ĐT: 0939.923988
Thứ hai, 7-7-25 06:45:37
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều diện tích lúa hè thu bị ngập úng do mưa

Báo Cà Mau Hơn một tuần qua, do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung, vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời nói riêng đã hứng chịu những cơn mưa lớn kéo dài khiến gần 570 ha lúa hè thu bị ngập úng, gây thiệt hại nặng nề cho bà con nông dân.

Nhiều cánh đồng lúa của người dân xã Khánh Hải, xã Khánh Bình Đông ngập sâu trong nước do mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua.

Nhìn thửa ruộng mênh mông như mùa nước nổi, ông Nguyễn Việt Khởi, Ấp 5, xã Khánh Bình Đông, tiếc cho 30 công lúa của mình được 40 ngày tuổi lại đang ngập sâu trong nước.

Do mưa lớn kéo dài, có những nơi mặt ruộng ngập hơn 1 m. Ông Khởi cùng các hộ dân trong ấp không thể tự mình bơm thoát nước được. “Tiền cày, tiền sạ, tiền giống, tiền phân hơn 20 triệu đồng coi như mất trắng”, ông Khởi xót xa.

Ông Nguyễn Việt Khởi (áo xanh), Ấp 5, xã Khánh Bình Đông, tiếc cho 30 công lúa của mình được 40 ngày tuổi đang bị ngập sâu trong nước.

Không riêng gì xã Khánh Bình Đông, tại ấp Khánh Hưng A, xã Khánh Hải, diện tích lúa của người dân cũng thiệt hại đáng kể.

Bà Phạm Thị Chiên, ấp Khánh Hưng A, cho biết, ấp nằm ven tuyến đê Biển Tây nên người dân luôn phải chịu nhiều áp lực từ ảnh hưởng thiên tai, bởi rừng phòng hộ tuyến đê biển luôn bị sạt lở, ruộng vườn, đường lộ trong ấp hễ mưa lớn kéo dài là bị ngập.

“Mưa suốt mấy tuần qua, lúa bị chìm trong nước, bà con cùng nhau dùng máy bơm ngày bơm đêm, mỗi ngày tốn gần chục lít dầu mà ruộng vẫn ngâp sâu. Vụ lúa hè thu này xem như lỗ nặng”, bà Chiên than thở.

Cầm trên tay những bụi lúa xơ xác vớt lên từ dưới nước, bà Phạm Thị Chiên (bên trái) và bà Nguyễn Thị Trúc, ấp Khánh Hưng A, xã Khánh Hải, rất xót xa.

Người dân sống ven tuyến đê Biển Tây luôn chịu nhiều áp lực từ ảnh hưởng thiên tai như sạt lở, triều cường, đường lộ nông thôn hễ mưa lớn kéo dài là ngập, gây khó khăn cho cuộc sống và sản xuất.

Tính đến thời điểm này, toàn huyện Trần Văn Thời ước tính thiệt hại khoảng 570 ha lúa, trong đó gần 260 ha lúa bị thiệt hại trên 70%.

Được biết, vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời được đầu tư hệ thống thuỷ lợi với 16 trạm bơm, công suất khoảng 600.000 m3/giờ phục vụ cho việc chống úng, xổ phèn. Tuy nhiên, các tiểu vùng chưa được phân diện tích nhỏ để đảm bảo việc bơm nước nên khi mưa kéo dài thì thường xuyên xảy ra tình trạng một số diện tích lúa bị ngập.

Vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời được đầu tư hệ thống thuỷ lợi với 16 trạm bơm, công suất khoảng 600.000 m3/giờ phục vụ cho việc chống úng, xổ phèn, tuy nhiên các tiểu vùng chưa được phân diện tích nhỏ để đảm bảo việc bơm nước khi ruộng lúa bị ngập úng. (ảnh chụp tại cống Tham Trơi, xã Khánh Bình Đông)

Ông Nguyễn Việt Khái, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Trần Văn Thời, cho biết, tính đến thời điểm này ước tính trên địa bàn huyện thiệt hại khoảng 570 ha lúa, trong đó gần 260 ha lúa bị thiệt hại trên 70%. Để thoát khỏi cảnh ngập úng do mưa bão, vùng ngọt hoá huyện Trần Văn Thời cần cấp trên hỗ trợ đầu tư hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi khép kín, giúp bà con an tâm sản xuất./.

 

Huỳnh Lâm

Khát vọng làm giàu từ biển

Với nhiều công trình, dự án, giải pháp đã và đang được triển khai nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế từ biển, mục tiêu xây dựng Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững trong vùng và của cả nước vào năm 2030 dần trở thành hiện thực.

Nhân đôi thế mạnh

Nhìn tổng thể, bức tranh kinh tế của Bạc Liêu có sự tương đồng với Cà Mau về tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt là lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Vì thế, việc hợp nhất 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau mở ra nhiều kỳ vọng phát triển bứt phá cho vùng đất cuối trời Tổ quốc, khi nguồn lực được tập trung, khai thác và phát huy.

Thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn

Với vị trí địa lý đặc thù là vùng đất cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau sở hữu bờ biển dài, nhiều cửa sông lớn thông ra biển, mở ra tiềm năng to lớn cho nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Ðặc biệt, sau hợp nhất giữa 2 tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu sẽ tạo không gian phát triển kinh tế thuỷ sản rộng lớn.

Hiệp sức nâng tầm sản vật

Ðã qua, phát huy lợi thế phong phú sản vật, Cà Mau và Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng tầm giá trị đặc sản địa phương, nâng cao đời sống Nhân dân. Thế nên, khi Cà Mau và Bạc Liêu hợp nhất, ví như “chìa khoá" mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông thôn đặc trưng, tiêu biểu của tỉnh vươn tầm hơn nữa.

Quyết tâm đạt tăng trưởng GRDP sau hợp nhất tỉnh

“Đây là một nhiệm vụ rất khó, phải tập trung hết sức lực để tạo khí thế mới, niềm tin mới sau hợp nhất tỉnh. Việc thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng là tiêu chí đánh giá cán bộ năm 2025, đặc biệt là người đứng đầu”. Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Hồ Hải đã nhấn mạnh tại Hội nghị sơ kết phong trào thi đua “Phấn đấu tăng trưởng GRDP tỉnh Cà Mau năm 2025 đạt 8% trở lên”, diễn ra vào sáng 27/6.

Lực lượng xung kích trong truyền thông chính sách

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an sinh cho người dân, truyền thông chính sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong đó, báo chí chính là lực lượng xung kích, không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền mà còn đồng hành, phản biện và giám sát quá trình thực thi chính sách, pháp luật. Tại tỉnh Cà Mau, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và báo chí địa phương đã minh chứng rõ nét cho vai trò này.

Tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/1/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế; hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế tỉnh Cà Mau đã chuyển biến tích cực, góp phần đưa nền kinh tế tỉnh vượt qua được những khó khăn, thách thức trước những biến động chưa từng có của bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ðổi mới để sản xuất hiệu quả

Ðầm Dơi là huyện có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất tỉnh, với hơn 62.000 ha, tuy nhiên, nhiều yếu tố tác động đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Vì vậy, thời gian qua, nông dân trên địa bàn huyện tích cực đổi mới để sản xuất đạt hiệu quả. Từ đó, xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, đã và đang được huyện nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế, giảm nghèo tại địa phương.

Người bạn tin cậy phát triển

 “Báo chí là một kênh quảng bá, giới thiệu uy tín, tin cậy, có sức lan toả lớn đối với doanh nghiệp (DN). Báo chí trở thành diễn đàn, cầu nối để cộng đồng DN gởi gắm tâm tư, tình cảm, kiến nghị, đề xuất cho sự ổn định, phát triển. Báo chí góp phần xây dựng một môi trường kinh doanh trong sạch, lành mạnh, tạo ra sự liên kết, cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường, góp phần xây dựng một cộng đồng DN Cà Mau ngày càng lớn mạnh”, ông Lê Hoàng Phước, Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh, khẳng định.

Để hoạt động hợp tác xã đúng và tốt hơn

Sáng 23/6, Liên minh HTX tỉnh kết hợp với Trường Trung cấp nghề và Đào tạo cán bộ hợp tác xã (HTX) miền Nam tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế tập thể, HTX năm 2025.