ĐT: 0939.923988
Thứ ba, 17-9-24 03:05:57
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Những người thầy không đứng trên bục giảng

Báo Cà Mau Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để tôn vinh nghề giáo, những người đã và đang ngày ngày dìu dắt bao thế hệ học trò đi đến những ước mơ, những bến bờ thành công trong tương lai. Mặc dù có phần trầm lặng hơn so với những người thầy trong ngành giáo dục, nhưng những người thầy trong lĩnh vực thể thao vẫn có hạnh phúc riêng mỗi khi đến ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Ðối với họ, hạnh phúc rất đơn giản, bình dị, thầm lặng giống như cái nghề họ đã chọn.

Huấn luyện viên Văn Thanh Xuân, Trưởng bộ môn Vovinam, Trung tâm Huấn luyện thể thao tỉnh Cà Mau, năm nay 67 tuổi, hơn 30 năm tuổi nghề huấn luyện bộ môn Vovinam. Không biết bao nhiêu thế hệ học trò đã trưởng thành và gặt hái được nhiều thành công từ cái duyên huấn luyện của người thầy có vóc dáng mảnh khảnh, nhỏ bé này.

Huấn luyện viên Văn Thanh Xuân (bên phải), Trưởng bộ môn Vovinam đang hướng dẫn môn sinh tập luyện.

Theo ông Xuân, những huấn luyện viên thể thao cũng ví như những người thầy thầm lặng, không được thể hiện rõ ràng như những người thầy dạy văn hoá, thế nhưng dịp ngày Nhà giáo Việt Nam họ cũng được hưởng niềm vui chung của những người thầy. Huấn luyện viên Xuân hồ hởi chia sẻ: “Vào ngày 20/11 cũng có nhiều học trò khi xưa mình huấn luyện nhắn tin chúc mừng, một số ở gần thì tổ chức buổi tiệc nho nhỏ để gặp nhau tâm sự, chia sẻ. Ðối với tôi như vậy là quá ấm áp rồi, vì nhiều học trò tới ngày này vẫn nhớ tới mình”.

Cùng tâm trạng như Huấn luyện viên Văn Thanh Xuân, Huấn luyện viên Ngô Văn Vui, Trưởng bộ môn Ðiền kinh, Trung tâm Huấn luyện thể thao tỉnh Cà Mau, cũng có nhiều cảm xúc mỗi khi tới ngày 20/11. Theo ông Vui, mặc dù không nổi bật như dạy văn hoá, nhưng đối với thể dục thể thao cũng phải học, bởi ngoài chuyện năng khiếu thì người chơi thể thao chuyên nghiệp phải học cách chơi cho đúng kỹ thuật để có thể đạt được thành tích cao. Ở đó, những huấn luyện viên thể thao chính là những người thầy giúp đỡ, dìu dắt những người chơi thể thao thực hiện ước mơ vươn xa của mình. "Thế nên, đến ngày 20/11, chỉ cần nhận được những lời chúc ngắn thôi thì những người thầy thể thao như chúng tôi cũng thấy hạnh phúc rồi", ông Vui chia sẻ.

Em Nguyễn Nhật Khánh, võ sinh Vovinam, bày tỏ: “Dù vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng đến ngày 20/11 chúng em cũng tranh thủ làm buổi tiệc nho nhỏ để chúc mừng các thầy, cũng như gởi tin nhắn chúc mừng các thầy, mong muốn các thầy vui vẻ, hạnh phúc, tiếp tục dạy dỗ chúc em đạt thành tích cao trong thi đấu”.

Các huấn luyện viên thể thao ngày ngày đóng góp công sức của mình vào thành tích chung của thể thao tỉnh Cà Mau. (Trong ảnh: Ðội Kick Boxing đang tập luyện).

Không hoa, không quà, không thể hiện rõ ràng như nghề giáo, thế nhưng những người thầy thể thao cũng đang thầm lặng hưởng niềm vui nghề giáo theo cách riêng của mình. Ðối với họ, lời động viên thăm hỏi trong ngày này chính là niềm vui lớn, niềm vui ấy đã và đang được nhiều thế hệ học trò duy trì. Sự trân quý này tiếp thêm động lực cho những người thầy không đứng trên bục giảng chắp cánh ước mơ vươn xa của các vận động viên, góp phần vào thành tích chung của thể thao tỉnh nhà.

 

Lê Chí

 

Ổn định trường lớp năm học mới

Năm học 2024-2025, huyện Năm Căn có 30 trường học do huyện quản lý, trong đó, mầm non - mẫu giáo 9 trường, tiểu học 11 trường và THCS 9 trường, với tổng số trên 10.500 học sinh, được biên chế thành 337 lớp.

Ðường đò đến trường

Huyện Ngọc Hiển, mảnh đất cực Nam Tổ quốc, là huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cà Mau. Năm học mới 2024-2025, toàn huyện có trên 11 ngàn học sinh theo học ở 27 trường, với 10 điểm lẻ trên địa bàn.

Quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND ngày 11/7/2024 của HĐND tỉnh Cà Mau quy định mức thu học phí từ năm học 2024-2025 bằng mức thu học phí năm học 2021-2022 đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đảm bảo nguyên tắc tổng số tháng thu học phí không vượt quá 9 tháng/năm học.

Sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức, huyện Đầm Dơi

Ngày 11/9, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau công bố Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau về việc sáp nhập Trường THCS Hiệp Bình và Trường THPT Tân Đức (huyện Đầm Dơi) thành Trường THCS và THPT Tân Đức.

Ứng dụng công nghệ thông tin, nâng chất lượng dạy học

Xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong trường học là hết sức cần thiết và là xu thế tất yếu, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên Trường THPT Thái Thanh Hoà, huyện Ðầm Dơi, đã có nhiều cố gắng trong ứng dụng CNTT vào việc dạy học, công tác quản trị nhà trường.

Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên tham gia BHYT

Năm học 2023-2024, tỉnh Cà Mau có 99,31% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia bảo hiểm y tế (BHYT). Nhằm phấn đấu 100% HSSV tham gia BHYT năm học 2024-2025, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đang tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, các trường học trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo tất cả HSSV, bất kể điều kiện kinh tế hay hoàn cảnh gia đình, đều có cơ hội nhận được sự chăm sóc y tế cần thiết.

Ðảm bảo chất lượng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Chia sẻ về nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2024-2025, ông Lê Hoàng Dự, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Ðào tạo (GD&ÐT), cho biết, toàn ngành sẽ tập trung quán triệt phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong mọi hoạt động giáo dục: "Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm, làm chủ thể - thầy cô giáo làm động lực - nhà trường làm bệ đỡ - gia đình làm điểm tựa - xã hội làm nền tảng".

Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2024 - 2025

Thân ái gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ quản lý, người lao động ngành Giáo dục, các em học sinh, sinh viên, học viên và các bậc phụ huynh!

Giáo dục truyền thống ở những ngôi trường đặc biệt

Ông Ðỗ Văn Nghiệp (Sáu Sơn), Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Kể chuyện lịch sử (thuộc Bảo tàng tỉnh), cho biết, toàn tỉnh Cà Mau hiện có gần 500 trường học từ bậc mầm non đến THPT, trong đó có rất nhiều ngôi trường mang tên các bậc hiền nhân, anh hùng liệt sĩ, danh nhân văn hoá dân tộc, là minh chứng rõ nét cho lòng biết ơn và sự tri ân đối với những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

54 suất học bổng dành cho học sinh khó khăn, hiếu học

54 suất học bổng được trao tặng cho các em học sinh khó khăn, chăm ngoan học giỏi, mỗi suất trị giá 500.000 đồng. Đây là đóng góp của gia đình, dòng họ, mong muốn khích lệ tinh thần hiếu học của các em học sinh, động viên các em vươn lên phấn đấu học tập tốt.