ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 06:58:21
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều chuyển biến trong thực hiện cấm khai thác tận diệt

Báo Cà Mau Ngày 3/6, ông Nguyễn Việt Triều, Chi cục phó Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, vui mừng thông tin, tiếp tục có 8 hộ dân tự nguyện đến giao nộp 8 bộ kích điện dùng để khai thác thuỷ sản tận diệt cho Trạm Kiểm ngư Sông Ðốc, Trạm Kiểm ngư Cái Ðôi Vàm. Trước đó, vào ngày 27/5, cũng có 2 ngư dân đến Trạm Kiểm ngư Sông Ðốc giao nộp 2 bộ kích điện. “Qua thông tin từ các hộ tự nguyện giao nộp cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục có những hộ khác làm theo. Việc làm này giờ đã trở thành phong trào”, ông Triều hồ hởi chia sẻ.

Việc khai thác tận diệt nguồn lợi thuỷ sản (NLTS) đã xuất hiện khá lâu trên địa bàn tỉnh Cà Mau, từ vùng biển đến nội đồng, làm cho nguồn lợi ngày càng cạn kiệt, sản lượng khai thác thuỷ sản giảm sút; là một trong những tác nhân dẫn đến khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài, ảnh hưởng đến hình ảnh và chiến lược phát triển nền thuỷ sản nước nhà...

Với quyết tâm cao trên tinh thần ngăn chặn triệt để thực trạng khai thác tận diệt, ngày 26/2/2024, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TU, về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác NLTS có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh. Theo đó, yêu cầu các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành từ tỉnh đến cơ sở quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định, văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về việc nghiêm cấm sử dụng hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, ngư cụ và ngành nghề khai thác có tính huỷ diệt, tận diệt NLTS; xác định nhiệm vụ ngăn chặn khai thác thuỷ sản có tính huỷ diệt là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài để huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và Nhân dân cùng tham gia ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt tình trạng này, nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển NLTS ngày càng đa dạng, phong phú, bền vững.

Trước đó, ngày 15/11/2023, UBND tỉnh cũng đã ban hành Chỉ thị 10/CT-UBND, về việc tăng cường công tác quản lý các hoạt động khai thác NLTS có tính huỷ diệt, tận diệt trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Chỉ thị yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, TP Cà Mau tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về thuỷ sản, nhất là các quy định về việc nghiêm cấm sử dụng hoá chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, ngư cụ khai thác có tính huỷ diệt, tận diệt để khai thác NLTS; vận động, khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ NLTS, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ NLTS.

Từ chỉ đạo kỳ quyết của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, khắp nơi trong tỉnh đã đồng loạt tổ chức các hoạt động tuyên truyền với mọi hình thức, đến thời điểm này đã mang lại những kết quả tốt đẹp, đáng phấn khởi. Ðiển hình, đã hình thành những mô hình thí điểm đồng quản lý, bảo vệ NLTS ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời... Ðáng chú ý hơn là, đã nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi khi ngày càng có nhiều người dân tự nguyện giao nộp dụng cụ khai thác mang tính huỷ diệt, từ bỏ nghề khai thác tận diệt, hướng chuyển đổi ngành nghề để mong có cuộc sống ổn định, với mục tiêu bảo vệ NLTS vì sự phát triển bền vững hơn trong tương lai.

Hộ dân tự nguyện giao nộp bộ kích điện khai thác huỷ diệt NLTS, tại Trạm Kiểm ngư Sông Ðốc (Chi cục Kiểm ngư Cà Mau), ngày 3/6.

Ngọc Hiển là địa phương tiên phong, sớm có chủ trương giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn triệt để khai thác thuỷ sản tận diệt. Ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện, cho biết, đến nay trên địa bàn có 32 người sử dụng xung điện để khai thác huỷ diệt đã tự nguyện giao nộp.

Huyện Trần Văn Thời vừa có vùng nội đồng với hệ sinh thái ngọt và bờ biển dài, nên việc triển khai ngăn chặn khai thác thuỷ sản tận diệt theo chủ trương được địa phương đặc biệt quan tâm. Theo đó, huyện đã tổ chức tuyên truyền được 430 cuộc; treo và cắm được 1.046 bảng pa nô, áp phích về nghiêm cấm khai thác huỷ diệt; tiến hành ký cam kết đối với 28.760 hộ kinh doanh, sản xuất không vi phạm khai thác huỷ duyệt NLTS. Cùng với đó, đã có trên 100 trường hợp giao nộp dụng cụ khai thác huỷ diệt, tận diệt; tiến hành kiểm tra 203 cuộc, phát hiện 37 trường hợp, tịch thu 43 dụng cụ vi phạm...

Nhằm nâng cao nhận thức trong Nhân dân, nhiều biển báo tuyên truyền về nghiêm cấm khai thác tận diệt, bảo vệ NLTS đã được dựng lên tại các tuyến đường, khu dân cư. (Ảnh chụp tại xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời).

Tại huyện U Minh, ông Lê Hồng Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết, tất cả các địa phương trên địa bàn đã tổ chức lễ phát động giao nộp dụng cụ khai thác tận diệt, huỷ diệt. Theo đó, đã có 281 trường hợp tự giác giao nộp; cùng với đó, qua kiểm tra đã phát hiện và tịch thu 19 bộ kích điện. “Ðịa phương tiếp tục chỉ đạo các xã, thị trấn tăng cường nhiệm vụ này, đồng thời thành lập các tổ phản ứng nhanh, kịp thời và kiên quyết xử lý vi phạm mạnh mẽ hơn trong thời gian tới”, ông Lê Hồng Thịnh cho hay.

Qua thời gian triển khai cũng đã xuất hiện những khó khăn. Theo ông Trần Văn Hoà, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, việc xử lý các hộ khai thác thuỷ sản trái phép trên khu vực đầm Thị Tường (sử dụng nò, vó, lú... khai thác) được địa phương đặc biệt quan tâm và ra quân thường xuyên, tuy nhiên do là vùng giáp ranh, chưa có sự phối hợp từ phía huyện Trần Văn Thời nên việc xử lý chưa triệt để, dứt điểm. Trường hợp tương tự cũng đang diễn ra tại các xã vùng giáp ranh giữa huyện Thới Bình với địa phương tỉnh Kiên Giang.

Với huyện Ngọc Hiển, ông Trần Hoàng Lạc, Chủ tịch UBND huyện, cho hay, địa phương có rất nhiều hộ hành nghề lưới đáy, từ trong các tuyến sông đến đáy hàng cạn, đáy hàng khơi, đây thật sự đã là nghề truyền thống, hình thành khá lâu, là nguồn sống chính của các hộ dân, nên việc tháo dỡ cũng là áp lực lớn đối với địa phương.

“Qua vận động, thuyết phục và tuyên truyền sâu rộng, đến nay 100% hộ làm nghề hàng đáy (đáy sông, đáy biển) đã cam kết tháo dỡ trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là nguồn sinh kế chính nên sẽ rất khó làm triệt để, rất cần có nguồn lực đủ lớn để giúp họ chuyển đổi nghề phù hợp, hiệu quả, ổn định, phát triển cuộc sống bền vững, tránh tái diễn trở lại nghề cũ”, ông Trần Hoàng Lạc trăn trở.

Tương tự, ông Lê Minh Hiền, Chủ tịch UBND huyện Ðầm Dơi, cho biết, việc thực hiện chủ trương chống khai thác tận diệt được địa phương thực hiện khá hiệu quả, tạo sự đồng thuận của người dân rất cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại và chưa mang tính bền vững khi địa phương có khá nhiều phương tiện thuỷ gia dụng khai thác ven bờ, ven các cửa biển, cửa sông, việc chuyển đổi nghề cho các hộ dân này dự báo sẽ còn nhiều khó khăn.

Thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU, UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch 104/KH-UBND, với mục tiêu triển khai, phát động trong toàn hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn tỉnh thực hiện các giải pháp ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thuỷ sản có tính huỷ diệt, tận diệt nhằm bảo vệ, phục hồi và phát triển bền vững NLTS. Theo đó, 100% cán bộ, đảng viên được quán triệt Chỉ thị số 17-CT/TU, Chỉ thị số 10/CT-UBND tỉnh và các quy định liên quan; 100% người dân hoạt động khai thác thuỷ hải sản được tuyên truyền các quy định về ngăn chặn các hành vi sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, hoá chất cấm, ngư cụ cấm... để khai thác thuỷ sản và các hành vi vi phạm khác ảnh hưởng đến môi trường, NLTS. Các vụ việc vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời. Phấn đấu mỗi năm tổ chức thực hiện 2 đợt thả giống tái tạo NLTS trên biển (bao gồm khu vực ven biển, ven các đảo, khu vực bảo vệ NLTS...). Cơ bản thực hiện hoàn thành các đề án, phương án thí điểm chuyển đổi nghề khai thác sát hại NLTS đã phê duyệt. Hình thành và nhân rộng các mô hình đồng quản lý nghề cá ven bờ.

Ðường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh, tố giác của các tổ chức, cá nhân về các hành vi khai thác NLTS có tính huỷ diệt:

Ông Ðinh Hiếu Nghĩa, Phó chánh Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau: 0918.170.555;

Ông Lê Song Hùng, Phó chánh Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau: 0913.686.197

 

Trần Nguyên

 

Khi Chỉ thị số 40-CT/TW đi vào cuộc sống

Với phương thức “Giao dịch tại nhà - giải ngân, thu nợ tại xã”, nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) được đầu tư đến 101/101 xã, phường, thị trấn, 100% ấp, khóm trên địa bàn toàn tỉnh, đã tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu và đủ điều kiện được tiếp cận vốn TDCS một cách thuận lợi và kịp thời.

Khi nghị quyết đi vào cuộc sống

Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, một trong những kết quả nổi bật mà huyện U Minh đạt được những năm qua là công tác giảm nghèo. Ðặc biệt, với 2 nghị quyết Chuyên đề số 04 và 07 của Huyện uỷ đi vào cuộc sống, đã đóng góp tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương.

HÐND tỉnh sẽ ban hành nhiều nghị quyết quan trọng

Kỳ họp thứ 14 tới là kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HÐND tỉnh, dự kiến tổ chức 3 ngày, khai mạc từ ngày 10/7. Tại kỳ họp, HÐND tỉnh sẽ thông qua 7 báo cáo và 16 dự thảo nghị quyết trên các lĩnh vực, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, tạo cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả từ công tác dân tộc

Huyện Ðầm Dơi có 1.784 hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 8.100 người, nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer với hơn 1.600 hộ, hơn 7.900 người, sinh sống tập trung ở các xã: Thanh Tùng, Tân Thuận, Tân Duyệt, Ngọc Chánh, Trần Phán và Quách Phẩm Bắc. Giai đoạn 2019-2024, các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc chăm lo, tạo điều kiện cho bà con đồng bào DTTS phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Ðổi mới trong tư duy và thực tiễn hành động

Qua nửa nhiệm kỳ 2021-2026, hoạt động của HÐND các cấp trong tỉnh Cà Mau ngày càng dân chủ, chất lượng và hiệu quả, nhiều đổi mới trong tư duy và thực tiễn hành động. Qua đó, khẳng định vai trò là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân; góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân.

Phát triển văn hoá, con người trong giai đoạn mới

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đánh giá, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng, tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh đạt nhiều thành tựu quan trọng. Ðặc biệt, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014, của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khoá XI về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết số 33-NQ/TW) và Chương trình hành động số 07-CTr/TU, ngày 15/4/2016, của Tỉnh uỷ, tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội tỉnh Cà Mau tiếp tục phát triển; các nhiệm vụ và giải pháp xây dựng văn hoá gắn với xây dựng chính quyền và xây dựng kinh tế thực hiện khá đồng bộ và chặt chẽ, phát huy được sức mạnh tổng hợp để xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam nói chung, người Cà Mau nói riêng hướng đến giá trị “chân - thiện - mỹ”, nhân ái, nghĩa tình, góp phần làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân trong tỉnh.

Nhiều chuyển biến trong thực hiện cấm khai thác tận diệt

Ngày 3/6, ông Nguyễn Việt Triều, Chi cục phó Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, vui mừng thông tin, tiếp tục có 8 hộ dân tự nguyện đến giao nộp 8 bộ kích điện dùng để khai thác thuỷ sản tận diệt cho Trạm Kiểm ngư Sông Ðốc, Trạm Kiểm ngư Cái Ðôi Vàm. Trước đó, vào ngày 27/5, cũng có 2 ngư dân đến Trạm Kiểm ngư Sông Ðốc giao nộp 2 bộ kích điện. “Qua thông tin từ các hộ tự nguyện giao nộp cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục có những hộ khác làm theo. Việc làm này giờ đã trở thành phong trào”, ông Triều hồ hởi chia sẻ.

Nhân văn chính sách cho người lầm lỗi

Ngày 17/8/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2023/QÐ-TTg, về chính sách tín dụng đặc biệt dành cho những người đã chấp hành xong án phạt tù (Quyết định 22). Quyết định này không chỉ tạo điều kiện cho người lầm lỗi có điều kiện tái hoà nhập cộng đồng mà còn thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của Ðảng, Nhà nước ta.

Ðưa Chỉ thị 17 vào đời sống

Từ khi Chỉ thị số 17-CT/TU của Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền đối với việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản có tính huỷ diệt trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 17) được ban hành, các địa phương huyện Cái Nước tích cực triển khai thực hiện, qua đó góp phần nâng cao ý thức của người dân trong bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Học và làm theo Bác gắn với thi đua

Mới đây, Ban Thường vụ Huyện uỷ Trần Văn Thời tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị và khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2021-2024. Ðơn vị Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện vinh dự là 1 trong 12 tập thể được tuyên dương, khen thưởng tại hội nghị.