ĐT: 0939.923988
Chủ nhật, 6-7-25 14:11:05
Theo dõi Báo điện tử Cà Mau trên

Nỗi đau từ tai nạn điện

Báo Cà Mau (CMO) Tai nạn điện đã cướp đi mạng sống của anh Trần Vũ Linh, 30 tuổi, ấp Trùm Thuật B, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, để lại nỗi đau không gì bù đắp được cho những người thân.

Bà Phạm Thị Hiền, 52 tuổi (mẹ vợ anh Linh) nước mắt tuôn trào khi thắp nén nhang rồi nhìn vào di ảnh con mình. Cái cảm giác chứng kiến người “đầu bạc” tiễn người “đầu xanh” thật xót lòng. 

Sự ra đi không báo trước 

Cố gắng kìm nén xúc động, bà Phạm Thị Hiền kể lại, vợ chồng anh Linh kết hôn được 7 năm và chung sống với nhau rất hoà thuận, hạnh phúc. Ban đầu, hai vợ chồng mướn căn nhà nhỏ ngay chợ xã để kinh doanh điện thoại và sửa chữa đồ dùng điện. Sau thời gian chí thú làm ăn, chắt mót được số vốn, hai vợ chồng mua thêm căn nhà lớn hơn để chị Nguyễn Hồng Nhiên (vợ anh Linh) bán tạp hoá. 

Biến cố xảy ra vào buổi chiều ngày 27/2/2018, khi có khách tìm đến mua điện thoại nên anh Linh từ quầy hàng bán tạp hoá về chỗ bán điện thoại (cách đó khoảng 100 m). Nhưng không ngờ cửa kéo nơi bán điện thoại đã chập điện từ lúc nào, nên khi vừa chạm tay vào, anh bị điện giật té ngã. 

Ngay lập tức, người dân gần đó hô hoán và lập tức ngắt cầu dao điện trong nhà. Nhưng mọi người bất ngờ phát hiện rằng, nguồn điện trong nhà anh Linh không phải là nguyên nhân. Thế nên, ông Nguyễn Văn Cam, người hàng xóm đã nhanh trí vội chạy tìm cầu dao tổng để ngắt nguồn điện. Đến khi ấy, anh Linh mới được tách rời cánh cửa sắt tử thần nhưng anh đã tử vong. 

Cầu dao tổng mà ông Nguyễn Văn Cam, ấp Trùm Thuật B, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời nhanh trí tìm để ngắt điện nhưng vẫn không cứu kịp anh Linh.   

Theo nhiều nguồn thông tin, nguyên nhân dẫn đến cái chết của anh Linh là do nhà hàng xóm tự kéo điện xuống nhà kho và bất cẩn va vào vách nhà anh Linh. Theo thời gian, vỏ dây điện bị tróc rồi dẫn điện vào căn nhà tiền chế của anh. Sự ra đi của anh như tiếng chuông cảnh tỉnh ý thức và trách nhiệm của người dân khi sử dụng điện. 

Điện lực đã đến nơi kiểm tra, xử lý và phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn. Nhưng dù kết quả ra sao thì đây vẫn là nỗi mất mát, nỗi đau tột cùng với gia đình anh Linh.

Nỗi đau của người ở lại

Đôi mắt đỏ hoe vô hồn lại nhìn về bàn thờ đang nghi ngút khói hương, bà Phạm Thị Hiền nói trong nghẹn ngào, con rể mất đi để lại đứa con mới tròn 6 tuổi. Đứa bé còn quá nhỏ nên chưa hiểu rằng nó sẽ không bao giờ có thể gặp cha nữa. Khi được mọi người hỏi thì nó trả lời gọn hơ: “Cha chết rồi”. Câu nói vô tư làm đau xé ruột, xé gan người đối diện.

Sự ra đi quá đột ngột khiến chị Nguyễn Hồng Nhiên không dám tin đó là sự thật. Thời gian đầu, chị bị stress nặng nên mọi sinh hoạt trong gia đình và việc kinh doanh phải nhờ vào mẹ ruột. Mỗi ngày, chị không nói không rằng, chỉ nhìn vào di ảnh chồng rồi trốn vào phòng để khóc. Đối với chị, anh không chỉ là một bờ vai vững chãi mà là cả cuộc đời… Nỗi mất mát đó không có gì có thể bù đắp được nên tinh thần chị suy sụp hoàn toàn. 

Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hải Nguyễn Văn Đạt thông tin: “Sau khi xảy ra sự cố về điện gây chết người, chúng tôi đã tuyên truyền, vận động người dân về ý thức và trách nhiệm khi sử dụng điện. Nhiều hộ dân đã kiểm tra nguồn điện sử dụng trong gia đình và thay đổi dây điện cũ thành dây điện mới, nâng cấp lại mạng lưới điện gia đình…”./.

Ngọc Trầm 

Theo số liệu của Sở Công thương, tính từ ngày 1/1-9/4/2018, trên địa bàn tỉnh xảy ra 7 vụ tai nạn điện, trong đó có 5 trường hợp chết người, 2 trường hợp bị thương. 
Các tai nạn điện này xảy ra ở TP. Cà Mau, các huyện: Cái Nước, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Phú Tân và U Minh với nhiều nguyên nhân khác nhau, như do không cắt CP tổng khi sửa chữa mô-tơ điện chạy quạt nước cho đầm nuôi tôm công nghiệp; nạn nhân trèo lên trụ điện, vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp gây phóng điện; nạn nhân bất cẩn trong lúc bào cây (làm mộc) khiến cây bào điện trượt lên dây điện… 

Liên kết hữu ích

Trên 800 thủ tục hành chính được phân cấp, phân định thẩm quyền giải quyết

Chủ tịch UBND tỉnh vừa công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) được tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Cà Mau và Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp xã.

Thước đo hiệu quả của chính quyền

Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) là công cụ phản ánh tiếng nói của người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý Nhà nước, thực thi chính sách và dịch vụ công của chính quyền các cấp từ tỉnh đến xã. Năm 2024, Chỉ số PAPI của tỉnh Cà Mau xếp hạng 17 trên toàn quốc. Hiện tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PAPI, nâng cao sự hài lòng của người dân đối với chính quyền các cấp.

Khẩn trương nâng cấp hạ tầng viễn thông cấp xã

Thực tế cho thấy, hạ tầng viễn thông, đường truyền trực tuyến ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cấp chính quyền cơ sở. Dù đã có sự quan tâm đầu tư, song hạ tầng viễn thông, đường truyền kết nối trực tuyến, chất lượng trang thiết bị ở các xã hiện nay tại Cà Mau chưa đồng bộ, dễ bị gián đoạn, tắc nghẽn, làm ảnh hưởng đến hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Ðể mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành vào ngày 1/7 tới, việc tháo gỡ vướng mắc này đang là ưu tiên lớn của tỉnh.

Tổ chức bộ phận một cửa cấp tỉnh, cấp xã mới

Ðể đáp ứng mô hình tổ chức bộ máy hệ thống chính trị mới, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 118/2025/NÐ-CP ngày 9/6/2025 (Nghị định 118) về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Bộ phận Một cửa và Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Ðây được xem là một bước đi quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc bộ máy hành chính, góp phần tạo dựng một nền hành chính phục vụ, chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện với người dân và doanh nghiệp.

Khi lòng dân là “thước đo” công quyền

Giữa nhịp sống hiện đại, khi mọi thiết bị hầu như đều có thước đo chính xác đến từng con số, thì trong guồng máy hành chính Nhà nước có một thứ thước đo “vô hình” nhưng lại rất quan trọng, đó chính là lòng dân. Sự hài lòng của người dân không chỉ phản ánh chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, mà còn là “tấm gương” soi chiếu hiệu quả cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh. Xác định điều này, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tỉnh đã không ngừng đẩy mạnh cải cách, cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tinh gọn để phát triển

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, huyện Năm Căn đang triển khai đề án sáp nhập các đơn vị hành chính trên địa bàn. Theo đó, từ 7 xã và 1 thị trấn hiện tại, huyện sẽ tổ chức lại thành 3 đơn vị hành chính cấp xã.

Sẵn sàng cho bước chuyển đổi lớn

Thực hiện chủ trương lớn của Trung ương về tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/7 tới đây, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức đi vào hoạt động. Huyện U Minh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuẩn bị. Hiện các xã trung tâm đã hoàn tất các bước chuẩn bị cần thiết, sẵn sàng cho ngày chuyển đổi mang tính lịch sử.

Tiến đến chính quyền chuyên nghiệp, vì dân

Trong nỗ lực nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, cải thiện chất lượng phục vụ và tăng cường niềm tin của người dân, Cà Mau quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính (CCHC) với quyết tâm xây dựng một nền hành chính hiện đại, minh bạch và hướng đến phục vụ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tiên phong của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, Cà Mau đang dần định hình hình ảnh một chính quyền năng động, chuyên nghiệp và gần dân.

Ðưa Cà Mau vào nhóm thứ hạng cao về PAR INDEX

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.

“Cú bứt phá” ngoạn mục

Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) của tỉnh Cà Mau năm 2024 đạt 89,33%, xếp hạng 20/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 2,44%, tăng 14 bậc so với năm 2023); xếp thứ 3 khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Ðây là năm mà Chỉ số Cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh có vị trí xếp hạng cao nhất trong 13 năm qua kể từ khi Bộ Nội vụ triển khai việc chấm điểm, xác định Chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến nay.