ĐT: 0939.923988
Thứ bảy, 1-2-25 13:51:26
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nhọc nhằn nghề hái dừa

Báo Cà Mau (CMO) Cây dừa cho trái ngọt lành, là loại thức uống được nhiều người ưa thích, thế nhưng ít ai biết rằng, đằng sau hương vị ngọt ngào ấy là mùi vị mặn chát của mồ hôi, sự cực nhọc và lắm rủi ro, hiểm nguy của những người sống bằng nghề hái dừa.

Từ trung tâm thị trấn Thới Bình, qua mấy con đường ngoằn ngoèo, chúng tôi đến Ấp 2, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình gặp những người theo nghề hái dừa.

Kiếm sống trên ngọn dừa

Ông Trương Đăng Thoi có 23 năm theo nghề leo dừa. Địa bàn hoạt động của ông ở khắp các xã trong huyện Thới Bình, thậm chí nhiều vườn cau cũng lưu dấu chân ông Thoi.

Nghề hái dừa đòi hỏi người thợ phải có sức khoẻ dẻo dai, không sợ độ cao. Bộ dụng cụ hành nghề đơn giản là con dao, cuộn dây luộc và cái nài. Ông Thoi cho biết: “Người hái dừa sử dụng nài làm bằng dây đai, dây dù. Với tôi thì khác, tôi làm nài bằng dây chuối đánh lại, có độ dẻo và chắc chắn khi cọ sát với thân dừa. Thậm chí có khi không cần nài’’. 

Ông Trương Đăng Thoi với công việc hái dừa hằng ngày của mình.

Theo chân ông đến vườn, tôi tận mắt quan sát ông leo dừa. Người đàn ông đã gần 50 tuổi nhưng nhanh nhẹn, thoăn thoắt leo như chú sóc chuyền cành. Thoáng chốc ông đã vút lên ngọn dừa cách mặt đất khoảng 17 m, treo mình lơ lửng trên đọt dừa.

Cũng theo ông Thoi, thanh niên bây giờ ít ai chọn nghề này. Trước đây, cả xóm có vài chục người làm nghề này, nhưng làm được 5-7 năm thì nghỉ vì không đủ sức khoẻ, giờ chỉ còn khoảng 10 người theo nghề.

Trong số những người trèo hái dừa cùng Ấp 2 với ông Thoi, anh Châu Minh Phụng được coi là cao thủ. Anh Phụng tâm sự: “Từ lúc 14 tuổi đã theo cha đi khắp nơi để hái dừa thuê. Lúc đó còn nhỏ, tôi chỉ đứng dưới đất nhặt và mang dừa vào sọt. Hồi đó mờ sáng là hai cha con tôi ra khỏi nhà. Trèo dừa những lúc trời mưa tuy vất vả nhưng được chủ trả tiền công cao hơn những ngày trời nắng. Giờ đây tay nghề của tôi cũng sắp bằng các anh, các chú rồi”. 

"Công việc bán sức lao động nên chỉ cần siêng năng, mỗi ngày tuỳ vào tay nghề mỗi người có thể trèo hái dừa từ 20-30 cây. Dừa tươi tại vườn mua giá 6.500 đồng/trái, đem về bỏ mối tại các quán nước với giá 8.500-9.000 đồng/trái, dừa khô mua giá 7.500 đồng/trái về bán 10.000-12.000 đồng/trái. Đối với dừa tươi, thợ phải dùng dây luộc dài chuyền nhẹ buồng dừa để không bị vỡ. Tính trung bình mỗi ngày kiếm khoảng 800.000 đồng, tôi khi làm đều dọn cổ sạch sẽ, chăm sóc cây dừa để giữ mối. Thông thường chúng tôi có địa bàn quen, cứ mỗi năm thu hái 2 lần, vườn nhà này tới vườn nhà kia, nghề này đánh đổi sức lao động, lấy công làm lời ”, anh Phụng nói. 

Nguy hiểm rình rập

Miếng cơm manh áo buộc những người đàn ông leo dừa phải chấp nhận nguy hiểm, theo ông Thoi: “Những người bước chân vào nghề phải trải qua tai nạn mới trưởng thành. Chỉ học nghề qua lớp thợ có kinh nghiệm truyền lại cho lớp sau. Ai cũng có ít nhiều vết sẹo, bị ong lá, ong bần, kiến, rắn cắn mình mẩy sưng vù mấy ngày là chuyện thường xảy ra. Khi rơi vào các tình huống này, phải bình tĩnh, chịu đựng, tìm cách xử lý, không được hốt hoảng buông tay”.

Nói về những tai nạn trong nghề, giọng ông Thoi đượm buồn: “Cách đây 2 năm, vừa trèo lên đến ngọn dừa, tôi bị bầy ong vò vẽ lao ra đốt. Tôi liền phi thân xuống mương, rất may cây dừa thấp, gần mương nên cũng chỉ bị ong đốt, cây quẹt bị thương cánh tay phải. Sau vụ đó, gia đình động viên tôi nghỉ, kiếm việc khác làm, nhưng tôi vẫn bám lấy nghề”.  

Nói đến nghề hái dừa thuê, ít ai mường tượng hết vất vả, bởi ai cũng nghĩ người hái dừa kiếm tiền mà không phải mất đồng vốn nào. Hơn nữa, việc trèo cây mà không có bất cứ hình thức bảo hộ nào cũng rất nguy hiểm. Người trèo dừa luôn miệng nói do trèo quen nên không sợ và cũng không ngã được, nhưng thực tế đã có mấy người ngã, thậm chí trở thành gánh nặng cho gia đình.

Trường hợp của anh Nguyễn Văn Cung, tay leo dừa kỳ cựu từng chung nhóm với ông Thoi, rất thương tâm. Ông Thoi kể lại với giọng đầy xót xa: “Dù leo dừa gần 10 năm, nhưng cách đây 8 năm, do bất cẩn níu phải tàu dừa mục nên anh Cung rơi xuống đất từ độ cao 14 thước, đầu va đập mạnh. Gần 2 tháng sau, anh Cung mới tỉnh lại, bị chấn thương não, thần kinh không được như trước, xương cốt không còn lành lặn, tuy không mất mạng nhưng cũng thành phế nhân, hằng tháng anh được xã trợ cấp người khuyết tật 450.000 đồng”./.

Anh Nguyễn Minh Tính, Trưởng Ấp 2, xã Tân Lộc Bắc, cho biết: “Nghề leo dừa không phải là nguồn kinh tế chính của người dân nơi đây, tuy nhiên, nó giúp nhiều người có cái ăn, cái mặc. Đa số những hộ theo nghề này là hộ nghèo, cận nghèo hoặc ít đất sản xuất, Hội LHPN xã cũng nhiều lần làm đơn cho những hộ này vay vốn làm ăn nhưng do vẫn còn khó khăn trong giấy tờ. Địa phương nhiều lần động viên họ chuẩn bị sức khoẻ tốt, đề phòng rủi ro khi trèo cao”.

 Kim Liếu 

Liên kết hữu ích

Tận tình phục vụ những ngày cận Tết

Năm 2024, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn huyện Năm Căn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trước hạn và đúng hạn cho tổ chức, cá nhân đạt cao. Ðặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC được đẩy mạnh.

Tiếp tục tinh gọn bộ máy và nâng cao chỉ số hài lòng của người dân

Chiều 15/1, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của Ban Chỉ đạo theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với 63 điểm cầu trên cả nước.

Dịch vụ công trực tuyến: Không làm thay người dân

Nhằm từng bước hình thành thói quen và nâng cao kỹ năng tự thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh vừa chỉ đạo thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo công chức, viên chức (CC,VC) làm việc tại bộ phận một cửa thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện DVCTT, không trực tiếp làm thay, để người dân quen dần thao tác, các bước thực hiện trên môi trường điện tử.

Cà Mau tiếp tục dẫn đầu cả nước về chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp

Với 91,6 điểm, tăng 1,43 % so với năm 2023, tỉnh Cà Mau tiếp tục giữ vị trí đứng đầu các tỉnh thành cả nước về Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp năm 2024. Đây cũng là năm thứ 2 liên tiếp Cà Mau dẫn đầu cả nước về bộ chỉ số này.

Khánh Hoà hoàn thành sớm kế hoạch CCHC năm 2024

Chú trọng đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ công tác cải cách hành chính (CCHC), xã Khánh Hoà (huyện U Minh) đã hoàn thành 17/17 nhiệm vụ theo kế hoạch năm 2024, đạt 100%.

Bước nhanh hơn để tạo đột phá

Xây dựng Chính quyền điện tử (CQÐT) hướng đến Chính quyền số (CQS) là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Cà Mau nỗ lực hướng tới, nhằm tạo đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Sự hài lòng của người dân là thước đo chất lượng

Với phương châm “Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo chất lượng”, thời gian qua, huyện Ngọc Hiển đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tạo chuyển biến tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), nhất là chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) ngày một nâng lên, đem lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân, xây dựng chính quyền ngày càng thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

Nỗ lực tạo đột phá

Năm 2024, công tác chỉ đạo triển khai, thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) được TP Cà Mau quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, thông suốt. Ðến nay, thành phố đã hoàn thành 23/23 nhiệm vụ CCHC. Chất lượng giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn được nâng cao. Mức độ hài lòng của người dân về giải quyết TTHC đạt 100%.

Quyết tâm cải cách tốt hơn

Với quan điểm “Lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể, là trung tâm của cải cách hành chính; tất cả hướng đến mục tiêu là phục vụ người dân, doanh nghiệp”, huy động sự vào cuộc với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị... công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2024 của tỉnh đạt được nhiều kết quả nổi bật, tiến bộ. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục khắc phục, tạo sự thông suốt để phục vụ người dân và cộng đồng doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Ðiểm nhấn thành tựu cải cách hành chính

Cà Mau là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước hoàn thành sớm việc kết nối Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh với Hệ thống Ðịnh danh và xác thực điện tử của Bộ Công an, để phục vụ chuyển đổi sang sử dụng VNeID làm tài khoản duy nhất trong thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử kể từ ngày 1/7/2024. Cùng với đó, Cà Mau là 1 trong 14 địa phương hoàn thành sớm việc số hoá dữ liệu sổ hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NÐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ (giao trước ngày 31/12/2024).