ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 20:56:34
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhận đất rừng phòng hộ để... phá

Báo Cà Mau (CMO) Khi Võ Chí Dũng không giấu được cái nhếch môi khinh bạc đặt bút ký vào biên bản làm việc tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi (Ban Quản lý), hôm 26/11/2018, trước sự cam chịu của ông Khải (Phó ban Quản lý), ông Tình (Phó trưởng Phòng Kỹ thuật, Ban Quản lý)... thì người dân Ông Trang (xã Viên An, huyện Ngọc Hiển) không còn biết nói gì hơn.

Võ Chí Dũng phá đến 1,4 ha rừng, huỷ hoại đến 2,7 ha đất rừng, chuyển mục đích sử dụng trái phép hàng héc-ta đất rừng khác nhưng không ai dám đứng ra xử lý, còn bà con nơi đây khi cần xài đốn 1 cây mắm, 1 cây vẹt thôi là bị người của Ban Quản lý lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt "nghiêm minh".

Theo Luật sư Phạm Minh Trí, Văn phòng Luật sư Trí Việt, chỉ riêng hành vi phá hoại 1,4 ha rừng phòng hộ của Phạm Chí Dũng đã có thể bị phạt tù từ 7-15 năm, phạt tiền đến 100 triệu đồng vì phạm vào Điểm b, Khoản 3, Điều 243, Bộ luật Hình sự.

Trước đó, ngày 25/9/2018, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Thông báo số 187/TB-SNN về kết quả giải quyết tố cáo của công dân. Thông báo kết luận:

Nhận đất rừng phòng hộ nhưng ông Võ Chí Dũng lại trái phép chuyển mục đích sử dụng. Không những sử dụng đất sai mục đích, ông Dũng còn mở sân bóng đá, lập bến xe khi chưa được ngành chức năng cho phép hoạt động rầm rộ mấy năm nay.  Ảnh: N.Phú

Tại thời điểm ông Võ Chí Dũng, ấp Bà Khuê, xã Viên An, huyện Ngọc Hiển nhận khoán đất rừng phòng hộ, diện tích đất rừng để chăm sóc, tra giặm và bảo vệ là 3,26 ha. Từ năm 2005 đến nay, diện tích đất rừng của hộ ông Dũng không những không năm nào đạt tỷ lệ theo quy định, ông còn phá mất 1,4 ha rừng Nhà nước trồng sẵn, phá luôn 1,86 ha rừng khoanh nuôi, phục hồi theo sổ Hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp xác lập ngày 1/7/1999! Dũng còn đào bới, khoan hút, huỷ hoại làm 2,7 ha đất rừng phòng hộ không còn khả năng trồng lại rừng.

Thông báo này cũng cho biết, Ban Quản lý chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo quy định tại Điều 60, Luật Bảo vệ và phát triển rừng. Họ buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho Dũng sử dụng đất sai mục đích; Thực hiện hành vi phá rừng; Trồng rừng không đúng vị trí, không đủ diện tích theo quy định, huỷ hoại đất rừng trong thời gian rất dài, có hệ thống.

Nhận đất rừng phòng hộ nhưng Dũng không trồng rừng. Dũng phá hết 1,4 ha rừng Nhà nước trồng sẵn, phá luôn 1,86 ha rừng Dũng có trách nhiệm khoanh nuôi, tra giặm. Táo tợn hơn, Dũng khoan hút, huỷ hoại 2,7 ha đất rừng để lấy đất san lấp mặt bằng bến xe, sân bóng đá.   Ảnh: N.P

Rừng phòng hộ giao cho Dũng bị phá tan hoang, đất rừng thì bị khoan hút, huỷ hoại, phần khác bị chuyển đổi mục đích sử dụng trái phép. Dũng thực hiện hành vi liên tục trong một thời gia rất dài ngay trước mắt Ban Quản lý nhưng ở đây không hề lập bất cứ một biên bản vi phạm nào, không có bất cứ một động thái ngăn chặn nào. Cũng như không hề có một báo cáo nào của Ban Quản lý đối với hành vi phá hoại của Dũng!

Hậu quả từ hành vi của Dũng quá nặng nề, nhưng từ Dũng cho tới những người hưởng lương của dân chỉ để giữ rừng ở Ban Quản lý không ai bị cáo buộc trách nhiệm. Thông báo kết quả giải quyết tố cáo của công dân tuy có chỉ ra sai phạm của những người ở Ban Quản lý nhưng thực chất là giúp xoá sạch trách nhiệm cho họ. 

Rừng được ví như lá phổi của chúng ta. Liệu chúng ta có yên tâm không khi giao lá phổi của mình cho những người thiếu trách nhiệm như thế kia bảo vệ?

Nhìn lại những vụ phá rừng ở xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển; Tân Tiến, Tân Trung, huyện Đầm Dơi, Rạch Chèo, huyện Phú Tân... mà Chủ tịch UBND tỉnh đã mạnh tay xử lý thì không thể có nghịch lý này nếu không có sự chở che đủ chắc chắn để Dũng ung dung, tự tại như hiện nay./.

Sĩ Tắc

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.