ĐT: 0939.923988
Thứ sáu, 20-9-24 21:52:39
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Như một trò chơi công nghệ

Báo Cà Mau (CMO) Chưa tròn 2 quý của năm 2018 nhưng người tiêu dùng đã phải “gồng mình” chạy theo hàng loạt những thay đổi từ nhà kinh doanh mạng điện thoại: kê khai thông tin cá nhân, cập nhật ảnh chân dung trong đăng ký thuê bao...

 Việc “khắc phục”, “sửa lỗi” này theo các quy định hiện hữu về thiết bị di động đâu hẳn từ phía người tiêu dùng (khách hàng) mà trách nhiệm chính thuộc về nhà mạng (nơi cung cấp dịch vụ).

Đã có quy định về sử dụng thuê bao chính chủ, thuê bao phải kê khai rõ thông tin cá nhân… từ năm 2011 theo Nghị định số 25/2011/NĐ-CP. Thế nhưng, công tác này hầu như được các nhà mạng duy trì theo hình thức đối phó. Bởi hàng loạt các hoạt động mua, bán số thuê bao sau đó phát triển thông qua điểm đăng ký, trạm đăng ký và phát triển mạnh trên cả hệ thống mạng internet. Người sử dụng sẽ dễ dàng mua sim số cho thuê bao di động mà không cần xuất trình một giấy tờ tuỳ thân nào theo quy định. Một sim điện thoại chào bán hậu hỷ từ 30.000 đồng và dễ dàng mua như hàng hoá tiêu dùng ở chợ, cửa hàng tạp hoá.

Còn nhớ vào khoảng nửa năm 2007, lần đầu tiên cụm từ “cháy kho số” được các nhà mạng đề cập đến, khi cả Viettel, Mobifone và Vinaphone chỉ khai thác một vài đầu số nguyên bản như 090, 093, 098. Theo lập luận của các nhà mạng, số lượng thuê bao di động đã tăng trưởng mạnh. Riêng năm 2007 tăng gấp 200% và phát sinh mới khoảng 12 triệu thuê bao, bằng con số của 10 năm trước cộng lại. Vậy là người tiêu dùng lại chập chững làm quen với số điện thoại 11 chữ số.

Từ đó, những chiếc sim 11 số bắt đầu hoà mạng và có lúc bị gán ghép là sim rác. Bởi, hầu hết loại sim 11 số thường bị tận dụng để gửi tin quảng cáo trên nền thiết bị di động, nên cái nhìn của phần lớn người dùng với loại sim này không mấy thiện cảm. Nhưng về bản chất, việc sim 11 số có trở thành rác hay không là do sự quản lý của nhà mạng. Từ chỗ bị ghẻ lạnh, nhiều chiếc sim 11 số giá hàng chục triệu đồng đã được người dùng chấp nhận.

Theo kế hoạch chuyển đổi mã mạng vừa được Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) công bố, kể từ ngày 15/9/2018, thuê bao di động 11 số sẽ chuyển sang 10 số. Như vậy, có khoảng 60 triệu thuê bao chịu ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi này. Vậy là sau hơn 10 năm thâm nhập và cạnh tranh với thuê bao 10 số, đến nay thuê bao 11 số lại bắt đầu phải thay đổi để trở về 10 số.

Kéo theo đó sẽ là những hệ luỵ của người tiêu dùng: phải thay đổi toàn bộ các hồ sơ, dữ liệu về thông tin cá nhân, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính, ngân hàng và cả lĩnh vực bảo hiểm. Nghĩa là, khi thuê bao di động thay đổi, khách hàng để đảm bảo quyền lợi của mình phải tự đăng ký và tự đến các cơ sở giao dịch để đăng ký thay đổi tại mục hồ sơ cá nhân. Mặc dù trách nhiệm trực tiếp đang đặt trên vai các nhà mạng, tuy nhiên, làm thế nào đừng tiếp tục hành dân như đã từng xảy ra khi thực hiện quy định chụp hình chân dung cho thuê bao cách nay hơn 1 tháng.

Khách hàng, người tiêu dùng luôn quý trọng những giá trị của sản phẩm mình sở hữu. Trong khi phía nhà cung cấp dịch vụ thì thiếu tính ổn định, liên tục đề xuất những thay đổi. Đành rằng phải chấp nhận thay đổi để phát triển hơn nhưng cũng cần thay đổi khoa học, có tính đảm bảo bền vững. Trong 10 năm, hàng loạt các sự thay đổi của nhà mạng xem như một trò chơi trong lĩnh vực công nghệ số.

Và rồi đây, ai dám khẳng định, khi đến thời điểm chuyển đổi 11 số thành 10 số, người dân không tiếp tục mệt mỏi, phiền hà, rắc rối?./.                  

Phong Phú
 

Liên kết hữu ích

Giải quyết nhanh thủ tục cho người dân

Nỗ lực cải cách hành chính (CCHC), hướng đến sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp, chính quyền xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời tạo được niềm tin trong Nhân dân về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước.

Rạch Gốc quyết tâm xây dựng nền hành chính văn minh

Thực hiện công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số, thị trấn Rạch Gốc đang dồn lực, quyết tâm cao để xây dựng nền hành chính “văn minh”, “hiện đại”, phục vụ tốt nhất cho người dân.

Hoà Mỹ - Hướng dẫn nhiệt tình, giải quyết nhanh gọn

Thời gian qua, UBND xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước nỗ lực thực hiện cải cách hành chính (CCHC), tạo chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn.

Giải quyết toàn trình khi đăng ký, cấp biển số xe lần đầu

Thời gian qua, ngành thuế tích cực đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người nộp thuế (NNT). Trong đó, giải quyết thủ tục khai, nộp lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy đem lại hiệu ứng tích cực.

“Thị sát” bộ phận một cửa

Ðóng vai một người dân đến thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa ở một số xã trên địa bàn tỉnh, thành viên Ðoàn Kiểm tra cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong thái độ tiếp công dân của công chức. Cũng từ những chuyến “thị sát” thực tế này đã ghi nhận nhiều hạn chế nhất định.

Cải cách mạnh mẽ nền hành chính ở cơ sở

Là nơi trực tiếp làm việc với công dân, chính quyền cơ sở (xã, phường, thị trấn) trên địa bàn tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc xây dựng chính quyền gần dân, vì dân được thể hiện rõ nét trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính (TTHC), xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, trình độ, gần dân và sát dân.

Ðem lợi ích đến người dân

Thời gian qua, để nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp, huyện Ðầm Dơi không chỉ rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) mà còn triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương thức chỉ đạo, điều hành và tiếp nhận, giải quyết TTHC, tăng tỷ lệ hồ sơ trực tuyến.

Nỗ lực dỡ rào cản “Chi phí không chính thức”

Ðược đánh giá là chỉ số nhạy cảm nhất trong 10 chỉ số thành phần cấu thành Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số “Chi phí không chính thức” của tỉnh Cà Mau trong năm qua mặc dù ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vấn đề cải thiện đối với chỉ số này vẫn còn chậm so với mục tiêu đề ra.

Rõ người, rõ việc, rõ thời gian

“Việc cải cách hành chính (CCHC) cần rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm... để dễ kiểm tra, dễ đánh giá, dễ thúc đẩy, khơi thông nguồn lực đất nước”, đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhắc lại nhiều lần trong các cuộc họp liên quan đến công tác CCHC với các địa phương.

Gỡ “điểm nghẽn” trong đào tạo lao động

Ðứng vị trí 52/63 tỉnh, thành cả nước, Chỉ số thành phần Ðào tạo lao động trong Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Cà Mau được đánh giá còn nhiều hạn chế, tiêu cực. Trong đó, nhiều điểm nghẽn cần tháo gỡ về công tác đào tạo lao động, tuyển dụng lao động, chất lượng lao động qua đào tạo, hướng đến cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp (DN).