ĐT: 0939.923988
Thứ năm, 21-11-24 20:55:56
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhớ chiến khu xưa

Báo Cà Mau (CMO) Về hưu, mặc dù bề bộn với cuộc sống, song ông Ba Nhơn rất sẵn sàng khi Đảng, chính quyền địa phương cần đến và tích cực hoàn thành nhiệm vụ được giao với chất lượng cao.

Đã lâu lắm rồi, mỗi năm, vào mùa khô đến độ cây rừng đổ lá, ông Ba Nhơn thường có chuyến đi xa, trở về vùng căn cứ kháng chiến… Khi lên miền Đông đất đỏ, lúc thì vào Bến Dược (Địa đạo Củ Chi). Tuổi cao hay tìm lại kỷ niệm cũ, những lần đi như vậy đã giúp ông Nhơn như sống lại với năm tháng hào hùng, trên chiến trường rừng núi.

Ông La Thành Nhơn, năm nay ngoài tuổi 90, ngụ tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, vẫn công tác cựu chiến binh và lãnh đạo Hội Người cao tuổi thành phố. Sinh ra và lớn lên trên đất Sài Gòn, ông sớm tham gia kháng chiến đánh Pháp. Hiệp định Geneve ký kết năm 1954, ông được phân công ở lại miền Nam chiến đấu rồi theo nguồn bổ sung cán bộ lên chiến trường Tây Bắc, vừa xây dựng căn cứ, vừa tự túc chuẩn bị thực lực cho giải phóng miền Nam. Đơn vị của ông mỗi người nhận khai thác 1 ha rừng tạp để làm nông nghiệp. Trồng lúa cất giữ vào kho, bộ đội chỉ ăn bắp, khoai và săn bắn. Sống giữa rừng thiêng nước độc, nam rụng tóc, nữ mất kinh, viên thuốc phải chia nhau… Ai đến đó mới hiểu được cuộc sống, chiến đấu ở đất miền Đông gian khổ và dũng cảm.

Năm 1971, ông Nhơn được bổ sung vào Trung đoàn 1-Q-761, chiến đấu bị thương nặng đưa ra Bắc điều trị. Năm 1974, trở vô Nam vào Công trường 9 đánh Bình Giã - Võ Su - Đồng Xoài, rồi tham gia giải phóng Sài Gòn.

Về hưu, ông Nhơn vẫn giữ nguyên chiếc mũ có đính sao, với quân phục mùa đông cùng những huân chương chiến công sáng ngời kỷ niệm. Ông tự nhủ, mình gìn giữ phẩm chất bộ đội Cụ Hồ hy vọng góp phần giáo dục tốt truyền thống yêu nước cho tuổi trẻ, hay làm việc gì đó đóng góp với xã, phường xây dựng quê hương trong thời kỳ đất nước đổi mới. Những lúc rảnh việc, ông lên rừng Sác hay vào Địa đạo Củ Chi, cách nhà gần 100 km. Giữ thông lệ, hàng năm, vào mùa khô lá đổ, ông thường đưa cả vợ, con đến thăm các khu di tích, đường hầm địa đạo dài 225 km, vào Đền Bến Dược xem chiếu bia ghi danh hơn 80 ngàn liệt sĩ qua 2 cuộc kháng chiến.

Đoàn cựu chiến binh TP. Cà Mau tham quan Địa đạo Củ Chi năm 1998.  

Xem chứng tích Chiến khu Đ đất thép, "giặc vào đây, giặc phải bỏ thây". Rồi ông mắc võng lên cây, nằm nghe mùi ẩm mốc của lá rừng, như gọi về quá khứ! Ông nhớ đến người cán bộ người Kinh được Đảng cử ở lại miền Nam chỉ làm nhiệm vụ là giữ kho muối bên bờ sông, gắn bó với đồng bào dân tộc, lấy vợ, sinh con và được đồng bào cử làm già làng. Ông già làng đã dạy cho người dân Tây Nguyên sống đoàn kết, phụ nữ khi sinh con không còn ra rừng mà được chăm sóc, người chết không phải chia của mang theo, không chăn nuôi gia súc dưới sàn nhà ở… Già làng đã đưa cuộc sống văn minh đến với đồng bào Lý Lịch (tên dân tộc).

Và ông nhớ, cũng vào mùa khô năm 1964, chuyện đứa cháu gái ở Cà Mau đi tìm cha bên suối Đỗ Lệ. Hiệp định Geneve ký kết, người phụ nữ quê xã Lợi An (huyện Trần Văn Thời) đang mang thai, chị tiễn chồng đi tập kết trên chuyến tàu Sông Đốc. Ở lại, chị tham gia hoạt động cách mạng và nuôi con khôn lớn. Đứa con gái mới 16 tuổi nhất quyết theo đoàn thanh niên xung phong đi tìm cha. Biết không thể giữ được con, chị trao bức ảnh chụp với chồng trong ngày cưới. Mấy ngày dừng quân bên suối Đỗ Lệ, đứa cháu gái quanh quẩn theo đoàn cán bộ từ Bắc vào, hết nhìn người rồi nhìn ảnh. Nhớ lời mẹ dặn, cha có mụt ruồi đen bên vai phải nên các ông đi tắm cháu cũng đi theo. Rồi đến bên đầu võng một người đàn ông, cháu bạo miệng hỏi phải cha không... Tuy bất ngờ nhưng người đàn ông bình tĩnh, gạn hỏi và nhận bức ảnh cũ. Cha - con mừng nhau trong nước mắt. Cả đoàn thanh niên xung phong với đoàn cán bộ cùng tổ chức buổi liên hoan cho cha con sum họp…

Sau 3 ngày được bên con, người cha theo đoàn về R (Trung ương Cục miền Nam). Đoàn thanh niên xung phong tiếp tục chuyển hàng ra phía trước, đụng giặc phục kích, đứa con gái ấy cùng đồng đội chiến đấu dũng cảm… rồi hy sinh.

Ông Ba Nhơn nhớ đến cô y tá ở Bệnh viện K-76 (Đoàn 84), hy sinh đứa con đầu của mình mới vừa 5 tháng tuổi để cứu mạng hơn 30 thương binh đang sơ tán. Vào mùa khô năm 1971, cả sư đoàn bộ binh của giặc càn quét đánh vào căn cứ. Khi bọn chúng đến gần, cách nhau con suối nhỏ… Cô y tá nén lòng ôm chặt đứa con rồi ép mũi nó vào lồng ngực, đứa bé tắt thở.

Ông vừa thuật chuyện, vừa lấy khăn lau nước mắt mấy lần… Những tấm gương cao cả trong chiến tranh ác liệt vẫn in đậm trong tim người lính. Nước mắt còn đang chảy thì ông Ba Nhơn vội bật cười vì nhớ đến chuyện con khỉ đột làm thầy pháp. Khu rẫy tự túc của đơn vị ngày đêm phải canh giữ thú rừng vào cắn phá, có lũ khỉ tinh khôn không sợ người. Một hôm anh em đánh bẫy bắt được khỉ to, cả đàn khỉ cứ quanh quẩn không chịu đi. Có ý kiến nhốt "hắn" để liên hoan, còn nhiều người bảo hãy tha cho nó về với đàn. Thế là khỉ đột được phóng thích, nhưng với điều kiện phải cạo hết lông trên đầu, dùng sơn màu vẽ mặt mũi, vải vàng - đỏ may áo quần cho khỉ trông kỳ dị giống như... thầy pháp! Thoát chết, khỉ đột chạy nhanh theo đàn. Lũ khỉ kia thấy con vật lạ đáng sợ đang rượt đuổi, chúng kéo nhau chạy mãi vào rừng sâu, hoa màu trên rẫy bắp bị bọn khỉ quần nhau tan nát, suốt mấy mùa rẫy sau, đàn khỉ vắng bóng.

Đang trong câu chuyện… buồn vui, ông Ba Nhơn nhỏ giọng! Trải qua 2 cuộc chiến tranh ác liệt trên đất nước ta, có biết bao tấm gương dũng cảm hy sinh cao quý, họ sẵn sàng chết cho Tổ quốc để đổi lấy độc lập, tự do./.

Nguyễn Hiệp

Những "ngôi nhà cách mạng"

Thời chiến tranh chống giặc ngoại xâm, Cà Mau là căn cứ địa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng cả nước. Từ thành thị đến làng rừng có rất nhiều địa điểm ghi dấu ấn, nay là di tích lịch sử cách mạng.

Chuyện xin giống cây vú sữa trồng ở Phủ thờ Bác

Tại Phủ thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, xã Trí Lực, huyện Thới Bình (mọi người thường gọi thân thương là “Phủ thờ Bác xã Trí Lực”), hiện có cây vú sữa được nhân giống từ cây vú sữa của má Lê Thị Sảnh (Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình) gửi Tiểu đoàn 307 mang ra miền Bắc tặng Bác Hồ trên chuyến tàu tập kết năm 1954. Cây vú sữa này cũng đã cho trái từ mấy chục năm qua, khắc sâu thêm tình cảm thiêng liêng của người dân Cà Mau đối với Bác. Thế nhưng, chuyện xin cây vú sữa mang về trồng như thế nào và từ khi nào, cũng là thắc mắc của nhiều người.

Vụ thảm sát Cái Sắn qua lời kể của nhân chứng U100

Ông Phạm Văn Quang (Hai Quang), Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thới Bình, là người tâm huyết với công tác khuyến học, hầu như khóm, ấp nào trong huyện cũng có bước chân ông. Một hôm, ông phấn khởi điện cho tôi: “Chú biết có ông cụ này tuổi hơn 90, còn minh mẫn lắm, biết rất nhiều chuyện xưa của vùng đất Thới Bình, trong đó có vụ thảm sát ở Cái Sắn. Sắp xếp rồi chú đưa đi gặp cụ”.

Việt Nam trân trọng độc lập, phát triển bền vững

Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân, đồng bào và toàn thế giới ngày 2/9/1945 đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia tự do, độc lập. Ở đó người dân có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc… Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…

Tự hào 79 mùa thu lịch sử

Cách đây 79 năm, với thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Ðộc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, ngày 2/9/1945 trở thành ngày Tết độc lập đầu tiên của Tổ quốc trong thời đại Hồ Chí Minh - thời đại của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước với ánh sáng chân lý của sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Ðảng ta soi đường, dẫn lối. Một mùa thu vạch ngang lịch sử, được lịch sử lựa chọn để đi vào bất tử.

Tri ân hai vị lãnh đạo nghĩa quân

Những ngày tháng Tám lịch sử, chúng tôi có dịp tháp tùng cùng Nhà báo Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kể chuyện lịch sử (do Bảo tàng tỉnh thành lập) về thăm, thắp hương tại Khu tưởng niệm hai lãnh đạo nghĩa quân, Ðỗ Thừa Luông - Ðỗ Thừa Tự (toạ lạc tại ấp Bùng Binh, xã Hoà Thành, TP Cà Mau) - Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Món quà nghĩa tình tri ân mẹ

Thiêng liêng gì bằng Tổ quốc và mẹ. Mẹ đã cống hiến tuổi xuân, tài sản lớn nhất là chồng, là con cho Tổ quốc. Bằng tấm lòng tôn kính, cảm phục, việc xuất bản quyển kỷ yếu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng tỉnh Cà Mau” thể hiện trách nhiệm và là món quà mang nặng nghĩa tình của Ðảng bộ và Nhân dân tỉnh Cà Mau gửi đến các Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) còn sống, thay nén tâm hương dâng lên những mẹ đã khuất.

Chuyện về liệt sĩ nằm lại vùng đất lửa

Cách đây 5 năm, trong chuyến về nguồn cùng Tỉnh đoàn Cà Mau, đó là lần thứ 3 tôi được đặt chân đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn (tỉnh Quảng Trị). Mang theo tấm lòng của người con miền Nam đến thắp nén tâm hương cho những vị anh hùng của Tổ quốc, như một sự tình cờ kỳ diệu, giữa hơn 10 ngàn ngôi mộ liệt sĩ nằm lại ở vùng đất lửa, đoàn chúng tôi bất ngờ tìm được một phần mộ đặc biệt. Ðó chính là nơi an nghỉ của Liệt sĩ Nguyễn Ngọc Xinh, quê tại xã Tân Lộc, huyện Thới Bình.

Những địa chỉ thiêng liêng

Trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, lớp lớp những người con Cà Mau lên đường đánh giặc, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Ðể đổi lấy ngày độc lập, chỉ trên quê hương Cà Mau đã có 17.678 liệt sĩ, 16.467 thương binh, 2.510 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gần 17 ngàn người đang hưởng trợ cấp hằng tháng.

Làm đẹp địa chỉ đỏ

Trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt, xương máu của lớp lớp thế hệ ông cha đã thấm đẫm trên từng tấc đất quê hương. Ðể tưởng nhớ công ơn các anh hùng liệt sĩ, tại các xã, thị trấn trong huyện Ngọc Hiển đều xây dựng các đài tưởng niệm, nhà bia ghi danh liệt sĩ. Những công trình này vừa thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa góp phần giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.