ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 15-4-25 10:50:50
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhớ thời diễn hài ở Miền Tây

Báo Cà Mau Hài là món ăn tinh thần không thể thiếu của khán giả nói chung và người dân miền Tây nói riêng vào thập niên 80, 90 của thế kỷ trước. Thế nên, cứ đến tết Nguyên đán, bà con lại mong ngóng các đoàn về quê biểu diễn, với những tên tuổi nghệ sĩ nổi tiếng, để ngày Tết được cười “thả ga”.

Danh hài Bảo Quốc: "KHÔNG MÓN QUÀ ÐẦU XUÂN NÀO QUÝ BẰNG NỤ CƯỜI"

Ðã nhiều năm qua, danh hài Bảo Quốc định cư ở nước ngoài. Ông hạn chế đi show ngày Tết, để được ở bên gia đình, thêm nữa là do sức khoẻ ông không tốt như trước. Những năm ăn Tết xứ người, nam danh hài vẫn đau đáu nhớ về thời chạy show ngày Tết cùng Duy Phương, Bảo Chung...

Danh hài Bảo Quốc và cháu nội Gia Bảo trong dịp ông về Việt Nam vào năm 2022.

Danh hài Bảo Quốc và cháu nội Gia Bảo trong dịp ông về Việt Nam vào năm 2022.

Danh hài Bảo Quốc kể: “Người dân miền Tây hiền lành, nhiệt tình, chèo xuồng đến điểm diễn và chờ sẵn từ sau bữa cơm chiều. Tôi nhớ có lần diễn ở Cà Mau, từ người lớn đến trẻ nhỏ đều hồ hởi khi thấy tôi và các anh chị em nghệ sĩ. Có khán giả hỏi nhỏ: “Ði đường mệt không anh Bảo Quốc?”. Có má cao tuổi nắm tay tôi nói: “Má mong con sáng giờ"... Tình cảm đó cứ khắc sâu trong tôi. Bây giờ, do sức khoẻ nên tôi không thể đi diễn xa được, ngày Tết chủ yếu quây quần bên con cháu, nhưng tôi nhớ nghề, cứ mở YouTube coi các chương trình hài suốt. Tôi mong thế hệ nghệ sĩ hài sau này có dịp phục vụ khán giả vùng sâu, vùng xa hãy cố gắng diễn thật nhiều, vì không món quà đầu xuân nào quý bằng nụ cười”.

Danh hài Duy Phương: "NHỚ NHẤT NHỮNG NGÀY TẾT DIỄN Ở VÙNG SÂU, VÙNG XA"

Nhiều năm trước, cặp đôi nghệ sĩ hài Bảo Quốc và Duy Phương đã cùng tấu hài khắp các tỉnh, thành và nhận được sự yêu mến của khán giả. Cho đến hiện tại, đây vẫn là khoảng thời gian đẹp nhất của danh hài Duy Phương.

Danh hài Duy Phương và con trai Duy Phước.

Danh hài Duy Phương và con trai Duy Phước.

Kỷ niệm khắc sâu trong tâm trí anh là những ngày chạy show Tết: “Ðáng nhớ nhất là những ngày Tết diễn xa nhà phục vụ bà con ở vùng sâu, vùng xa. Ðường sá ngày xưa khó đi, chứ không tiện lợi như bây giờ. Nhiều nơi phải đi đò, tàu, ca nô vào như: Cà Mau, Bạc Liêu... Khán giả miền Tây hồn hậu, thân thiện và thiệt tình. Họ đem bánh mứt, cả gia đình vừa ngồi nhâm nhi vừa coi tấu hài. Coi tới đâu, khán giả vỗ tay tưng bừng, cười như pháo nổ tới đó. Tôi nhớ có đợt về tới Cà Mau đã tối mịt, khán giả vẫn ngồi đợi. Thấy có nhiều bà má đem bánh mứt theo, tôi nghĩ các má mang theo ăn cùng con cháu cho đỡ đói lúc ngồi đợi. Tôi đâu có nghĩ các má đem cho anh em nghệ sĩ hài như tôi, anh Bảo Quốc. Tôi thương quá, cắt ăn liền và tấm tắc khen. Ánh mắt hiền lành, sung sướng của các má khi nhìn nghệ sĩ ăn ngon làm tôi cứ nghẹn ngào mãi. Thương khán giả một thời yêu hài kịch lắm”.

Danh hài Tấn Beo: "TÌNH THƯƠNG CỦA KHÁN GIẢ Ở MÃI TRONG KÝ ỨC"

Trải qua cơn bạo bệnh, danh hài Tấn Beo hiện đang cố gắng tập vật lý trị liệu để sức khoẻ tốt hơn. Ông cảm thán, Tết này buồn hơn khi không được gần khán giả, không được xách xe gắn máy chạy show vài tụ điểm giải trí.

Danh hài Tấn Beo rất quý khán giả miền Tây.

Danh hài Tấn Beo rất quý khán giả miền Tây.

Danh hài thích nhất được diễn ở miền Tây như Cà Mau. Ngày xưa, cả năm khán giả ở đây mới được xem diễn hài, vì mọi thứ chưa hiện đại như bây giờ. Anh kể: “Lần đầu về vùng sông nước cũng sợ, càng đi càng lo vì tối quá rồi, liệu còn ai đợi mình? Nhưng khán giả đông lắm. Sau này, tôi rút kinh nghiệm, quyết đi sớm hơn vì không thể để khán giả mệt mỏi mong chờ. Ở quê có gì cho nấy, món dân dã nhưng đậm tình người. Nghệ sĩ đến là bà con mời vào nhà, làm bánh, pha trà nóng mời... Món nào cũng ngon, ăn là ghiền. Ăn không hết còn được mang về, khán giả rộng rãi lắm. Các cô, các bác, các cháu nhỏ cứ ngồi ngắm chúng tôi với đôi mắt trìu mến, đầy yêu thương. Tôi biết khán giả "cưng" nghệ sĩ lắm. Giờ khó thấy được những cảnh bình dị như thế, nhưng nó ở mãi trong ký ức của tôi”.

Danh hài Hoài Linh: "SƯỚNG NHẤT LÀ DIỄN Ở MIỀN TÂY"

Thời hoàng kim, danh hài Hoài Linh là một trong những nghệ sĩ chạy show ngày Tết nhiều nhất. Những năm qua, ông đã giảm mật độ chạy show. Tết Nguyên đán 2024, ông chỉ nhận lời diễn cho Ðoàn Cải lương Huỳnh Long để đỡ nhớ khán giả.

Danh hài Hoài Linh rất nhiệt tình với khán giả mỗi khi có dịp giao lưu. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Danh hài Hoài Linh rất nhiệt tình với khán giả mỗi khi có dịp giao lưu. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Về kỷ niệm trong ngày Tết, danh hài Hoài Linh kể: “Mấy ngày Tết, tôi ngủ rất ít. Hầu như ngày nào cũng chỉ chợp mắt được khoảng 5 giờ, nhưng bù lại được gặp khán giả, thấy vui vẻ hẳn ra. Thức ăn chính của tôi trong những ngày Tết là hủ tiếu, phở và cơm vắt kèm cá khô mang theo. Sướng nhất là diễn ở miền Tây vì bà con nghe mình xuống là nấu sẵn cơm, canh, toàn món ngon để đãi. Tôi và anh chị em ăn mỗi nhà một ít lấy thảo, cũng ấm bụng. Có mấy cô chú còn nói với tôi: “Hoài Linh ơi, ốm quá, phải ăn nhiều thịt mỡ vô cho mập lên, khoẻ còn diễn cho bà con coi nghen!”. Người gắp trứng kho, người cho khoanh bánh tét…, dù no nhưng tôi vẫn ăn, vì cái tình đó quý hơn vàng bạc. Nhớ hơn nữa là trên đường chạy show miền Tây, nhìn đồng lúa trổ bông, người dân tất bật dọn nhà cửa, chợ đông đúc… thấy lòng mình cũng rộn ràng theo”.

 

 

Lam Khánh

 

Tài sản vô giá cho hậu thế

Trở lại năm 2012, khi UNESCO công nhận tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, niềm vui ấy, sự tự hào lớn lao ấy lan toả khắp cả đất nước Việt Nam. Bởi một lẽ đơn giản, đâu đâu trên mảnh đất hình chữ S này, Vua Hùng cũng được Nhân dân thành kính khói hương.

Thăng hoa cùng nhiếp ảnh

Chàng trai trẻ Cà Mau toả sáng trong giới thời trang

Sinh ra và lớn lên ở huyện U Minh, trong một gia đình khá khó khăn, Huỳnh Ngọc Huấn từ nhỏ đã quyết tâm học tập để mang đến cuộc sống tốt hơn cho cha mẹ. Ðam mê ngành học thời trang, nhưng hiểu điều kiện gia đình không đủ lực để hỗ trợ mình, bởi quá trình học ngành này rất tốn kém, Huấn chuyển sang thi ngành thiết kế nội thất của Ðại học Kiến trúc TP Hồ Chí Minh (Cơ sở Cần Thơ). Huấn kể: “Tôi thi đậu vào trường. Cha mẹ nghe tin con trai đậu đại học thì mừng hơn bắt được vàng, khoe khắp nơi. Nhưng niềm đam mê lại thúc giục tôi rẽ sang lối đi khác”.

Văn hoá truyền thống - Hành trang trưởng thành của giới trẻ

Văn hoá tín ngưỡng từ lâu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Cà Mau. Tỉnh có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá tín ngưỡng địa phương được tổ chức hằng năm như: Lễ hội Nghinh Ông Sông Ðốc, Lễ tế Thần Nông, Lễ vía Bà Thiên Hậu... Không chỉ là nơi gửi gắm tâm linh của người lớn tuổi, các lễ hội này còn thu hút đông đảo các bạn trẻ tham dự.

“Con Rồng cháu Tiên” tri ân Quốc Tổ

“Con Rồng cháu Tiên” là chủ đề hoạt cảnh sân khấu được Đoàn cải lương Hương Tràm biểu diễn tại Lễ tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân, sẽ diễn ra lúc 8 giờ, ngày 3/4 (6/3 âm lịch), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau.

Trao giải cuộc thi mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau năm 2025

Chiều nay (28/3) tại Hội Văn học - Nghệ thuật (VHNT) tỉnh Cà Mau, Ban tổ chức Cuộc thi Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 tổ chức trao giải và triển lãm.

CÀ MAU THÊM GẦN

Ta sẽ về quê bằng đường cao tốc Để thấy Cà Mau giờ đã thêm gần Đường mới mở trải dài thẳng tắp Mùi nhựa thơm pha mùi nắng đồng bằng

Ra mắt “Không gian nghệ thuật – Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”

Tối 24/3, Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trung tâm Văn hoá tỉnh và Công ty TNHH MTV Mười Ngọt tổ chức buổi ra mắt “Không gian nghệ thuật - Điểm sinh hoạt các câu lạc bộ”.

Giải nhất thuộc về tác giả Lại Lâm Tùng với tác phẩm "Nhìn ra Hòn Khoai"

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật truyền thống tỉnh Cà Mau lần thứ X năm 2025 khuyến khích các tác giả thể hiện những thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; chương trình xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; những nét văn hoá, lịch sử truyền thống của vùng đất và con người Cà Mau…

Trưng bày chuyên đề "Ninh Bình - Dấu ấn vùng đất cổ"

Hoạt động trưng bày được khai mạc vào sáng ngày 24/3, tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Phường 1, TP Cà Mau), do Bảo tàng tỉnh Cà Mau phối hợp Bảo tàng tỉnh Ninh Bình tổ chức.