ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 4-7-25 20:13:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhiều dự án tái định cư vẫn chưa hoàn chỉnh

Báo Cà Mau (CMO) “Tái định cư”, cụm từ vừa quen nhưng lại khá lạ với người dân trên địa bàn tỉnh. Quen bởi nó đã xuất hiện quá nhiều và quá lâu, lạ do đến nay toàn tỉnh chưa thật sự có khu tái định canh, định cư nào được xem là hoàn chỉnh, là hình mẫu.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 8 dự án bố trí ổn định dân di cư tự do. Theo các quyết định phê duyệt quy hoạch của UBND tỉnh thì khi hoàn thành 8 dự án này sẽ bố trí được khoảng 3.583 hộ. Trong đó có 2.081 hộ dân di cư tự do, còn lại là hộ vùng thiên tai. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai đến nay chỉ bố trí được khoảng 879 hộ, với 464 hộ dân di cư tự do.

Dự án đầu tư xây dựng công trình Khu tái định cư rừng phòng hộ biển Tây, huyện Phú Tân là một điển hình. Dự án được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1341/QĐ-UBND ngày 6/8/2009, gồm 3 điểm dân cư là vàm kênh Cái Cám, vàm kênh Mỹ Bình và vàm kênh Công Nghiệp. Theo đó, thời gian hoàn thành dự án vào năm 2012. Khi hoàn thành sẽ bố trí 564 hộ, thế nhưng đến nay chỉ bố trí được khoảng 200 hộ do còn thiếu vốn để thực hiện hoàn thiện hạ tầng dự án.

Cùng thời điểm năm 2009, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1043/QĐ-UBND ngày 23/6/2009, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Khu tái định cư rừng phòng hộ biển Tây trên địa bàn huyện U Minh.

Theo đó, dự án này gồm 2 điểm dân cư là điểm dân cư vàm kênh Hương Mai và điểm dân cư vàm kênh Tiểu Dừa. Thời gian hoàn thành cũng khoảng năm 2012 và năng lực bố trí dân cư trong quyết định phê duyệt là 436 hộ. Tuy nhiên, đến nay chỉ mới tiến hành xây dựng được điểm dân cư Hương Mai và bố trí được thực tế khoảng 184 hộ. Không chỉ thiếu mà hạ tầng khu dân cư Hương Mai hiện vẫn còn rất nhiều hạn chế.

Hay tiêu biểu nhất là dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Khu tái định cư và sắp xếp dân cư khu vực Xẻo Quao, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Dự án được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1023/QĐ-UBND ngày 31/12/2002 và được điều chỉnh tại Quyết định 835/QD-UBND ngày 7/6/2013. Đây được xem là dự án có tuổi thọ khá lâu đời nhưng vẫn chưa thể hoàn thiện được sứ mệnh khi mới bố trí được 281 hộ dân trong tổng số 506 hộ theo quyết định phê duyệt. Tổng vốn đầu tư của dự án khoảng 69,7 tỷ đồng, thế nhưng đến nay chỉ mới đầu tư được khoảng 24,3 tỷ đồng.

Đào tạo, chuyển đổi ngành nghề là giải pháp cần được tăng cường để giúp người dân sau khi vào tái định cư có cuộc sống ổn định.

Đó là những khu tái định cư tiêu biểu trong tổng số 8 dự án mà tỉnh đã triển khai thời gian qua. Một thực trạng chung là do không đủ vốn nên gần như không dự án nào được đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống của người dân. Trong khi đó, đời sống của đại đa số bộ phận dân tái định cư, nhất là dân di cư tự do, là thiếu vốn, không đất sản xuất lại không có nghề nghiệp ổn định nên viễn cảnh vào khu tái định cư sau đó không lâu đã bán nền hay bỏ đi nơi khác cứ lặp đi lặp lại nhiều nơi và diễn ra nhiều năm.

Một thực tế cần nhìn nhận là công tác quản lý dân cư, quản lý hộ tịch, hộ khẩu..., nhất là các địa phương ở khu vực rừng phòng hộ ven biển còn rất nhiều hạn chế. Dân đến không kịp thời phát hiện và xử lý khiến tình trạng dân di cư tự do vào rừng phòng hộ, cửa sông, cửa biển... để sinh sống cứ thay đổi liên tục. Đồng thời, khi phát hiện, việc xử phạt, cưỡng chế các hộ vi phạm này rất khó, vì hầu hết là hộ nghèo, hộ dân tộc du canh du cư.

Từ thực tế trên, nhu cầu vốn để thực hiện các dự án tái định cư của tỉnh luôn ở mức khá cao. Theo báo cáo rà soát của Sở NN&PTNT, hiện toàn tỉnh cần khoảng 289 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương 259 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 30 tỷ đồng) để thực hiện hoàn thành các khu tái định cư dở dang thời gian qua.

Ngoài ra, tỉnh còn phát sinh thêm nhu cầu thực hiện 2 dự án cấp bách đã đề xuất đưa vào quy hoạch cần thiết phải đầu tư để bố trí các hộ dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, sạt lở... kết hợp với dân di cư tự do. Tổng vốn các dự án này khoảng 90 tỷ đồng để bố trí khoảng 486 hộ vùng thiên tai ấp Rạch Tàu Đông, xã Đất Mũi và 270 hộ vùng thiên tai xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi.

Theo Sở NN&PTNT, trước mắt sẽ tập trung nguồn lực đầu tư các khu dân cư ven biển, trong đó ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu để đủ điều kiện bố trí các hộ dân như: San lấp mặt bằng, đường giao thông khu tái định cư, hệ thống điện, hệ thống cấp nước... để bố trí dân cư ven biển thuộc đối tượng nguy cơ thiên tai cao, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho bà con, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, một giải pháp được xem là có tính chất quyết định đến sự ổn định sau bố trí tái định cư được Sở NN&PTNT đưa ra là tăng cường công tác đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho các hộ sau khi tái định cư. Tranh thủ các nguồn vốn để hỗ trợ các mô hình, dự án cho các hộ trong khu tái định cư. Hướng dẫn, định hướng các hộ thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, dịch vụ... Bên cạnh đó, tăng cường công tác thông tin, tìm kiếm thị trường, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm cho hộ dân vùng dự án bố trí dân cư... giúp họ ổn định cuộc sống nơi ở mới./.

Nguyễn Phú

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.