ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 27-7-24 10:14:03
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Cải cách hành chính

Nhiều đột phá mới

Báo Cà Mau Tại huyện Thới Bình, công tác cải cách hành chính (CCHC) đã và đang được đẩy mạnh từ cấp huyện đến cơ sở. Nhờ đó, tỷ lệ người dân và doanh nghiệp hài lòng khi đến các cơ quan Nhà nước giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày càng cao.

Nhìn lại năm 2023, UBND huyện triển khai 3 quyết định và 5 kế hoạch về cải cách TTHC, kiểm tra các xã, thị trấn về công tác CCHC... nhằm thực hiện hiệu quả việc đơn giản hoá TTHC, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Kết quả, 12/12 xã, thị trấn đã hoàn thành rà soát các TTHC. Sắp xếp, ổn định đội ngũ cán bộ tại bộ phận một cửa của huyện, của xã, nhằm phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp. 

Năm 2023, huyện cập nhật 12 quyết định, có 11 thủ tục mới ban hành, 45 thủ tục được sửa đổi, bổ sung, 14 thủ tục bị bãi bỏ. Ðến nay, tổng số TTHC còn hiệu lực và được cập nhật, niêm yết công khai thực hiện là 485 thủ tục, trong đó cấp huyện 320 thủ tục và cấp xã 165 thủ tục.

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và các phần mềm chuyên ngành. Cấp huyện tiếp nhận 1.600 hồ sơ, đã xử lý 1.583 hồ sơ trước hẹn, 10 hồ sơ đúng hẹn, hồ sơ còn lại đang trong thời hạn xử lý, không có hồ sơ trễ hẹn. Cấp xã tiếp nhận hơn 3.500 hồ sơ, đã xử lý 3.500 hồ sơ, trong đó 3.450 hồ sơ trước hẹn, 50 hồ sơ đúng hẹn. Chủ yếu ở các lĩnh vực như: hộ tịch, chứng thực, khen thưởng, đầu tư và tài nguyên môi trường...

Người dân đến liên hệ làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã Biển Bạch Ðông.

Bà Ðinh Thị Mừng, Trưởng phòng Nội vụ huyện Thới Bình, cho biết: “Ðể công tác CCHC của huyện ngày càng đạt hiệu quả cao, ngay từ đầu năm nay, UBND huyện tiếp tục ban hành các quyết định và kế hoạch về công tác tự kiểm tra, rà soát và hệ thống hoá văn bản pháp luật năm 2024 trên địa bàn huyện. Ðồng thời, ban hành các văn bản về công bố hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do HÐND và UBND huyện ban hành. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản QPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành; đổi mới và áp dụng chặt chẽ, cụ thể quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL, từng bước nâng cao chất lượng, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ và tính khả thi cao của văn bản QPPL được ban hành; hạn chế tối đa văn bản QPPL được xây dựng và ban hành không đúng thẩm quyền, trình tự, quy trình”. 

Công tác CCHC của huyện Thới Bình tiếp tục tạo thêm nhiều bước đột phá mới. Số liệu từ Văn phòng UBND huyện, hơn 2 tháng đầu năm nay, toàn huyện đã giải quyết trên 16.200 hồ sơ, đúng hạn đạt 96,36%. Từ đó, nâng tỷ lệ hài lòng của người dân đối với cơ quan hành chính Nhà nước.

Tại xã Tân Bằng, công tác CCHC được địa phương xác định là nhiệm vụ quan trọng, nhằm giữ chuẩn xã nông thôn mới. Ông Lê Hoàng Phương, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Cán bộ ở đây đều có tinh thần trách nhiệm cao trong giải quyết hồ sơ, thủ tục cho người dân, qua đó, người dân đến đây sẽ được giải quyết cơ bản mọi thủ tục thuộc thẩm quyền của địa phương, giảm bớt việc đi lại nhiều nơi, mất nhiều thời gian”.

Ông Dương Quốc Tín, cán bộ Bộ phận một cửa xã Biển Bạch Ðông, cho biết: “Công việc chưa khi nào hết áp lực, nhưng mức độ chuyên nghiệp đã được cải thiện rất rõ. Từ đầu năm đến nay, cơ quan đã tiếp nhận gần 2 ngàn hồ sơ; khi trả kết quả, có đến 99,89% người dân bày tỏ sự hài lòng”.

Một trong những nét nổi bật nữa là ngày càng có nhiều ngành và các đơn vị xã, thị trấn ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào CCHC. Khi người dân đến liên hệ làm việc, có thể theo dõi các văn bản được công khai tại các xã, thị trấn. Bên cạnh tra cứu thông tin về TTHC được công khai, người dân sẽ được giải đáp mọi thắc mắc tại chỗ về TTHC, hoặc chỉ một cuộc điện thoại là người dân được hướng dẫn điền hồ sơ, đưa thủ tục đến giải quyết không bị sai sót./.

 

H.Măng

 

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).

Hoàn thành 21/37 nhiệm vụ CCHC

Qua 6 tháng đầu năm, tỉnh Cà Mau đã hoàn thành đúng và sớm hạn 21/37 nhiệm vụ theo kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) đề ra, đạt 56,76%; các nhiệm vụ còn lại đang thực hiện trong thời gian quy định. Ðáng chú ý, tỉnh triển khai thực hiện nhiều giải pháp, sáng kiến để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).

Thúc đẩy giải quyết thủ tục phi địa giới

Hướng đến nền hành chính phục vụ, tỉnh Cà Mau đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo bước phát triển đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Ðáng nói là, tỉnh đã vận hành hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) không phụ thuộc địa giới hành chính. Ðây là tiền đề quan trọng góp phần hiện đại hoá nền hành chính, nâng cao sự hài lòng, tin tưởng của Nhân dân.

Ðơn giản thủ tục, tạo thuận lợi cho dân

Thời gian qua, huyện U Minh triển khai đồng bộ, toàn diện các nội dung về cải cách hành chính (CCHC). Ðặc biệt, huyện chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), nhất là thực hiện rà soát, đơn giản hoá TTHC và nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn huyện.

Ðể người dân dễ làm hồ sơ đất đai

Hồ sơ liên quan đến đất đai được đánh giá là lĩnh vực khó, với nhiều thủ tục hành chính (TTHC) phức tạp, do đó, ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) hết sức cố gắng, từng bước tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận lĩnh vực này. Một trong những minh chứng rõ ràng nhất là Chỉ số Tiếp cận đất đai năm 2023 của tỉnh đã tăng vượt bậc, xếp vị trí 19/63 tỉnh, thành cả nước.

Phục vụ tốt, dân đồng thuận

Tuy không phải là tiêu chí chính trong Bộ Tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, nhưng hoạt động cải cách hành chính (CCHC) có tác động quan trọng vào việc thực hiện các chỉ tiêu khác, nhất là những chỉ tiêu cần sự phối hợp giữa chính quyền với dân, giữa chính quyền với doanh nghiệp, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, góp phần vào tiến trình xây dựng NTM.

Lấy sự hài lòng làm thước đo hiệu quả

Xây dựng nền hành chính dân chủ, hiện đại, chuyên nghiệp, kỷ cương, minh bạch; nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân tốt nhất, là định hướng cải cách hành chính (CCHC) huyện Ngọc Hiển trong giai đoạn mới.

Góp phần ngăn ngừa tham nhũng, tiêu cực

Xác định việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức (CCVC) là một trong những nhiệm vụ, giải pháp để phòng, chống tham nhũng, các cơ quan, đơn vị và địa phương trong tỉnh thực hiện nghiêm túc, tạo điều kiện để CCVC được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý công việc từ kinh nghiệm thực tế ở những môi trường làm việc khác nhau.

Kiểm tra công tác cải cách hành chính tại huyện Phú Tân

Ngày 22/5, Đoàn kiểm tra cải cách hành chính tỉnh Cà Mau kiểm tra thực tế các nhiệm vụ cải cách hành chính tại UBND xã Tân Hải, thị trấn Cái Đôi Vàm và UBND huyện Phú Tân; đồng thời ghi nhận những thuận lợi khó khăn, kịp thời giúp địa phương tháo gỡ, thực hiện tốt nhiệm vụ CCHC trong thời gian tới.

Từng bước hoàn thiện cơ sở dữ liệu lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) không ngừng đẩy mạnh công tác chuyển đổi số (CÐS) của ngành, từng bước hoàn thiện số hoá nhiều hồ sơ, thủ tục, quy trình, góp phần đem lại sự thuận lợi cho các đơn vị, địa phương và người dân, đóng góp chung vào tiến trình CÐS của tỉnh.