẻ hết thời gian 5 năm công tác ở xã, phường, thị trấn do chưa bố trí được công tác. Thời hạn dự kiến của việc chấm dứt hợp đồng là vào tháng 2/2020.

Đề án Mekong 120 Cà Mau lại là một tiếc nuối khác. Đề án này đã thực sự nâng tầm nguồn nhân lực chất lượng cao của Cà Mau với hàng loạt tiến sĩ, thạc sĩ có trình độ chuyên sâu, được đào tạo hết sức bài bản tại nhiều nước có nền khoa học, kinh tế - xã hội phát triển bậc nhất trên thế giới. Từ đề án, nhiều ứng viên đã trở thành nhân sự cốt cán, chuyên gia đầu ngành của địa phương, là những hạt giống đỏ sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu công việc trong bối cảnh hội nhập, phát triển.

Theo quy định, chỉ những ứng viên tốt nghiệp loại xuất sắc, được sự đồng ý của Bộ Nội vụ thì tỉnh mới có cơ chế tuyển đặc cách. Còn lại, khi về nước, các ứng viên phải hợp đồng lao động (định suất ưu tiên) và chờ thi vào các đợt thi tuyển biên chế. Mức lương khởi điểm cho cả tiến sĩ, thạc sĩ khi về nước áp dụng theo ngạch chuyên viên tốt nghiệp đại học.

Nguy cơ lãng phí, chảy máu chất xám

Phó giám đốc Sở Nội vụ Cà Mau Lê Quang Hảo thông tin: “Đến nay có một số ứng viên đã hoàn thành thời gian cam kết công tác tại địa phương và xin chuyển công tác. Một số ứng viên về nước được sắp xếp, bố trí việc làm, song chỉ là hợp đồng định suất và chưa vào được biên chế”. Khi liên hệ với rất nhiều ứng viên, hiện đã được bố trí việc làm ở các cơ quan, chúng tôi nhận được những gởi gắm tâm tình: “Trong tình hình vị trí việc làm, biên chế của các cơ quan đơn vị Cà Mau giờ gần như đã ổn định, mình có được việc làm là may mắn lắm rồi, biết nói gì nữa”. Các ứng viên đề nghị trao đổi, tâm sự nhưng phải bảo đảm về thông tin cá nhân, đơn vị để tránh những xáo trộn không mong muốn.

Trong cuộc tâm tình, có vị thạc sĩ kể rằng: “Đi học nước ngoài áp lực lắm, mình mong muốn mang những hiểu biết, kiến thức, nhiệt huyết về đóng góp xây dựng quê hương. Nhưng về thì được bố trí vị trí chuyên viên văn phòng, công việc giấy tờ, nói chung là chỉ cần trình độ đại học trong nước là đảm bảo. Mình sợ, lâu dài kiến thức mai một, rồi những thứ học được cũng đành bỏ đó chớ áp dụng vào đâu?”. Chưa kể, có tiến sĩ, thạc sĩ vẫn chỉ là hợp đồng lao động, trong khi đó, thi tuyển biên chế thì đầy cam go, không biết tương lai thế nào. Một số ứng viên phân tích, với tình hình kinh tế - xã hội của Cà Mau, việc bố trí đúng chuyên ngành, phát huy hết năng lực, kiến thức của lực lượng được đào tạo nước ngoài là điều rất khó.

Câu chuyện lắng xuống với những tính toán đầy trăn trở: “Nếu không có cơ hội thì đành phấn đấu hết thời gian quy định của đề án, sau đó tự mình tìm kiếm tương lai”. Và sự thật, nhiều ứng viên trong đề án Mekong đã tìm được việc làm mới, mức lương hấp dẫn, đúng chuyên môn, năng lực… nhưng là ở những trung tâm đô thị lớn, những công ty lớn. Cà Mau, dù muốn dù không cũng phải đối diện với tình trạng chảy máu chất xám. Bởi một ứng viên trong đề án, tiêu tốn ngân sách hàng tỷ đồng, hơn nữa, kèm theo đó là bao nhiêu kỳ vọng, bao nhiêu hoài bão tốt đẹp của thế hệ trẻ Cà Mau mong đóng góp vào sự phát triển của quê hương. Phải chăng, ở một khía cạnh nào đó, Cà Mau đã lãng phí đi ngân sách, thời gian và cả niềm tin cho một lớp người ưu tú…

Phó trưởng ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Đức Tiến cho rằng: “Mỗi đề án đều phải gắn với điều kiện kinh tế - xã hội, định hướng phát triển của địa phương”. Đề án Mekong rõ ràng đã đi trước, đón đầu xu thế phát triển của tri thức, của khoa học, nhưng rất tiếc, nội lực nền kinh tế, trình độ phát triển của nền kinh tế vẫn chưa thể nuôi nấng, dung dưỡng và tạo điều kiện phát triển cho những chuyên gia được đào tạo bài bản ở nước ngoài.

Một câu chuyện vui bên lề được kể thế này: “Thấy chưa, đi học thạc sĩ nước ngoài về làm công việc đóng dấu. Đóng dấu hả? Học trung cấp trong nước là đóng dấu ngon lành, hà cớ gì ra nước ngoài học cho mất công”. Vui đấy, mà trăn trở đấy. Trước thực tế đó, Cà Mau hiện chỉ còn 2 nghị quyết liên quan đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đó là Nghị quyết số 26/2017/NQ-HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, khuyến khích đào tạo cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Cà Mau và Nghị quyết số 17/NQ-HĐND về việc chấp thuận chủ trương đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Cà Mau ở nước ngoài giai đoạn 2017-2025. Nghĩa là trong hoạch định chung, chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được giới hạn phạm vi, có tính toán rõ ràng hơn. Âu cũng là điều hợp lý, bởi những điều tiếc nuối từ các đề án trước đó để lại.

Cà Mau rất mừng vì đã kiện toàn được một bộ máy công quyền, một hệ thống chính trị với nguồn nhân lực đủ về số, vững về chất. Tuy nhiên, có những con người được đào tạo, có trình độ, kỹ năng, giàu tâm huyết vẫn phải long đong tìm cho mình một chỗ đứng, một tương lai. Đã là khủng hoảng thì thừa hay thiếu vẫn là điều nuối tiếc./.

 Phạm Quốc Rin

Bài 4: HƯỚNG MỞ GẬP GHỀNH

Vững vàng nơi trường thi đặc biệt

Tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điểm thi Trường THPT Nguyễn Việt Khái (TP Cà Mau) đón 229 thí sinh tự do dự thi theo Chương trình GDPT 2006. Tuy không náo nhiệt như các điểm thi dành cho học sinh lớp 12, nhưng lại mang một không khí chững chạc, bình tĩnh và đầy quyết tâm của những người trở lại trường thi với quyết tâm chinh phục giấc mơ tri thức.

Bí thư Tỉnh uỷ kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp tại điểm thi 03 - Trường THPT Cà Mau

Chiều 25/6, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại điểm thi 03 - Trường THPT Cà Mau, TP Cà Mau. Cùng đi có Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân.

Huỳnh Gia Hân và thư gửi “con cháu” của Trái đất

Với tinh thần ham học hỏi cùng sự nỗ lực không ngừng, em Huỳnh Gia Hân, Lớp 7A, Trường Phổ thông Hermann Gmeiner, là học sinh duy nhất của tỉnh Cà Mau đoạt giải Khơi nguồn ý tưởng Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 54 năm 2025, do Liên minh Bưu chính Thế giới - UPU tổ chức.

Giữ trẻ dịp hè

Nhiều trường mầm non tư thục trên địa bàn TP Cà Mau duy trì hoạt động giữ trẻ dịp hè, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh, nhất là khu vực đô thị.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Chiều nay (18/6), Uỷ viên Bộ chính trị, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Hoàn tất chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điểm thi đặt tại huyện Năm Căn có tổng số 839 thí sinh dự thi của 2 huyện, gồm các trường: Trường THPT Phan Ngọc Hiển (huyện Năm Căn) 515 thí sinh, Trường THPT Viên An (huyện Ngọc Hiển) 145 thí sinh và Trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển) 179 thí sinh. Ðến thời điểm này, công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được các cơ quan, đơn vị liên quan chuẩn bị chu đáo, đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, đạt hiệu quả cao.

Kiểm tra công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Để nắm tình hình và chỉ đạo kịp thời về công tác chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, từ ngày 10-13/6, Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Cà Mau năm 2025 tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại các điểm thi trên địa bàn tỉnh.

Sân chơi bồi dưỡng nhân lực công nghệ số

Qua 28 lần tổ chức, Hội thi Tin học trẻ tỉnh Cà Mau là sân chơi trí tuệ, bổ ích và đầy cảm hứng dành cho thanh thiếu nhi yêu thích công nghệ thông tin (CNTT), đồng thời thúc đẩy phát triển phong trào học tập, sáng tạo và ứng dụng tin học trong thanh thiếu nhi tỉnh.

Sẵn sàng bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức bắt đầu, học sinh khối 12 trên địa bàn huyện Cái Nước đang tích cực ôn luyện, nhằm chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi quan trọng này.

Giáo dục mầm non - Trường học xanh - an toàn - hạnh phúc

Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non (GDMN) là nhiệm vụ quan trọng, góp phần tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cà Mau đang thực hiện nhiều kế hoạch và biện pháp khắc phục khó khăn, nâng chất bậc học này.