ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 22:33:52
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhà có ba con gái

Báo Cà Mau ôi là con gái út, trên tôi có hai chị gái. Ba mong mỏi một cậu con trai ngay lần đầu mẹ mang thai. Nhưng có lẽ con cái là lộc trời cho, muốn cũng không được. Mẹ sinh chị cả, ba mẹ cãi vã nhau suốt ngày. Mẹ sinh chị thứ hai, ba vắng nhà miết. Mọi người đều nghĩ, đứa thứ ba lại là con gái thì chắc chắn lần này ba tôi sẽ quay lưng hẳn. Bởi, vốn dĩ ba mẹ tôi đã không hợp nhau. Có phải vì thế mà mẹ khóc? Có phải vì thế mà mẹ quay đi, không muốn đối diện với sự thực mẹ đã sinh tôi, một đứa bé gái hiện hữu trước mặt mẹ?

Mẹ chảy nước mắt và quay mặt đi khi tôi cất tiếng khóc chào đời. Hồi còn bé, tôi nghe ai đó trong nhà kể lại như thế. Từ đó, đầu óc tôi luôn cột chặt ý nghĩ, mình sinh ra đã làm mẹ thất vọng.

Tôi là con gái út, trên tôi có hai chị gái. Ba mong mỏi một cậu con trai ngay lần đầu mẹ mang thai. Nhưng có lẽ con cái là lộc trời cho, muốn cũng không được. Mẹ sinh chị cả, ba mẹ cãi vã nhau suốt ngày. Mẹ sinh chị thứ hai, ba vắng nhà miết. Mọi người đều nghĩ, đứa thứ ba lại là con gái thì chắc chắn lần này ba tôi sẽ quay lưng hẳn. Bởi, vốn dĩ ba mẹ tôi đã không hợp nhau. Có phải vì thế mà mẹ khóc? Có phải vì thế mà mẹ quay đi, không muốn đối diện với sự thực mẹ đã sinh tôi, một đứa bé gái hiện hữu trước mặt mẹ?

Mọi đoán già đoán non đều sai hết. Ngày mẹ sinh tôi, ba vui vẻ ra mặt. Sáng sớm ba đã xách làn lủng lẳng đi chợ mua đủ thứ, cứ như trong nhà chuẩn bị tiệc tùng liên hoan. Hàng xóm láo liên ngó sang nhà tôi soi xét. Họ ngơ ngác trước thái độ rộn ràng của ba tôi. Mẹ tôi còn sững sờ, ngạc nhiên hơn nhiều. Không ai lý giải được tại sao lại thế. Ba rất ít khi bế hai chị, ngược lại ba bế bồng tôi suốt. Càng lớn, cô con gái út lại càng hợp ba.

Minh hoạ: Hoàng Vũ

Tính ba gia trưởng, mọi người trong nhà luôn phải tuân theo khuôn phép ba đặt ra. Thậm chí, ba dùng roi vọt để răn đe hai chị. Tôi cũng phạm lỗi khá nhiều, nhưng hình như tôi được đặt ngồi phía ngoài vòng luật lệ của ba. Có lần ba đi vắng, ở nhà tôi lấy bộ bình trà ba mới được tặng ra chơi. Không may, tôi để tuột tay nên một chiếc ly rơi xuống và vỡ toang. Chị tôi nhìn thấy, mặt mũi xanh lét sợ hãi, mặc dù người gây ra lỗi lầm này không phải là chị. Tôi cũng sợ sợ.

Ba về, chị tôi lẩn vào trong buồng ngay, nằm im thin thít. Tôi lần chần hồi lâu rồi lấy hết can đảm, lân la gần ba và khai báo:

- Ba ơi, hôm nay con phạm một lỗi, ba cho con xin lỗi ạ!

Ba nhìn tôi nghiêm nghị:

- Con phạm lỗi gì?

- Con sơ ý đánh vỡ của ba… một cái ly. Cái ly ở trong bộ bình trà mà ba được tặng đợt đi thi đấu cờ tướng ấy ạ.

Tôi nói xong cúi mặt xuống, không dám nhìn ba và chuẩn bị sẵn tinh thần đợi hình phạt khủng khiếp đến với mình. Ba đánh thì đau lắm. Tôi đã nhìn thấy ba đánh chị gái như thế nào. Trống ngực đập thình thịch, thình thịch. Tôi cảm giác rất rõ ánh mắt ba đang nhìn tôi chằm chằm, hẳn là ba giận dữ. Không giận sao được, bộ bình trà này là món quà kỷ niệm quý giá của ba.

- Ðấy, các chị phải học em út đây nè. Làm sai điều gì phải biết nhận lỗi và xin lỗi ngay.

Tay ba xoa xoa đầu tôi:

- Lần này ba tha lỗi cho con. Từ giờ phải cẩn thận, không được làm bể đồ, nghe chưa?

- Vâng ạ!

Tôi thở phào nhẹ nhõm. Hoá ra tôi phạm lỗi mà lại ghi điểm.

***

Bà nội tôi sinh được năm con gái, hai con trai, là bác cả và ba tôi. Năm 1950, bác cả nằm trong những người xấu số bị mắc bệnh đậu mùa rồi ra đi. Ba tôi trở thành con trai duy nhất của bà nội còn sống. Vì thế, chuyện ba mẹ tôi phải sinh được một cậu con trai để thờ cúng tổ tiên càng quan trọng. Mẹ sinh ba cô con gái nên lúc nào lòng cũng day dứt không yên.

Từ khi bước chân về nhà chồng, mẹ luôn tất tả bận rộn. Ba chẳng mảy may đến việc trong nhà nên mọi thứ dồn lên đôi vai mẹ. Ban ngày, mẹ đạp xe mấy chục cây số đến cơ quan làm việc, tối về lọ mọ dọn dẹp, khâu vá đến khuya. Sáng sớm đã dậy giặt giũ quần áo. Mẹ chăm chỉ, tần tảo vun vén gia đình nhưng bà nội vẫn không ưa mẹ, ra vào lườm nguýt. Mẹ sinh ba đứa con, bà nội không bế hộ đứa nào. Hai chị tôi cách nhau có hơn năm nên ngày nào mẹ cũng phải cắp nách hai đứa trẻ mang đi gửi.

Tôi nhớ như in dáng bà nội thường ngồi ở góc sân, tay phẩy cái quạt phành phạch, miệng ngâm nga:

- Chúng con là lũ vịt trời, bé thì ăn hại, lớn rồi bay đi.

Bao lần như vậy, mẹ chỉ biết cúi gằm mặt, rơm rớm nước mắt.

Thỉnh thoảng có khách đến chơi, họ chêm nếm câu chuyện:

- Cô cậu phải đẻ thêm đứa nữa thôi, ba đứa con gái thì sau này lấy ai nhang khói, hương hoả tổ tiên. Cậu lại là con trai duy nhất trong nhà.

Ba tôi cười xuề, đáp:

- Con cái là lộc trời cho. Con nào mà chẳng là con hả ông. Con gái cũng được, miễn sao nuôi chúng lớn lên ăn học tử tế, hiếu thuận với mình.

Nói thế thôi chứ ba mẹ tôi đều muốn có một mụn con trai. Nếu không khao khát có con trai thì ba mẹ chẳng sinh thêm tôi làm gì. Muốn con trai đến mấy cũng chỉ dám đẻ đến ba, chứ không kham nổi bốn nên ba mẹ tôi quyết định thôi. Hơn nữa, nếu sinh bốn đứa đều là con gái thì chết dở.

Ba chị em tôi lớn lên khoẻ mạnh, xinh xắn, lại học giỏi. Dần dần có vẻ ba mẹ đã hài lòng với lộc trời cho. Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Bạn bè của ba hay châm chọc, khích bác, bảo mẹ chỉ đẻ vịt trời.

Mẹ lo nghĩ hoang mang, sợ ba nghe thiên hạ nói nhiều, lòng sẽ dao động. Không biết bấu víu vào đâu, mẹ đến gõ cửa cô đồng, nhờ gieo quẻ xem tình hình thế nào. Xem ở đâu không xem, mẹ xem cô đồng ngay trong làng, người ta lạ gì gia đình tôi. Cô đồng phán:

- Số chị chỉ có con gái thôi. Ðẻ nữa cũng vậy. Chồng chị có hai người đàn bà. Ðây này, nhìn rõ nhé, người đàn bà kia tóc ngắn, môi đỏ, lưng dài… khi vợ chồng chị già sẽ có con trai riêng của chồng về nhận mặt.

Tôi đi cùng mẹ hôm đó. Về nhà, mẹ cứ vỗ về tôi “mẹ biết tính ba con chẳng thế đâu, cô ấy xem vớ xem vẩn”. Khổ, tôi có nghĩ gì đâu, người dằn vặt trong lòng là mẹ tôi mới đúng. Có lẽ mẹ nói thế để tự trấn an chính mình.

Một buổi trưa, tôi đang thiu thiu trong buồng thì nghe tiếng chan chát ngoài sân. Chạy ra thấy mẹ sụt sịt ở góc sân, còn bà nội đang cầm thanh củi đập hết chỗ này đến chỗ kia, vừa đập vừa chửi đổng:

- Chị về cái nhà này chỉ ăn hại. Chị xem, thằng cha nó đi tối ngày. Làm vợ gì mà để đàn ông không ngó ngàng đến nhà cửa. Ðẻ không biết đẻ, lại còn hay cãi mẹ chồng. Tôi bảo chị mang thóc ra vườn vãi cho gà ăn, chị lại vãi ở giữa sân thế này. Chị cố tình gọi gà vào sân ỉa bậy, để tôi giẫm vào phân chứ gì. Chị mất dạy nó vừa vừa thôi.

Tôi trừng mắt lên nhìn bà:

- Sao bà chửi mẹ con? Những chuyện ấy đâu phải lỗi của mẹ con! Vườn toàn rau, gọi gà ra vườn để nó rỉa rau hả bà?

Mẹ vội vàng chạy lại bịt mồm tôi, đẩy tôi ra ngõ chơi. Tôi đi được đoạn xa vẫn nghe tiếng bà lanh lảnh bên tai:

- Ối trời ơi, cái con rách trời rơi xuống. Mẹ nào con đấy. Chúng nó giỏi rồi. Ối trời ôi là trời. Ông Quân ơi là ông Quân ơi, ông chết sớm để mình tôi…

Nghe chẳng lạ gì, đây là điệp khúc cũ mèm bà vẫn gào mỗi lần không ưng điều gì đó ở ba mẹ tôi. Bây giờ đến tôi.

***

Theo tháng năm, chị em tôi trưởng thành và “bay” đi theo lời bà nội. Yên bề gia thất, công việc ổn định, chúng tôi cứ “bay” đi, rồi lại “bay” về ngôi nhà chung yêu dấu. Tôi lấy chồng xa nhất mà tháng nào cũng về thăm mẹ. Ba tôi mất trước khi tôi lấy chồng. Ngày ba đau bệnh, chị em tôi thay phiên nhau chăm sóc. Rồi biết ba tôi bị ung thư giai đoạn cuối, thể trạng suy yếu phải nằm miết trên giường, chị lớn quyết định rời xa công việc, chồng con về ở nhà chăm ba. Ba đuổi đi cũng không đi. Chị nói gia đình thì đã sắp xếp ổn, còn công việc sau khi ba tôi khỏi bệnh, chị xin ở đâu chẳng được. Ba tôi nằm trên giường bệnh chảy nước mắt. Ba nói, ba tự hào khi có ba đứa con gái ngoan ngoãn, hiếu thảo.

Mẹ vẫn đau đáu lời phán của cô đồng. Lúc trẻ thì mẹ lo sợ, còn bây giờ mẹ lại nghĩ thoáng, mẹ bảo nhà thêm người thì thêm vui. Nhưng ba tôi mất đã bao năm mà chưa thấy cậu con trai nào về nhận.

* * *

Khi mang thai, tôi muốn có con trai. Bác sĩ siêu âm đã nói rõ rằng thai 36 tuần, con gái. Nhưng lòng tôi cố chấp, vẫn hy vọng chẩn đoán của bác sĩ sai. Mẹ chồng biết thái độ của tôi, liền thủ thỉ: "Con gái càng tốt con ạ, xưa mẹ đẻ hai thằng con trai hãi lắm rồi. Con nào mà chẳng là con. Con đừng suy nghĩ nhiều, tội cho con bé trong bụng". Mẹ chồng nói không sai, tôi cũng không biết tại sao mình lại mong thế. Trước mẹ tôi bị người xung quanh và gia đình nhà chồng tác động đã đành.

Sinh được hơn tháng, tôi bế con gái về nhà ngoại chơi. Bà hàng xóm sang hỏi thăm, ngắm con gái tôi cứ xuýt xoa:

- Trộm vía, bụ bẫm, đáng yêu quá! Nhưng hình như giống bố, giá mà giống mẹ thì xinh hơn, mẹ xinh xắn thế này cơ mà.

Tôi đùa vui:

- Ðáng lẽ là thằng cu, đến giờ chót lại tòi ra thị tẹt đấy bà à.

- Ối trời, cần gì con trai. Cứ nhìn ba cô con gái của bà nhà đây thì ai chẳng muốn đẻ con gái.

Tôi cất giọng bắt chước bà nội ngày xưa:

- Chúng con là lũ vịt trời, bé thì ăn hại, lớn rồi bay đi. Chúng con có làm được gì cho mẹ con đâu bà.

Mẹ vừa cúi xuống bế bé, vừa mắng yêu tôi:

- Tiên sư cô! Phúc lộc của nhà tôi đây. Nào, để bà bế vịt trời đáng yêu của bà nào!

Tôi nằm im ngắm mẹ, tôi thấy rõ nụ cười an nhiên, hạnh phúc và ánh mắt rạng ngời trên gương mặt mẹ. Lòng tôi vẫn trăn trở câu hỏi, mẹ có thất vọng về tôi, về ngôi nhà có ba con gái không?./.

Truyện ngắn của Trần Ngọc Mỹ

"Lửa thử vàng" - Câu chuyện truyền nhân gia tộc cải lương

Cải lương đi qua thời hoàng kim, nhưng truyền nhân các gia tộc cải lương chưa bao giờ tắt ngọn lửa đam mê và niềm khao khát viết tiếp chặng đường nghệ thuật của cha ông đã gầy dựng.

Cảm xúc dẫn lối

Từ nhỏ, Nguyễn Hoàng Giang đã yêu thích nghệ thuật. Cơ duyên đưa anh đến với nhiếp ảnh bắt đầu từ tình yêu dành cho cái đẹp và nghệ thuật. Thế nên, tuy từng có 20 năm gắn bó với Hà Nội, nhưng mảnh đất Hội An đậm chất nghệ thuật lại chính là động cơ thôi thúc, khiến anh quyết định chuyển vào nơi này định cư. Ðến nay, khi đã là chủ một công ty du lịch và sở hữu chuỗi khách sạn, nhà hàng, dù bận rộn, anh vẫn dành thời gian cho nhiếp ảnh.

Dâng hương Tổ nghiệp Sân khấu

Suốt 13 năm qua, Ngày Sân khấu Việt Nam cũng là ngày hướng về Tổ nghiệp của những người hoạt động lĩnh vực sân khấu. Ngày Giỗ Tổ là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu cùng nhau nhắc nhớ về thế hệ tiền nhân đã có công sáng lập, gìn giữ loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Đồng thời cũng là cuộc họp mặt hâm nóng tình nghệ sĩ, tạo sự gắn kết, cùng động viên nhau phấn đấu để mang những cái hay, cái đẹp phục vụ công chúng.

Còn đó những cánh chim không mỏi

Nghe tôi có ý định tìm một địa điểm lý tưởng để khám phá, thưởng thức các loại hình nghệ thuật truyền thống tại mảnh đất được mệnh danh là “thành phố đáng sống”, một người anh đồng nghiệp đang công tác tại Ðài Phát thanh - Truyền hình Ðà Nẵng giới thiệu ngay Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Vậy rồi, qua vài lời kết nối nhiệt tình, NSƯT Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát, liền đích thân mời đoàn văn nghệ sĩ Cà Mau đến xem một suất diễn trong ngày gần nhất.

Nối dài tình yêu nước bằng nghệ thuật

Nghệ thuật kết nối quá khứ và hiện tại, là phương tiện giúp gìn giữ, lưu truyền và phát huy văn hoá dân tộc. Với ý nghĩa ấy, các bạn trẻ tại Cà Mau, bằng hoạt động nghệ thuật, đã góp phần lan toả, nhân lên tình yêu quê hương, đất nước trong những người trẻ và cộng đồng.

Ấm áp chương trình nghệ thuật “Tình ca Đất Mũi”

Nhằm tôn vinh Âm nhạc Việt Nam nói chung, Âm nhạc Cà Mau nói riêng, thể hiện sự tri ân đối với các tác giả có nhiều cống hiến cho sự nghiệp âm nhạc tỉnh nhà. Tối 3/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm lần thứ 15 Ngày Âm nhạc Việt Nam với chủ đề :“Tình ca Đất Mũi”. Chương trình do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh phối hợp tổ chức.

Sắc màu miền Tây đến với Huế

Những năm qua, mỹ thuật đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) có bước phát triển mạnh, tạo được tiếng vang trong khu vực, các vùng miền trong và cả ngoài nước. Câu lạc bộ (CLB) "Sắc màu miền Tây ART" đã có 4 cuộc triển lãm tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh và Hà Nội từ năm 2019-2023.

Khám phá cùng nhiếp ảnh

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Lê Minh Vũ (Quyên Vũ) sinh năm 1974, tại tỉnh Tiền Giang, hiện sinh hoạt tại Hội NSNA Việt Nam, Chi hội Tiền Giang.

Sắc màu văn hoá địa phương hoà quyện trong từng bài ca, điệu múa

Đạo diễn Nguyễn Tiến Dương, Trưởng Ban giám khảo Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Cà Mau lần thứ IX - 2024, đánh giá, một trong những điểm nổi bật của hội diễn là những sắc màu văn hoá của địa phương hoà quyện trong các bài hát, điệu múa, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn. So với những hội diễn trước, các đội đã có nhiều sự tiến bộ về ca, múa, âm nhạc và trang phục.

Cho chữ mùa Vu lan

Tôi gặp thầy đang cho chữ tại một góc nhỏ trong khuôn viên chùa Thiền Lâm, phường Tân Thành, TP Cà Mau, vào ngày chùa tổ chức lễ Vu lan. Mặc dù bút trên tay đang nắn nót, mắt chăm chú vào con chữ, nhưng được vài nét, khi ngẩng lên chấm mực là thầy nhanh miệng mời gọi mọi người đang đứng túm tụm gần đó: “Viết mấy câu tặng cha mẹ đi chị (cô, chú, anh, em...) ơi!”; “Lại chú cho chữ cầu sức khoẻ, học giỏi nè các con!”; “Cầu tài lộc, sức khoẻ, vạn sự như ý nè anh chị em, cô bác ơi!”... Và bao giờ sau những câu mời gọi, thầy cũng nhấn mạnh “tặng chữ hoàn toàn miễn phí” để khách khỏi đắn đo.